Chương II Luật Kiểm toán nhà nước 2015: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của kiểm toán nhà nước
Số hiệu: | 81/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
6. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu.
7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
18. Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán.
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.
4. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
6. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.
2. Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
6. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành quyết định kiểm toán.
2. Được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ về vấn đề có liên quan.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
6. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
1. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.
1. Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc Kiểm toán nhà nước khu vực.
2. Phó Kiểm toán trưởng giúp việc Kiểm toán trưởng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về nhiệm vụ được phân công.
3. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phải là Kiểm toán viên chính trở lên.
4. Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.
1. Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng; giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước, quyết định thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng. Hội đồng Kiểm toán nhà nước do một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước làm Chủ tịch. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời các chuyên gia không thuộc Kiểm toán nhà nước tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng Kiểm toán nhà nước tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ.
1. Làm việc theo chế độ tập thể.
2. Quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Biên bản và các tài liệu của Hội đồng Kiểm toán nhà nước được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF SAV
Section 1. FUNCTIONS, TASKS, POWERS OF SAV
SAV has the functions to make assessment, confirmation, give auditor’s opinions with regard to the management and use of public finance and/or public property.
1. Decide annual audit plans and submit reports to the National Assembly before implementation.
2. Organize the implementation of annual audit plans and performance of audit tasks at the request of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the President, the Government, and the Prime Minister.
3. Consider deciding audits at the request of Ethnic Council, Committees of the National Assembly, Deputies of the National Assembly, Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) and other organizations not in the annual audit plans of SAV.
4. Propose opinions of SAV to the National Assembly for consideration and decision of state budget estimates, allocation of central government budget, contents of investment in National target programs, projects of national importance, and approval for state budget statements.
5. Join agencies of the National Assembly and the Government in examining state budget estimates, plans for allocation of state budget, plans for adjustment of state budget estimates, plans for provision of funding for National target programs and projects of national importance decided by the National Assembly and state budget statements.
6. Join other agencies of the National Assembly in supervising implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of Standing Committee of the National Assembly on budget – finance; supervising enactment of state budget and financial policies on request.
7. Join other agencies of the National Assembly, the Government, and competent authorities in submitting law/ordinance projects on request in the process of formulating and inspecting law/ordinance projects.
8. Submit annual consolidated audit reports, implementation of auditors’ opinions to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly; send those reports to the President, the Government, the Prime Minister, Ethnic Council, Committees of the National Assembly; provide audit results for the Ministry of Finance, deputies of the National Assembly, the People’s Councils, the People’s Committees where audits are carried out, and other agencies as prescribed by law.
9. Provide explanation of audit results for the National Assembly and other agencies of the National Assembly as prescribed by law.
10. Publish audit reports, annual consolidated audit reports, implementation of auditors’ opinions according to Article 50, Article 51 of this Law, and relevant regulations of law.
11. Monitor, inspect the implementation of opinions of SAV.
12. Transfer documents to investigation agencies, the People’s Procuracies, and other regulatory agencies responsible for handling suspected criminal cases and violations committed by organizations and individuals that are discovered through auditing.
13. Manage audit dossiers; protect confidentiality of accounting figures, documents, information about operation of audited units as prescribed by law.
14. Seek international cooperation in terms of state audit.
15. Organize, manage works related to scientific research, training, development of human resources of SAV.
16. Organize examinations, issue, revoke, and manage state audit practitioner certificates.
17. Disseminate regulations of law on state audit.
18. Develop and Strategy for development of SAV and submit it to Standing Committee of the National Assembly for promulgation.
19. Perform other tasks as prescribed by law.
Article 11. Entitlements of SAV
1. Submit law/ordinance projects and draft resolutions to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly as prescribed by law.
2. Request audited units and relevant entities to promptly provide sufficient, accurate information and documents serving the audit.
3. Request audited units to implement opinions of SAV with regard to the violations of their financial statements and failure to adhere to law; suggest measures for them to overcome their shortcomings discovered by SAV.
4. Request competent agencies or persons to request audited units to implement opinions of SAV with regard to the violations of their financial statements and failure to adhere to law; suggest actions against failure to implement or to adequately and promptly implement auditors’ opinions.
5. Request competent agencies or persons to deal with violations discovered during the audit.
6. Request competent agencies or persons to deal with entities that obstruct the operation of SAV or provide false information/documents for SAV and state auditors.
7. Request professional assessment where necessary.
8. Authorize or hire audit firms to carry out audits at organizations managing/using public finance and/or public property; SAV is responsible for the truthfulness of information, documents, and opinions provided by such audit firms.
9. Request the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Prime Minister, and other agencies of the State to amend policies and law.
Section 2. ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF SAV
Article 12. State Auditor General
1. State Auditor General is the head of SAV who is responsible to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly for the organization and operation of SAV.
2. State Auditor General is elected and dismissed by the National Assembly at the request of Standing Committee of the National Assembly.
3. The term of office of State Auditor General is 05 years and coincides with the term of the National Assembly. State Auditor General may be reelected for not more than two consecutive terms.
Article 13. Duties of State Auditor General
1. Lead and direct SAV to perform the duties and entitlements prescribed in Article 10 and Article 11 of this Law.
2. Present annual consolidated audit reports and work reports to the National Assembly; submit reports to Standing Committee of the National Assembly during the intervals between meetings of the National Assembly; respond to enquiries of the National Assembly deputies or Standing Committee of the National Assembly.
3. Take legal responsibility for audit reports of SAV.
4. Decide and organize the implementation of specific measures for enhancing the discipline of operation of SAV; preventing, fighting corruption, wastefulness, bureaucracy, authoritarianism of officials and civil servants of SAV.
5. Define defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of units affiliated to SAV.
6. Submit the decision on personnel and establishment, merger, dissolution of units affiliated to SAV to Standing Committee of the National Assembly.
7. Decide measures for ensuring independence and quality of audit activities of SAV.
8. Settle complaints and denunciations related to audit activities of SAV.
9. Perform other tasks as prescribed by law.
Article 14. Entitlements of State Auditor General
1. Issue audit decisions.
2. Be invite to general meetings of the National Assembly, meetings of Standing Committee of the National Assembly, and meetings of the Government about relevant issues.
3. Promulgate legislative documents in accordance with the Law on Promulgation of legislative documents.
4. Request Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, other central regulatory agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, heads of superior agencies of audited units to deal with the entities that obstruct audit activities of SAV; provide false information/documents for SAV; fail to implement or to adequately, promptly implement opinions of SAV. In case opinions of SAV are not implemented or adequately implemented, State Auditor General shall request a competent person to consider as prescribed by law.
5. Decide the audits at the request of the organizations prescribed in Clause 3 Article 10 of this Law.
6. Decide to seal documents, inspect accounts of audited units or relevant units.
7. Request Standing Committee of the National Assembly to designate or dismiss Deputy State Auditor General.
Article 15. Deputy State Auditor General
1. Deputy State Auditor General shall assist State Auditor General in performing his/her tasks as assigned by State Auditor General and take responsibility to State Auditor General for the assigned tasks. When State Auditor General is not present, a Deputy State Auditor General who is authorized by State Auditor General shall lead and direct the operation of SAV on behalf of State Auditor General.
2. State Auditor General shall request Standing Committee of the National Assembly to designate or dismiss Deputy State Auditor General.
3. The term of office of Deputy State Auditor General is 05 years.
Article 16. Organizational structure of SAV
1. SAV consists of SAV Office, affiliated units, specialized state audit units, local state audit units, and public service agencies.
SAV Office, local state audit units, and public service agencies shall have their own separate seals.
2. Standing Committee of the National Assembly shall decide the quantity of units affiliated to SAV at the request of State Auditor General.
Article 17. Chief auditors and deputy chief auditors
1. A chief auditor is the head of a specialized state audit unit or local state audit unit.
2. Deputy chief auditors shall assist the chief auditor in performing his/her tasks as assigned by the chief auditor and take responsibility to the chief auditor for the assigned tasks.
3. The chief auditor and deputy chief auditors must be hold the position of main auditor or higher.
4. State Auditor General shall designate and dismiss chief auditors and deputy chief auditors.
5. Duties, entitlements, and responsibilities of chief auditors and deputy chief auditors shall be prescribed by State Auditor General.
Section 3. STATE AUDITOR COUNCIL
Article 18. Establishment and dissolution of State Auditor Council
1. State Auditor Council shall be established whenever necessary to provide consultancy for State Auditor General on verification of important audit reports; assist State Auditor General in re-verifying audit reports at the request of audited units, settling complaints about audit reports.
2. State Auditor General shall decide establishment of State Auditor Council, decide the members and working regulations of audit activities of SAV. The president of State Auditor Council is a Deputy State Auditor General. State Auditor General may invite external experts to join the Council on a case-by-case basis.
3. State Auditor Council shall be automatically dissolved after its missions are accomplished.
Article 19. Working principles of State Auditor Council
1. Working as a group.
2. Making decisions under the majority rule; dissenting opinions are preserved and reported to State Auditor General.
3. Records and other documents of State Auditor Council shall be retained with other audit dossiers of SAV.