Chương I Luật Kiểm toán nhà nước 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 81/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Kiểm toán nhà nước 2015 với nhiều quy định về chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước; kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên kiểm toán nhà nước; hoạt động kiểm toán nhà nước; quyền và nghĩa vụ của đơn vị được KTNN,..được ban hành ngày 24/06/2015.
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức kiểm toán nhà nước
- Kiểm toán nhà nước trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên KTNN
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên NN quy định tại Điều 21 của Luật Kiểm toán nhà nước.
+ Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
+ Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên Nhà nước.
2. Hoạt động kiểm toán nhà nước
-Nội dung kiểm toán NN theo Luật Kiểm toán NN 2015, bao gồm:
+ Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
+ Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
+ Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Luật Kiểm toán 2015 quy định thời hạn kiểm toán như sau:
+ Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán NN tại đơn vị được kiểm toán.
+ Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Kiểm toán nhà nước. Trường hợp phức tạp, thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán quy định tại Luật Kiểm toán NN 2015
+ Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán, Kiểm toán nhà nước hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán.
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo, đơn vị được kiểm toán phải có ý kiến bằng văn bản gửi Kiểm toán nhà nước;
+ Báo cáo kiểm toán được Kiểm toán nhà nước gửi cho đơn vị được kiểm toán NN và cơ quan có liên quan theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015 còn quy định về kiểm toán viên, cộng tác viên kiểm toán nhà nước; quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán; đảm bảo hoạt động kiểm toán NN; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân,… Luật Kiểm toán năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.
1. Kiểm toán nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.
2. Bằng chứng kiểm toán là tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập liên quan đến cuộc kiểm toán, làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
3. Đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
4. Hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán là các tài liệu do Kiểm toán nhà nước thu thập, phân loại, sử dụng, lập, lưu trữ và quản lý theo quy định.
5. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
6. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
7. Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở địa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
9. Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
10. Tài chính công bao gồm: ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài chính của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa công, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước; phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; các khoản nợ công.
11. Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
1. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
d) Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
3. Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
GENERAL PROVISIONS
This Law deals with functions, tasks, and entitlements, organizational structure, and operation of State Audit Office of Vietnam (hereinafter referred to as SAV); duties and entitlements of occupational standards; duties and entitlements of state auditors, entitlements and responsibilities of organizations and individuals related to state audit activities.
1. SAV.
2. Agencies and organizations assigned to manage and/or use public finance and/or public property.
3. Other organizations and individuals related to state audit activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Audit report of SAV means the document made and published by SAV after each audit for assessing, confirming, concluding the audit contents, and giving auditors’ opinions. Audit reports of SAV are made by State Auditor General or the persons authorized by State Auditor General to append signatures and seals on the reports.
2. Audit evidence means the documents and information collected by state auditors that are related to the audit and are the basis for making assessment, confirmation, and giving auditor’s opinions.
3. Audited unit means an agency or organization assigned to manage and/or use public finance and/or public property.
4. Audit dossier includes documents collected, classified, used, made, retained, and managed by SAV as prescribed.
5. Audit activities of SAV involve assessment and determination of properness and truthfulness of information about public finance and/or public property or financial statements related to the management and use of public finance and/or public property; adherence to law and efficiency of management, use of public finance and/or public property.
6. Specialized state audit unit means a unit affiliated to SAV which audit central agencies and perform other tasks given by State Auditor General.
7. Local state audit unit means a unit affiliated to SAV which audit local agencies and perform other tasks given by State Auditor General.
8. State auditors are officials assigned to various positions of state auditors to carry out audit.
9. Positions of state auditors are the positions that reflect the capability and qualifications of state auditor, including: auditors, main auditors, and senior auditors.
10. Public finance includes: state budget; national reserve; non-state budget financial fund; finance of regulatory agency, the people’s armed forces, public service agencies, providers of public services and goods, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations using state funding and state budget; state capital in other enterprises; public debts.
11. Public property includes: land; water resources, mineral resources; resources in territorial waters and airspace; other natural resources; state-owned property at regulatory agencies, the army, public service agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; public property allocated to enterprises; state property for reserve; property classified as infrastructure serving public interests, and other types of property under the ownership of the whole people and represented, managed by the State.
Article 4. Subjects of state audit
The subjects of state audit include management, use of public finance and/or public property, and other activities related to management, use of public finance and/or public property of audited units.
Article 5. Rules for audit activities of SAV
1. Independence and observance of law.
2. Truthfulness, objectiveness, openness, and transparency.
Article 6. State audit standards
1. State audit standards are regulations and instructions about requirements, principles, procedures for audit and settlement of relationships that occur during audit activities that must be complied with by state auditors during audit activities; they are the basis for inspection, assessment of audit quality and professional ethics of state auditors.
2. State Auditor General shall establish and promulgate the system of state audit standards in accordance with the Law on Promulgation of legislative documents.
Article 7. Legal validity of audit reports
1. Audit reports made by SAV are binding upon audited units after they are published in terms of management and use of public finance and/or public property.
2. Audit reports of SAV are the basis for:
a) The National Assembly to use during the process of considering, deciding, and supervising: the implementation of long-term and annual socio-economic development policies and objectives; policies on investment in National target programs and projects of national importance; basic policies on national finance; imposition, adjustment, or cancellation of taxes; decision on dividing revenues and obligatory expenditures between central government budget and local government budgets; limits on safety limits of national debt, public debts, government debts; making of state budget estimate and allocation of central government budget; approval for state budget statements;
b) The Government, regulatory agencies, other agencies and organizations of the State to use during their managerial tasks and performance of their duties and entitlements;
c) The People’s Councils to use during the process of considering, deciding estimates and allocation of local government budgets; approving local government budget statements; supervising the management and use of public finance and/or public property; performance of their duties and entitlements;
d) Audited units to exercise their right to lodge complaints.
1. The following acts of SAV, state auditors, and collaborators:
a) Harassing, causing difficulties to audited units;
b) Illegally intervening normal operation of audited units;
c) Giving bribes, taking bribes, and/or brokering bribery;
d) Making false or insufficient audit reports;
dd) Misuse of power and/or position for self-seeking purposes;
e) Revealing state secrets or trade secrets of audited units;
g) Revealing information about the audit progress and result that are not officially published.
2. The following acts of audited units and relevant entities are prohibited:
a) Refusing to provide information, documents serving the audit at the request of SAV and state auditors;
b) Obstructing the work of SAV and state auditors;
c) Making false, untruthful, insufficient, unpunctual reports, or failure to provide objective information about the audit carried out by SAV;
b) Giving bribes to state auditors and collaborators;
dd) Shielding violations against regulations of law on public finance and/or public property.
3. Every organization and individual is prohibited to illegally intervene the audit and audit result of SAV, state auditors, and collaborators.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực