Chương II Luật Kiến trúc 2019: Quản lý kiến trúc
Số hiệu: | 40/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 17/07/2019 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiến trúc quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc.
3. Bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra.
4. Không tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị và môi trường sinh thái.
5. Bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1. Kiến trúc đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên;
b) Sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông;
c) Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực;
d) Công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông;
đ) Hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến trúc chung của khu đô thị;
e) Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;
g) Công trình giao thông phải được thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị.
2. Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng địa phương và giải pháp kỹ thuật xây dựng tiên tiến;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn về nhà ở, không gian sống, không gian văn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc;
c) Đối với khu vực thường xảy ra thiên tai, khuyến khích áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
1. Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc.
2. Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.
4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu.
5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.
1. Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Công trình kiến trúc có giá trị không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, đánh giá hằng năm, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị quy định tại khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt.
4. Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;
b) Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;
c) Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;
d) Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;
đ) Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
5. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí đánh giá, phân loại công trình kiến trúc có giá trị; trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
1. Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật này;
b) Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
3. Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;
b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
c) Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
d) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;
đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
h) Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành; đối với quy chế quản lý kiến trúc của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy chế quản lý kiến trúc; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, lấy ý kiến, công bố và biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất để xem xét điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc. Nội dung rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc được quy định như sau:
a) Có sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị và địa giới đơn vị hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, chức năng, quy mô khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc;
b) Hình thành dự án trọng điểm quốc gia làm ảnh hưởng đến bố cục không gian kiến trúc khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc;
c) Quy chế quản lý kiến trúc không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, môi trường sinh thái và di tích lịch sử - văn hóa;
d) Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.
3. Nguyên tắc điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc được quy định như sau:
a) Tập trung vào nội dung cần điều chỉnh, nội dung không điều chỉnh của quy chế đã phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý;
b) Việc điều chỉnh phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu điều chỉnh để điều chỉnh nội dung quy chế phù hợp với yêu cầu phát triển.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua việc điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc trước khi quyết định điều chỉnh; đối với quy chế quản lý kiến trúc của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
1. Hội đồng tư vấn về kiến trúc quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng.
2. Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng, công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn quản lý.
3. Thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến kiến trúc.
4. Hội đồng và thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập Hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình.
5. Thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Hội đồng tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:
a) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;
b) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.
5. Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
6. Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
7. Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc, chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ tài liệu, hồ sơ thiết kế về kiến trúc. Tổ chức, cá nhân tư vấn, nhà thầu xây dựng, ban quản lý xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
MANAGEMENT OF ARCHITECTURE
Article 10. Requirements of architectural management
1. Conform to principles of architectural activities set out in Article 4 herein.
2. Ensure consistency in management of architecture with respect to the overall and specific spatial arrangements of architectural structures.
3. Ensure protection of humans, architectural structures and residential areas from adverse impacts inflicted by nature or humans.
4. Avoid negative impacts on natural landscapes, historical – cultural heritages and architectural structures of value and biological environment.
5. Ensure economical and effective use of energy.
Article 11. Requirements of urban and rural architecture
1. Urban architecture must meet the following requirements:
a) Harmonize with overall spaces, architecture and landscapes of the sites intended for construction of architectural structures; connect the architecture of the existing sites, newly developed ones and border crossings between urban and rural areas, and admire natural scenery;
b) Use colors, materials and decorate the outer faces of architectural structures in an aesthetic manner without causing any adverse impact on human eyes, health, environment and traffic safety;
c) Refurbishment of an existing residential home and construction of a new one must be combined concordantly to produce an architectural structure which fits into natural and climatic conditions, and detached residential homes must be aligned with the general architectural layout in a specific region;
d) Public construction works and urban utility facilities built along streets must be aesthetic, useful and safe to humans and means of transport;
dd) Signs, markers, advertisement billboards, lighting systems and decorative items used in urban areas must meet regulations and outdoor advertising planning requirements as well as fit into the overall urban architectural plan;
e) Statues, sculptures, sculpted reliefs, fountains and other decorative construction works must be designed to fit into landscape, meet requirements concerning public access and aesthetics;
g) Traffic amenities must be designed in a consistent manner to meet requirements concerning public access, aesthetics and characteristics of urban areas.
2. Rural architecture must meet requirements referred to in points a, b, c and e of clause 1 of this Article and the followings:
a) Ensure that traditional architectural and cultural values are inherited; indigenous building materials and advanced engineering methods are preferred for use;
b) Meet standards applied to residential homes, living spaces and cultural spaces so that rural architectural structures are adjusted to natural conditions, customs and habits of ethnic groups;
c) As for areas prone to natural disasters, strengthen use of architectural designs for public works and residential homes at rural areas in order to meet requirements as to adaptation to climate change and prevention and control of natural disasters.
Article 12. Architectural design
1. Owners of architectural structures must take charge of developing architectural design schemes and carrying out architectural designs.
2. Architectural designs must be produced by organizations and individuals satisfying qualification requirements specified herein and other provisions of law.
3. In order to produce an architectural design, architectural solutions must be integrated with architectural planning; all following requirements must be considered completely, including socio-economic efficiency, functional, practical use, engineering, fire safety and environmental protection, economical and effective energy use, traditional cultural value and other requirements applied to architectural structures; these architectural may be easily accessible to disabled, elderly people and children; gender equality must be respected.
4. Architectural design documentation can be used as a basis for construction designs after owners of architectural structure construction projects complete review and acceptance testing activities.
5. Minister of Construction shall be vested with authority to adopt specific regulations on architectural design documentation.
Article 13. Management of architectural structures of value
1. Architectural structures of value which have already been ranked as historical – cultural relics shall be managed under law on cultural heritages.
2. Architectural structures of value which are not covered in clause 1 of this Article shall be reviewed and assessed on an annual basis or inventoried for official purposes by provincial-level People's Committees.
3. Provincial-level People's Committees shall consult with provincial-level architectural advisory councils and other related entities or persons about compilation of the list of architectural structures of value stipulated in clause 2 of this Article before reaching their approval decisions.
4. Owners and users of architectural structures in the list of architectural structures of value shall have the following rights and obligations:
a) Receive benefits from protection, conservation, repair, rehabilitation and operation of their architectural structures;
b) Receive the state subsidies for costs incurred from protection, conservation, repair and rehabilitation of their architectural structures;
c) Protect, conserve, repair and rehabilitation of architectural values of these structures; ensure safety for access to, use and operation of these structures;
d) Avoid changing the exterior architecture, textures and vicinity of their architectural structure of their own free will;
dd) Whenever detecting any sign of decrease in quality or unsafe texture, inform local authorities in a timely manner.
5. The Government shall be vested with authority to promulgate specific regulations on assessment and classification of architectural structures of value; processes and procedures for compiling, evaluating, approving and adjusting the list of architectural structures of value.
Article 14. Regulations on management of architecture
1. Regulations on management of architecture shall be adopted to apply to urban areas and rural residential spots in provinces and centrally-affiliated cities.
2. Regulations on management of architecture must ensure conformity with the following requirements:
a) In line with provisions laid down in Articles 10, 11 and 13 herein;
b) Correspond to urban architectural designs approved by competent authorities, national technical standards and regulations;
c) Match traditional cultural values, local actual features and conditions.
3. Regulations on management of architecture shall be comprised of the followings:
a) Regulations on management of architecture applied to all areas covered by these regulations; architecture of specific regions and streets;
b) Determining requirements concerning traditional cultural values with respect to locality-specific architecture as per clause 1 of Article 5 herein;
c) Identifying areas where particular urban designs are needed, streets and areas where architectural renovation priority is given, and implementation plan; areas subject to special management requirements;
d) Regulations on management of architecture of residential homes, public construction works, urban public utility facilities, industrial facilities, technical infrastructure premises and construction projects that require architectural plan tests;
dd) Regulations on management and protection of architectural structures of value;
e) Regulating responsibilities of entities and persons for implementation of regulations on management of architecture;
g) Maps, drawings and illustrating images;
h) Appendix on the list of architectural structures of value.
4. Provincial-level People's Committees shall set out regulations on management of architecture and petition same-level People’s Councils to adopt and enforce these regulations; as for regulations on management of architecture of special-class cities or class-I cities which are centrally-affiliated ones, the consent from the Ministry of Construction must be sought.
5. The Government shall promulgate specific regulations on contents of regulations on management of architecture; regulations on application and documentation procedures and processes for formulation, evaluation, collection of public opinions on, release and methods for implementation of regulations on management of architecture.
Article 15. Revision of regulations on management of architecture
1. Provincial-level People's Committees shall review and evaluate the process of implementation of regulations on management of architecture on a quinquennial or ad-hoc basis before deciding whether regulations on management of architecture may be revised. Subject matters of review and evaluation of the process of implementation of regulations on management of architecture shall be subject to the Government’s regulations.
2. Requirements for revision of regulations on management of architecture shall be regulated as follows:
a) Any adjustment in urban planning, rural planning, urban design and boundaries of administrative subdivisions may affect the characteristics, functions and scale of areas covered by regulations on management of architecture;
b) Existence of projects of national significance causes impacts on the spatial layout of entire areas covered by regulations on management of architecture;
c) Regulations on management of architecture are not likely to be implemented or implementation of these regulations has adverse impacts on the socio-economic development, national defence, security, social protection, biological environment and historic – cultural relics;
d) Revision of these regulations is made in state and public interests.
3. Principles of revision of regulations on management of architecture shall be regulated as follows:
a) Attention must be paid to those regulations that need to be revised while legal value of those regulations that do not need to be revised as specified according to approval decisions shall remain unchanged;
b) Revision must be made on the basis of analysis and evaluation of the current state and clear determination of requirements for revision provided that these regulations are adapted for developmental requirements.
4. Provincial-level People's Committees shall seek the consent from same-level People’s Councils on revision of regulations on management of architecture before making their revision decisions; as for regulations on management of architecture of special-class cities or class-I cities which are centrally-affiliated ones, the unanimous opinion from the Ministry of Construction must be sought.
Article 16. Architectural advisory council
1. National architectural advisory council may be established under the Prime Minister's decision where necessary to give counsels to the Prime Minister on architecture-related matters and architecture of several important construction projects.
2. Provincial-level architectural advisory councils may be established under the decisions of the Chairman/Chairwomen of People’s Committees where necessary to give counsels to the Chairmen/Chairwomen on matters arising in the architecture sector and architecture of several important construction projects and architectural structures of value under their jurisdiction.
3. Members of an architectural advisory council shall be representatives of state regulatory authorities in charge of architecture and experts involved in activities related to the architecture sector.
4. An architectural advisory council and members of an architectural advisory council shall bear responsibility before law and to the person making the decision on establishment of the council for its counsels and advices.
5. Members of an architectural advisory council may hold multiple offices; the council shall be automatically closed after completion of assigned missions.
Article 17. Architectural plan test
1. Architectural plan test refers to a test designed to select the best architectural plan that meets requirements concerning planning, architecture, culture, socio-economic efficiency, national defence, security and environmental protection.
2. The following construction projects shall be subject to the compulsory requirement for participation in the architectural plan test, including:
a) Special-class or class-I public construction works;
b) Provincial-level central train terminals and civil aviation terminals; bridges inside class-II or higher-level urban areas and inner-city railway stations; statues and construction projects symbolic of tradition, culture and history at localities; important construction projects and landmarks located inside urban areas and along main streets that are specified in urban planning and design schemes and regulations on management of architecture approved by competent authorities.
3. Architectural plan test may be proposed in the investment policy or pre-feasibility study report.
4. Persons having competence in making investment decisions shall be accorded authority to decide on the forms of architectural plan test and decide to establish the architectural plan test council.
5. Costs incurred from such test shall be calculated as part of total investment in a project.
6. Based on the architectural plan successfully passing the test, entities and persons owning such plan can take further steps in a project if they meet requirements stipulated in law on construction and procurement law.
7. Information about the test, the architectural plan test council and marking results must be made publicly on mass media by the project owner.
8. The Government shall issue specific provisions of this Article.
State regulatory authorities in charge of architecture and project owners shall be responsible for keeping archive of architectural design documents and materials. Consulting entities and persons, construction contractors and construction management boards shall be responsible for keeping archive of documentation on their activities in accordance with law on archival and other provisions of relevant law.