Chương 4 Luật Khoa học và Công nghệ 2000: Các biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ
Số hiệu: | 21/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/06/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2001 |
Ngày công báo: | 31/07/2000 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hằng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về khoa học và công nghệ ở trong nước và ở nước ngoài; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề.
2. Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà nước trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước; có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng các tập thể khoa học và công nghệ mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế; có chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cá nhân có công trình khoa học và công nghệ đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn đối với đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Nhà nước có chính sách thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Chức vụ khoa học được thực hiện thống nhất trong cả nước, gồm có trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cấp cao. Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tham gia giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học được xét bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Luật giáo dục.
2. Những người có học vị tiến sĩ hoặc có công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ xuất sắc hoặc được các giải thưởng cao về khoa học và công nghệ được ưu tiên trong việc xét, bổ nhiệm vào chức vụ khoa học cao.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn, thủ tục xét, bổ nhiệm chức vụ khoa học.
1. Đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách khoa học và công nghệ, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho khoa học và công nghệ so với tổng số chi ngân sách nhà nước tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí khoa học và công nghệ đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ kế hoạch khoa học và công nghệ. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ.
3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ được sử dụng vào các mục đích sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm, nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ lợi ích chung của xã hội;
b) Thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực khoa học;
c) Duy trì và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
d) Cấp cho các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này;
đ) Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nước;
e) Trợ giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho khoa học và công nghệ.
1. Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển khoa học và công nghệ nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm.
2. Doanh nghiệp được lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để chủ động đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
3. Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu.
1. Chính phủ lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia để sử dụng vào các mục đích sau:
a) Tài trợ cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản;
b) Tài trợ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất, mới phát sinh, có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có triển vọng nhưng có tính rủi ro;
c) Cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.
2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia được hình thành từ các nguồn:
a) Vốn được cấp một lần ban đầu, vốn bổ sung được cấp tiếp hằng năm từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ;
b) Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của các tổ chức, cá nhân;
c) Các nguồn khác.
3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia do Chính phủ quy định.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để phục vụ cho các yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ của mình.
2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được hình thành từ các nguồn:
a) Vốn được cấp một lần ban đầu từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ của bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; vốn bổ sung hằng năm từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ;
b) Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân;
c) Các nguồn khác.
3. Việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận để tài trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân được hình thành từ các nguồn:
a) Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân sáng lập không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân;
c) Các nguồn khác.
3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ quy định tại khoản 1 Điều này do tổ chức, cá nhân sáng lập quy định và phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
3. Sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm; sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam; các hoạt động tư vấn khoa học và công nghệ; chuyển giao công nghệ, thiết bị công nghệ cao nhập khẩu; xuất khẩu công nghệ được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp thực hiện đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân vay vốn trung hạn, dài hạn để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng lãi suất và điều kiện ưu đãi.
2. Những chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ có yêu cầu sử dụng vốn lớn được ưu tiên xét cho sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chính phủ quy định cụ thể các ưu đãi về tín dụng đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Chính phủ có kế hoạch huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức khoa học và công nghệ quan trọng; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm; ban hành Quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm để thu hút các nhà khoa học đến làm việc.
Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia hiện đại, bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ ở trong nước và trên thế giới; ban hành Quy chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ; hằng năm công bố danh mục và kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước.
MEASURES TO ENSURE SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL DEVELOPMENT
Article 34.- Training personnel, fostering talents for science and technology
1. Annually, the State reserves a budget amount for scientific and technological personnel training and retraining at home and abroad, paying attention to the training and fostering of talents, people with high professional qualifications and skilled technicians.
2. Organizations and individuals shall be given conditions for self-training and participation in scientific and technological personnel training and talent fostering, shall send or grant scholarships to Vietnamese citizens for study at home or abroad to raise their professional qualifications under the Government’s stipulations.
Article 35.- Employment of scientific and technological personnel
1. The State shall well treat talents and give them all favorable conditions for creation and devotion; work out policies and measures to attract talents to performance of the State’s priority and key scientific and technological tasks; adopt incentive policies for the training and employment of female laborers in scientific and technological activities; build strong scientific and technological collectives up to regional and international standards; apply the regime of treatment commensurate with the contributions of and the regime of special preferential treatment for, individuals who have particularly excellent scientific and technological works and have made great contributions to the country.
2. Organizations and individuals employing scientific and technological personnel shall have to arrange and employ them according to their capabilities and fortes and create favorable conditions for them to promote their professional capacities for the performance of scientific and technological tasks.
3. The State shall work out appropriate policies on wages, working and housing conditions for individuals involved in scientific and technological activities.
4. The Government and the People’s Committees at all levels shall have to work out and implement policies of preference for individuals involved in scientific and technological activities at the grassroots level, paying attention to geographical areas meeting with difficult and exceptionally difficult socio-economic conditions.
1. The scientific posts shall be effected uniformly throughout the country, including assistant researcher, researcher, principal researcher and senior researcher. Individuals involved in scientific and technological activities and taking part in graduate or post-graduate teaching or training shall be considered for the award of the professor or associate professor title according to the provisions of the Education Law.
2. People holding the doctor degree or having outstanding scientific and technological research projects or winning high scientific and technological prizes shall be considered with priority for appointment to high scientific posts.
The Government shall specify criteria and procedures for consideration and appointment to scientific posts.
Article 37.- Scientific and technological development investment
1. Investment in science and technology is the development investment. The State gives top priority to the arrangement of budget for science and technology, ensuring that the State budget proportion for science and technology increase gradually according to the requirements of the scientific and technological development cause.
2. The finance agencies shall have to fully and promptly allocate science and technology funding in accordance with the scientific and technological plan tempo. The agencies which exercise the State management over science and technology shall have to manage and efficiently use the State budget invested in science and technology.
3. The State budget invested in science and technology shall be used for the following purposes:
a/ Performing priority and key scientific and technological tasks as well as scientific and technological tasks in service of the common interests of the society;
b/ Conducting orientated basic research in various scientific fields;
c/ Maintaining and developing scientific and technological potentials;
d/ Being allocated to the State’s scientific and technological development funds according to the provisions of Articles 39 and 40 of this Law;
e/ Building material and technical bases for the State’s research and development institutions;
f/ Supporting enterprises in conducting applied research and technological development in priority and key fields.
4. The State encourages organizations and individuals to invest in science and technology.
Article 38.- Enterprises investing in scientific and technological development
1. Enterprises are entitled to reserve part of their capital for investment in scientific and technological development, aimed at renewing technologies and raising the products’ competitiveness. The enterprises’ scientific and technological development investment capital shall be accounted in their production costs.
2. Enterprises may set up scientific and technological development funds to take initiative in scientific and technological development investment.
3. Enterprises that make investment in scientific and technological research in the State’s priority and key fields shall be considered for partial financial support for such research.
Article 39.- The national scientific and technological development fund
1. The Government shall set up the national scientific and technological development fund to be used for the following purposes:
a/ Financially supporting the basic research;
b/ Financially supporting the urgent or newly-arising scientific and technological tasks of important scientific and practical significance; as well as scientific and technological tasks with good prospect but also risks;
c/ Providing low-interest or non-interest loans for application of scientific research and technological development results to production and life.
2. The national scientific and technological development fund shall be created from the following sources:
a/ Capital initially allocated in lump-sum and capital supplemented annually from the State budget reserved for scientific and technological development;
b/ Voluntary contributions, donations and presents of organizations and/or individuals;
c/ Other sources.
3. The organization and operation charter of the national scientific and technological development fund shall be stipulated by the Government.
Article 40.- Scientific and technological development funds of the ministries, provinces or centrally-run cities
1. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall set up scientific and technological development funds to meet their scientific and technological development requirements.
2. The scientific and technological development funds prescribed in Clause 1 of this Article shall be created from the following sources:
a/ Capital initially allocated in lump-sum from the State budget reserved for scientific and technological development of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provinces and centrally-run cities; capital supplemented annually from the results of scientific and technological activities;
b/ Voluntary contributions, donations and presents of organizations and/or individuals;
c/ Other sources.
3. The promulgation of the organization and operation charters of the funds prescribed in Clause 1 of this Article shall be stipulated by the Government.
Article 41.- Scientific and technological development funds of organizations or individuals
1. The State encourages organizations and individuals to set up scientific and technological development funds under the provisions of law. The scientific and technological development funds are non-profitable organizations that provide non-refundable or refundable aids, low-interest or non-interest loans in order to support organizations and individuals involved in scientific and technological activities.
2. The scientific and technological development funds of organizations or individuals shall be created from the following sources:
a/ Capital contributed by founding organizations or individuals, which is not originated from the State budget;
b/ Voluntary contributions, donations and presents of organizations and/or individuals;
c/ Other sources.
3. The organization and operation charters of the funds prescribed in Clause 1 of this Article shall be decided by the founding organizations or individuals and must be registered at the competent State management authorities.
Article 42.- Tax policies for scientific and techno-logical activities
1. The incomes from the performance of scientific research and technological development contracts shall not be subject to the enterprise income tax.
2. Machinery, equipment, spare parts, supplies and transport means, which cannot be produced in the country; technologies which cannot be created in the country; documents, books and newspapers imported for direct use in scientific research and technological development shall not be subject to import tax and value added tax.
3. Products being in the period of trial production; products made by new technologies applied for the first time in Vietnam; scientific and technological consultancy activities; technology transfer, imported hi-tech equipment; and the technology export shall enjoy tax preferences prescribed by law.
4. Enterprises renewing technologies or raising the technological standards shall enjoy tax preferences prescribed by law.
Article 43.- Credit policy for scientific and technological activities
1. Organizations and individuals borrowing medium- or long-term capital to conduct scientific and technological activities shall enjoy preferential interest rates and terms.
2. Scientific and technological programs, subjects or projects demanding large capital amounts shall be given priority in consideration for the use of the official development assistance (ODA).
The Government shall specify credit preferences for scientific and technological activities.
Article 44.- Material-technical bases for scientific and technological development
The Government shall work out plans to mobilize capital sources for investment in the construction of material and technical bases of important scientific and technological organizations; encourage organizations and individuals to invest in building material and technical bases in service of scientific research and technological development; make investment in building a number of key laboratories up to regional and international standards in the priority and key scientific and technological fields; and issue the Regulation on the use of key laboratories to attract scientists to work therein.
Article 45.- Scientific and technological information
The Government shall invest in building a modern national system of scientific and technological information, ensuring full, accurate and timely information on important scientific and technological achievements at home and in the world; issue the Regulation on management of scientific and technological information; and annually announce the list and results of implementation of domestic scientific and technological tasks.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực