Chương IV Luật Kiểm toán nhà nước 2015: Hoạt động kiểm toán nhà nước
Số hiệu: | 81/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Kiểm toán nhà nước 2015 với nhiều quy định về chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước; kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên kiểm toán nhà nước; hoạt động kiểm toán nhà nước; quyền và nghĩa vụ của đơn vị được KTNN,..được ban hành ngày 24/06/2015.
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức kiểm toán nhà nước
- Kiểm toán nhà nước trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên KTNN
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên NN quy định tại Điều 21 của Luật Kiểm toán nhà nước.
+ Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
+ Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên Nhà nước.
2. Hoạt động kiểm toán nhà nước
-Nội dung kiểm toán NN theo Luật Kiểm toán NN 2015, bao gồm:
+ Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
+ Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
+ Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Luật Kiểm toán 2015 quy định thời hạn kiểm toán như sau:
+ Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán NN tại đơn vị được kiểm toán.
+ Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Kiểm toán nhà nước. Trường hợp phức tạp, thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán quy định tại Luật Kiểm toán NN 2015
+ Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán, Kiểm toán nhà nước hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán.
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo, đơn vị được kiểm toán phải có ý kiến bằng văn bản gửi Kiểm toán nhà nước;
+ Báo cáo kiểm toán được Kiểm toán nhà nước gửi cho đơn vị được kiểm toán NN và cơ quan có liên quan theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015 còn quy định về kiểm toán viên, cộng tác viên kiểm toán nhà nước; quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán; đảm bảo hoạt động kiểm toán NN; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân,… Luật Kiểm toán năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước;
2. Yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
3. Đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.
1. Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thực hiện cuộc kiểm toán;
b) Đơn vị được kiểm toán;
c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;
d) Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán;
đ) Trưởng Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán.
2. Quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán chậm nhất là 03 ngày làm việc và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký, trừ trường hợp kiểm toán đột xuất.
3. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước phải quyết định bằng văn bản và gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Nội dung kiểm toán bao gồm:
a) Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
b) Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
c) Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
1. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp thực hiện trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp của địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách thực hiện theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Trường hợp đã thực hiện kiểm toán nhưng báo cáo quyết toán ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Quốc hội, Hội đồng nhân dân yêu cầu để trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân vào thời gian do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
1. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
2. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
3. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.
1. Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
2. Trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoài trụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
1. Đoàn kiểm toán được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực. Căn cứ vào quy mô cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có thể có Tổ kiểm toán.
2. Đoàn kiểm toán tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán nhưng phải chịu trách nhiệm về những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.
1. Trưởng Đoàn kiểm toán.
2. Các Phó trưởng Đoàn kiểm toán.
3. Các Tổ trưởng Tổ kiểm toán, nếu Đoàn kiểm toán có Tổ kiểm toán.
4. Các thành viên.
1. Tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán:
a) Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
b) Là Kiểm toán viên chính giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên.
2. Tiêu chuẩn của Tổ trưởng Tổ kiểm toán:
a) Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
b) Là Kiểm toán viên chính hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên.
1. Trưởng Đoàn kiểm toán có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo quyết định kiểm toán;
b) Duyệt biên bản kiểm toán của các Tổ kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán; báo cáo, giải trình kết quả kiểm toán trước Kiểm toán trưởng và cùng Kiểm toán trưởng báo cáo, giải trình kết quả đó trước Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhà nước thông qua với đơn vị được kiểm toán; ký vào báo cáo kiểm toán;
c) Quản lý thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
d) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Kiểm toán trưởng về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tình hình và kết quả hoạt động kiểm toán.
2. Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán;
b) Đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán;
c) Đề nghị Kiểm toán trưởng kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật; niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, tiêu hủy tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;
d) Yêu cầu Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán; khi có ý kiến khác nhau trong Đoàn kiểm toán về kết quả kiểm toán thì Trưởng Đoàn kiểm toán được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời báo cáo ý kiến khác nhau đó với Kiểm toán trưởng;
đ) Bảo lưu bằng văn bản ý kiến của mình khác với đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;
e) Báo cáo Kiểm toán trưởng đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị được kiểm toán;
g) Tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống khi có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.
3. Trưởng Đoàn kiểm toán có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về hoạt động của Đoàn kiểm toán;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;
c) Chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán của thành viên Đoàn kiểm toán; chịu trách nhiệm về quyết định, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ đối với thành viên trong Đoàn kiểm toán từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống.
Phó trưởng Đoàn kiểm toán giúp Trưởng Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán về nhiệm vụ được phân công.
1. Tổ trưởng Tổ kiểm toán có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập và ký biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán;
c) Quản lý thành viên Tổ kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Tổ trưởng Tổ kiểm toán có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý thành viên Tổ kiểm toán có sai phạm để Trưởng Đoàn kiểm toán xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán làm rõ lý do thay đổi đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán;
đ) Bảo lưu bằng văn bản ý kiến của mình khác với đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán;
e) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán tạm đình chỉ nhiệm vụ thành viên Tổ kiểm toán khi có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.
3. Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán về hoạt động của Tổ kiểm toán;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán;
c) Giải trình các vấn đề có liên quan đến công tác của Tổ kiểm toán theo yêu cầu của Trưởng Đoàn kiểm toán hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán của thành viên Tổ kiểm toán.
1. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ sau đây:
a) Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
b) Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
c) Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán;
đ) Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền hạn sau đây:
a) Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán;
d) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Kiểm toán trưởng; trường hợp Kiểm toán trưởng không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;
đ) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán;
e) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết;
g) Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán.
1. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm:
a) Công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước;
b) Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
2. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ và trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
b) Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
c) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán về nhiệm vụ được giao.
1. Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán.
2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập về đơn vị được kiểm toán để xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp.
1. Đoàn kiểm toán phải thực hiện kiểm toán đúng quyết định kiểm toán.
2. Thành viên Đoàn kiểm toán áp dụng phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; kiểm tra, đối chiếu, xác nhận; điều tra đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán về nội dung đã kiểm toán.
1. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán phải có ý kiến bằng văn bản gửi Kiểm toán nhà nước; quá thời hạn trên, đơn vị được kiểm toán không có ý kiến thì được coi là đã nhất trí với dự thảo báo cáo kiểm toán.
3. Báo cáo kiểm toán được Kiểm toán nhà nước gửi cho đơn vị được kiểm toán và cơ quan có liên quan theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
4. Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương được gửi cho Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp; đối với báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn được gửi cho Bộ Tài chính.
1. Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước được lập theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật này.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước được lập trên cơ sở báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm của Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 16 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc, đồng thời gửi Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
1. Kiểm toán nhà nước phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
2. Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
3. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm lập và gửi báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Việc gửi báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 48 của Luật này
1. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức công khai báo cáo kiểm toán theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Họp báo;
b) Công bố trên Công báo và phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán nhà nước;
d) Niêm yết tại trụ sở của đơn vị được kiểm toán.
1. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi báo cáo Quốc hội được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức công khai thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 50 của Luật này.
1. Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán phải được lập thành hồ sơ.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về hồ sơ kiểm toán.
3. Hồ sơ kiểm toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán.
4. Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10 năm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn và bảo mật.
2. Chỉ được khai thác hồ sơ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có đề nghị của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Khi có yêu cầu giám định, kiểm tra chất lượng kiểm toán; giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán, khiếu nại, tố cáo; lập kế hoạch kiểm toán kỳ sau và các yêu cầu khác theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
1. Hồ sơ kiểm toán đã hết thời hạn lưu trữ, nếu không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hủy theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng để hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ. Hội đồng hủy hồ sơ kiểm toán phải tiến hành kiểm kê, lập danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy và biên bản hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ.
3. Việc hủy hồ sơ kiểm toán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
AUDIT ACTIVITIES OF SAV
Article 30: The basis for issuing audit decisions
State Auditor General shall issue an audit decision based on:
1. Annual audit plans of SAV;
2. Requests of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the President, the Government, or the Prime Minister;
3. Request of organizations mentioned in Clause 3 Article 10 of this Law which is approved by state-owned corporations.
1. An audit decision consists of the following tasks:
a) The basis for carrying out the audit;
b) The audited unit;
c) Targets, contents, and scope of the audit;
d) Location and time for audit;
dd) The chief of audit delegation and members thereof.
2. The audit decision must be sent to the audited unit and members of the audit delegation within 03 working days and announced within 15 working days from the day on which it is signed, except for extraordinary audit.
3. During the audit, if the contents, scope, location, time of audit, or members of the audit delegation must be changed, State Auditor General shall make a written decision, send it to the audited unit and members of the audit delegation by the deadline mentioned in Clause 2 of this Article.
1. Audit contents include:
a) Financial audit which is meant to assess, confirm the legitimacy and truthfulness of financial information and financial statements of the audited unit;
b) Compliance audit which is meant to assess and confirm compliance with law, rules and regulations binding upon the audited unit;
c) Operational audit which is meant to assess the efficiency and effectiveness of management and use of public finance and/or public property.
2. State Auditor General shall decide the contents of each audit depending on its requirements.
Article 33. Audit of state budget statements
1. State budget statements shall be audited before they are submitted to the National Assembly or the People’s Councils for approval. Audit of State budget statements of local governments after they are approved by the People’s Councils shall be carried out under decisions of State Auditor General.
2. In case an audited statement is yet to be approved by the National Assembly or the People’s Council, SAV must keep clarifying the issues raised by the National Assembly or the People’s Council by the deadline imposed by the National Assembly or the People’s Council.
Section 2. LOCATION AND TIME LIMIT FOR AUDIT
Article 34. Time limit for audit
1. Time limit for an audit begins from the day on which the audit decision is announced until audit tasks at the audited unit are finished.
2. The time limit for an audit is 60 days, except for the case in Clause 3 of this Article. State Auditor General may decide extension of the time limit for audit one time. Nevertheless, the extension must not exceed 30 days.
3. State Auditor General shall specify the time limit in case of audit for assessing the efficiency and effectiveness of management and use of public finance and/or public property of nationwide scale.
Article 35. Location for audit
1. The audit shall be carried out at the audited unit, office of SAV, or another location decided by State Auditor General.
2. If an audit is carried out outside the premises of the audited unit, the business premises must send documents as prescribed by State Auditor General.
Article 36. Establishment and dissolution of audit delegation
1. An audit delegation shall be established to perform audit tasks of SAV. State Auditor General shall decide establishment of the audit delegation at the request of the chief auditor of a specialized state audit unit or local state audit unit. An audit delegation may be divided into smaller auditor teams depending on the scale of the audit.
2. An audit delegation shall be automatically dissolved after all audit tasks are completed and is responsible for the assessment, confirmation, and opinions written in the audit report.
Article 37. Composition of audit delegation
1. The chief of the audit delegation.
2. The deputy chief of the audit delegation.
3. Leaders of auditor teams (hereinafter referred to as team leaders) if the audit delegation is divided into smaller teams.
4. Members.
Article 38. Standards applied to chief, deputy chief, and team leaders of audit delegation
1. The chief, deputy chief of an audit delegation must:
a) Have professional skills, managerial skills, and working experience appropriate for given tasks;
b) Be main auditors holding the position of deputy department manager or higher, or auditors holding the position of department managers or higher.
2. Team leaders must:
a) Have professional skills, managerial skills, and working experience appropriate for given tasks;
b) Be main auditors or auditors holding the position of deputy department manager or higher.
Article 39. Duties, entitlements, and responsibility of chief of the audit delegation
1. The chief of the audit delegation has the following duties:
a) Organize performance of audit tasks under the audit decision;
b) Consider approving audit records of auditor teams; make the audit reports; report and explain the audit result to the chief auditor; cooperate with the chief auditor to report and explain the audit result to State Auditor General; notify the audit result approved by State Auditor General to the audited unit; sign the audit report;
c) Manage members of the audit delegation according to regulations of State Auditor General;
d) Make periodic or extraordinary reports at the request of the chief auditor on the implementation of the audit plan and progress of audit activities.
2. The chief of the audit delegation has the entitlements:
a) Request the audited unit to provide necessary information/documents and explain the issues related to the audit contents; request inventory check and comparison of debts of the audited unit if they are related to the audit contents;
b) Request relevant entities to provide information and documents related to the audit contents in order to collect audit evidence;
c) Suggest the chief auditor to advise State Auditor General deciding inspection of accounts of the audited unit or relevant individuals at credit institutions or State Treasury as prescribed by law; seal documents of the audited unit in case of violations against regulations of law, changing, moving, hiding, destroying documents related to the audit contents;
d) Request the deputy chief of the audit delegation, team leaders, and members of the audit delegation to report the audit results; if there are dissenting opinions about the audit result, the chief of the audit delegation shall make a decision and take responsibility for such decision, the report the dissenting opinions to the chief auditor;
dd) Preserve his/her opinions if they are different from the assessment, confirmation, and opinions in the audit report;
e) Suggest the chief auditor to advise State Auditor General requesting a competent authority to take actions against violations against regulations of law committed by the audited unit;
g) Suspend performance of team leaders and inferior members of the audit delegation if they are suspected of violating Clause 1 Article 8 of this Law.
3. The chief of the audit delegation has the responsibility to:
a) Take responsibility for the operation of the audit delegation to the chief auditor;
b) Take legal responsibility for the legitimacy, truthfulness, and objectiveness of the assessment, confirmation, and opinions in the audit report;
c) Take joint responsibility for violations against regulations of law on audit activities committed by members of the audit delegation; take responsibility for the decisions to suspend team leaders and inferior members of the audit delegation.
Article 40. Duties, entitlements, and responsibility of deputy chief of the audit delegation
The deputy chief of the audit delegation shall perform the tasks given by the chief and take responsibility to the chief for performance of such tasks.
Article 41. Duties, entitlements, and responsibility of team leaders
1. Team leaders have the following duties:
a) Organize the audit under the approved audit plan;
b) Consolidate audit results; make and sign the audit record of the team;
c) Manage their team members according to regulations of State Auditor General.
2. Team leaders have the following entitlements:
a) Request the audited unit to promptly, adequately provide information/documents and explain issues related to the audit contents;
b) Request relevant entities to provide information and documents related to the audit contents;
c) Report team members who commit violations to the chief of the audit delegation, suggest disciplinary actions, and request the chief shall take actions within his/her competence or request a competent agency or person to take actions as prescribed by law;
d) Request the chief of the audit delegation to provide explanation for changing the assessment, confirmation, and opinions written in the audit record or audit report;
dd) Preserve their opinions if they are different from the assessment, confirmation, and opinions written in the audit record or audit report;
e) Request the chief of the audit delegation to suspend team members who are suspected of committing violations mentioned in Clause 1 Article 8 of this Law.
3. Team leaders have the responsibility to:
a) Take responsibility for the operation of their teams to the chief of the audit delegation;
b) Take legal responsibility for the legitimacy, truthfulness, and objectiveness of the assessment, confirmation, and opinions in the audit records of their teams;
c) Explain issues related to operation of their teams at the request of the chief of the audit delegation, competent organizations or persons;
d) Take joint responsibility for violations against regulations of law on audit activities committed by their team members.
Article 42. Duties and entitlements of members of the audit delegation that are state auditors
1. Members of the audit delegation who are state auditors have the following duties:
a) Perform given tasks and report audit results to the chief of the audit delegation and the team leader;
b) Comply with law, audit standards, principles, and procedures, and regulations of State Auditor General during the audit;
c) Collect and assess audit evidence; keep a log of the audit works and documents of state auditors; retain, preserve audit dossiers as prescribed by law;
d) Comply with instructions and conclusions of the team leader and chief of the audit delegation;
dd) Maintain the discipline of the team and audit delegation according to regulations of State Auditor General.
2. State auditors who are members of the audit delegation have the following entitlements:
a) During the audit, state auditors have the right to act independently and only comply with law;
b) Request the audited unit and relevant entities to promptly and adequately provide information/documents related to the audit contents;
c) Using information and documents of collaborators; examine documents related operation of the audited unit; collect, protect documents and other evidence; examine the operation of the audited unit;
d) Preserve their opinions about the audit result and report to the chief of the audit delegation and team leader; report the chief auditor if they do not concur; report to the State Auditor General if the chief auditor does not concur;
dd) Request the chief of the audit delegation and team leader to provide explanation for changing their assessment, confirmation, and opinions written in the audit record or audit report;
e) Suggest the chief of the audit delegation and team leader requesting the audited unit to explain the issues related to the audit; suggest invitation of experts and collaborators where necessary;
g) Be provided with necessary equipment and conditions for carrying out the audit.
Article 43. Duties and responsibility of members of the audit delegation that are not state auditors
1. Members of the audit delegation that are not state auditors include:
a) Officials and civil servants of SAV;
b) Collaborators.
2. Members of the audit delegation that are not state auditors have the following duties and responsibility:
a) Perform the tasks given by the chief of the audit delegation and team leader;
b) Comply with law, audit standards, procedures, and method of SAV;
c) Take responsibility for fulfillment of their tasks to the chief of the audit delegation and team leader.
1. Prepare the audit.
2. Carry out the audit.
3. Make and send the audit report.
4. Monitor, inspect the implementation of auditors’ opinions.
Article 45. Preparing the audit
1. Survey, collect information about the internal control system, financial status, and relevant information about the audited unit.
2. Assess the internal control system and collected information about the accounting unit to determine the targets, contents, scope, and method of audit.
3. Make the audit plan.
Article 46. Carrying out the audit
1. The audit delegation shall carry out the audit in accordance with the audit decision.
2. Members of the audit delegation shall apply audit methods to collect and assess audit evidence; carry out inspection, comparison, and confirmation; investigate entities related to the audit for the basis for making assessment, confirmation, and auditors’ opinions about the audited contents.
Article 47. Making and sending the audit report
1. Within 30 days from the end of the audit at the audited unit, SAV shall complete the draft audit report and send it to the audited unit for opinions.
2. Within 10 days from the receipt of the draft audit report, the audited unit must send opinions in writing to SAV; if the audited unit does not express any opinions by the said deadline, it will be considered that the audited unit agrees with the draft audit report.
3. The audit report shall be sent by SAV to the audited unit and relevant agencies according to regulations of State Auditor General within 45 days from the end of the audit. This deadline may be extended up to 60 days form the end of the audit.
4. Reports on audit of local government budget statements shall be sent to deputies of the National Assembly, the People’s Councils and the People’s Committees at the same administrative level; reports on audit of provincial budget statements shall also be sent to the Ministry of Finance.
Article 48. Making and sending reports on audit of state budget statements and annual consolidated audit reports of SAV
1. Reports on audit of state budget statements shall be made in accordance with Clauses 1, 2, 3 Article 47 of this Law.
2. The annual consolidated audit report of SAV shall be made on the basis of the reports on audit of state budget statements and consolidated audit results in the year of SAV.
3. SAV shall send reports on audit of state budget statements and annual consolidated audit report to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly within 16 months after the end of the budget year, and also to the President, the Government, and the Prime Minister.
Article 49. Inspecting implementation of auditors’ opinions
1. SAV shall plan and organize inspection of accounting units’ implementation of opinions given by SAV.
2. The inspection of implementation of auditors’ opinions shall be carried out as follows:
a) Request the audited unit to submit a written report on implementation of auditors’ opinions.
b) Carry out inspection of the implementation of auditors’ opinions at the audited unit and relevant organizations/units.
3. SAV shall make and send the report on implementation of auditors’ opinions. Reports on implementation of opinions of SAV shall be sent in accordance with Clause 3 Article 48 of this Law.
Section 5. PUBLISHING OF AUDIT RESULT AND COMPLIANCE WITH AUDITORS’ OPINIONS
Article 50. Publishing of audit reports
1. An audit report shall be published after its issuance, except for the contents considered state secrets as defined by law.
2. State Auditor General shall organize the publishing of audit results in one or some of the following manners:
a) Press conference;
b) Posting on Official Gazette and the media
c) Posting on websites and publications of SAV;
d) Posting at the office of audited unit.
Article 51. Publishing of annual consolidated audit reports and compliance with auditors’ opinions
1. The annual report on consolidated audit results and compliance with opinions given by SAV shall be published after they are submitted to the National Assembly as prescribed by law.
2. The methods of publishing are prescribed in Points a, b, c Clause 2 Article 50 of this Law.
1. Documents of each audit must be compiled into a dossier.
2. State Auditor General shall promulgate specific regulations on audit dossiers.
3. Every audit dossier must be archived within 12 months from the publishing date of the audit report.
4. Each audit dossier shall be kept in archive for at least 10 years, unless otherwise decided by a competent authority.
Article 53. Preservation and use of audit dossiers
1. Audit dossiers must be preserved in full and safely.
2. Audit dossiers may only be used in the following cases:
a) At the request of People’s Court, the People’s Procuracy, investigation agency, and relevant agencies as prescribed by law;
b) There is a request for audit quality assessment; complaints about audit reports; making of next period’s audit plan, and other demands under decisions of State Auditor General.
Article 54. Destruction of audit dossiers
1. Audit dossiers shall be destroyed under decisions of State Auditor General after the expiration of retention period, unless otherwise decided by a competent authority.
2. State Auditor General shall decide establishment of a Destruction Council in charge of destruction of expired audit dossiers. The Destruction Council must check and compile a list audit dossiers to be destroyed and make a record on destruction of expired audit dossiers.
3. Audit dossiers shall be destroyed in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực