Chương I Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 87/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1239 đến số 1240 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Luật này quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám sát.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
2. Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.
4. Giám sát chuyên đề là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
5. Giám sát của Quốc hội bao gồm giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
6. Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
7. Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.
8. Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả.
3. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
1. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
a) Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát tối cao văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền giám sát tối cao theo sự phân công của Quốc hội;
c) Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban phụ trách; giúp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
d) Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia giám sát với Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương;
đ) Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.
2. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
1. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
a) Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
b) Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; giúp Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Hội đồng nhân dân;
c) Ban của Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách;
d) Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc về vấn đề do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.
2. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.
1. Quốc hội báo cáo về hoạt động giám sát tối cao của mình trước cử tri cả nước thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội.
3. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội trong Đoàn với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.
6. Hội đồng nhân dân báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân.
7. Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Hội đồng nhân dân.
8. Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân.
9. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân trong Tổ với Thường trực Hội đồng nhân dân.
10. Đại biểu Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.
11. Các chủ thể giám sát quy định tại Điều này chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát; cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ của mình, trừ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì chủ thể giám sát đó không thuộc diện được tiếp cận; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thực hiện kết luận, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi đến Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có liên quan chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đến Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp có liên quan chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
3. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, trình bày những vấn đề mà chủ thể giám sát yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát thì chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan.
1. Được thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát, nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời về vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát.
2. Giải trình, bảo vệ tính đúng đắn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát.
3. Đề nghị chủ thể giám sát xem xét lại kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không tán thành với kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét kết luận, yêu cầu, kiến nghị đó.
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia hoạt động giám sát.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát khi có yêu cầu của chủ thể giám sát.
1. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
2. Hiệu quả giám sát của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
3. Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
This Law deals with supervisory activities of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, Committees of National Assembly, National Assembly delegations, National Assembly deputies and People’s Councils, Standing Board of People’s Council, Committees of People’s Councils, groups of People’s Council deputies, People’s Council deputies; responsibilities of agencies, organizations, and individuals under supervisory activities of supervisory agencies, organizations, and individuals.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes of this Law, these terms below shall be construed as follows:
1. Supervision means that the supervisors oversee, consider and evaluate activities of the agencies, organizations and individuals that are under the supervision (hereinafter referred to as supervisees) in the adherence to the Constitution, laws within their tasks and powers, taking actions to the best of their competence or as request of the competent authorities.
2. Supervisors include the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, Committees of National Assembly, National Assembly delegations, National Assembly deputies and People’s Councils, Standing Board of People’s Council, Committees of People’s Councils, groups of People’s Council deputies, and People’s Council deputies.
3. Supreme supervision means that the National Assembly oversees, considers and evaluates activities of the supervisees in the adherence to the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly and taking actions to the best of their competence or as request of the competent authorities. The supreme supervision shall be carried out at the National Assembly’s sessions.
4. Specialized supervision means that the supervisors oversee, consider and evaluate activities of their supervisees in the adherence to the Constitution and laws.
5. Supervisory activities of the National Assembly includes supreme supervisory activities of the National Assembly, supervisory activities of Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, Committees of National Assembly, National Assembly delegations and National Assembly deputies.
6. Supervisory activities of the People’s Council includes supervisory activities of People’s Council at sessions, supervisory activities of Standing Board of People’s Council, Committees of People’s Councils, groups of People’s Council deputies and People’s Council deputies.
7. Interpellation means a supervisory activity in which National Assembly deputies raise questions on matters falling within the responsibilities of the State President, the National Assembly chairperson, the Prime Minister, the Ministers or other members of the Government, the Chief Justice of the Supreme People's Court or the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General; or People’s Council deputies raise questions on matters falling within the responsibilities of the President of the People’s Committee, other members of People’s Committee, Chief Justice of People’s Court, Chief Procurator of the People’s Procuracy, Heads of the People’s Committee at the same administrative levels and request them to answer about their responsibility for the issues concerned.
8. Explanation means that a relevant agency or individual provides explanation and specifies their responsibility in their performance of tasks and powers assigned by their supervisor(s) prescribed in this Law.
Article 3. Rules of supervisory activities
1. Comply with Constitution and laws.
2. Ensure the objectivity, transparency and effectiveness.
3. Avoid obstructing normal operation of the supervisees.
Article 4. Supervisory competence of the National Assembly
1. Supervisory competence of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, Committees of National Assembly, the National Assembly delegations and National Assembly deputies are prescribed as follows:
a) The National Assembly shall exercise supreme supervision pertaining to the adherence to the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly; exercise supreme supervision pertaining to operation of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Ministers and other members of the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy, National Election Commission, State Audit Agency and other authorities established by the National Assembly; exercise supreme supervision pertaining to legislative documents of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy; the Council of Judges of the Supreme People’s Court, Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General; exercise supreme supervision pertaining to joint resolutions jointly issued by Standing Committee of the National Assembly or the Government and the Presidium of Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, joint circulars jointly issued by Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, joint circulars jointly issued by Minister or Head of ministerial-level agency and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy;
b) The Standing Committee of National Assembly shall supervise the implementation of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, Ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; supervise the operation of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, State Audit Agency and other authorities established by the National Assembly and People’s Councils of provinces; supervise legislative documents of the Government, the Prime Minister, the Council of Justices of the Supreme People’s Court, the Chief Justice of the Supreme People's Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, and the State Auditor General; supervise joint resolutions issued by the Government and the Presidium of Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, joint circulars issued by the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, joint circulars issued by Ministers or Heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People's Court or the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, resolutions of People’s Councils of provinces; and assist the National Assembly to exercise their supreme supervision;
c) The Nationality Council and Committees of National Assembly, within their tasks and entitlement, supervise the implementation of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, Ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; supervise the operation of the Government, Ministries, ministerial-level agencies, the Council of Justices of the Supreme People’s Court, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General; supervise joint resolutions issued by the Government and the Presidium of Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, joint circulars issued by the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, joint circulars issued by Ministers or Heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy in the fields that are in charge by the Nationality Council or the Committee of National Assembly; and assist the National Assembly and The Standing Committee of National Assembly to exercise their supervision.
d) National Assembly delegations shall exercise their supervisory activities and arrange for the National Assembly deputies in the Associations to exercise supervision in the local governments; or supervision delegations of National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, or Committees of National Assembly in the local governments;
dd) National Assembly deputies shall interpellate the State President, the National Assembly chairperson, the Prime Minister, the Minister and other members of the Government, the Chief Justice of the Supreme People's Court and the Chief Procurator of the Supreme People's Procuracy, or the State Auditor General; within the scope of their tasks and powers, supervise legislative documents, supervise the law implementation, and supervise settlement of complaints, denunciations or petitions (hereinafter referred to as complaints) lodged by citizens; participate in supervision groups of National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, or Committees of National Assembly in the ministries or local governments as request.
2. When deeming it necessary, the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council and the Committees of National Assembly shall supervise activities of other agencies, organizations and individuals.
Article 5. Supervisory competence of the People’s Council
1. Supervisory competence of People’s Council, Standing Board of People’s Council, Committees of People’s Councils, groups of People’s Council deputies and People’s Council deputies shall be prescribed as follows:
a) Each People’s Council shall supervise the adherence to Constitution, Laws of the local government and the implementation of resolutions of People’s Councils at the same administrative level; supervise the operation of the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy, civil enforcement agency at the same administrative level and the Board of People’s Council at the same administrative level; and supervise Decisions of the People’s Committee at the same administrative level and resolutions of the inferior People’s Council;
b) Each Standing Board of People’s Council shall supervise the adherence to Constitution, Laws of the local government and the implementation of resolutions of People’s Council at the same administrative level; supervise the operation of the People’s Committee, agencies of the People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy, civil enforcement agency at the same and inferior administrative level; and supervise Decisions of the People’s Committee at the same administrative level and resolutions of the inferior People’s Council; assist the People’s Council to exercise their supervision;
c) Each Board of People’s Council shall supervise the operation of the People’s Court, the People’s Procuracy, civil enforcement agency at the same and inferior administrative level; and supervise the operation of the People’s Committee, agencies affiliated to the People’s Committee at the same administrative level; and supervise legislative documents in charge;
d) Each group of People’s Council deputies shall supervise the adherence to Constitution, Laws and legislative documents by superior regulatory agencies in the local government and resolutions of the People’s Council at the same administrative level or other issues assigned by the People’s Council and/or the Standing Board of the People’s Council;
dd) People’s Council deputies shall interpellate the President of the People’s Committee, other members of the People’s Committee, the Chief Justice of the People’s Court, the Chief Procurator of the People’s Procuracy, and the Heads of agencies affiliated to the People’s Committee at the same administrative level; within their tasks and powers, supervise the adherence to the Constitution and law; supervise settlement of complaints lodged by citizens in the administrative division.
2. When deeming it necessary, a People’s Council, the Standing Board of the People's Council or a Board of the People’s Council shall supervise activities of other agencies, organizations and individuals in the administrative division.
Article 6. Responsibilities of supervisors
1. The National Assembly shall report its supreme supervision to electors nationwide by means of mass media and conference of electors of National Assembly deputies.
2. The Standing Committee of National Assembly must take responsibility and send reports on their supervisory activities to the National Assembly.
3. The Nationality Council and Committees of National Assembly shall take responsibility and send reports on their supervisory activities to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly.
4. The National Assembly delegations shall take responsibility and send reports on their supervisory activities to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly.
5. Each National Assembly deputy shall take responsibility and send reports on his/her supervisory activities to electors The National Assembly shall report its supreme supervision to electors nationwide by means of mass media and conference of electors of National Assembly deputies.
6. Each People’s Council shall report its supervisory activities to electors in the administrative division by means of mass media and conference of electors of People’s Council deputies.
7. Each Standing Board of the People’s Council must take responsibility and send reports on their supervisory activities to the People’s Council.
8. Each Board of the People’s Council shall take responsibility and send reports on their supervisory activities to the People’s Council and/or the Standing Board of the People’s Council.
9. Each group of People’s Council deputies shall take responsibility and send reports on its supervisory activities and supervisory activities undertaken by each People’s Council deputy in the Group to the Standing Board of the People’s Council.
10. Each People’s Council deputy shall take responsibility and send reports on his/her supervisory activities to electors via conference of electors of People’s Council deputies.
11. All supervisors prescribed in this Article shall take responsibility for their supervisory reports, resolutions, conclusions and requests.
Article 7. Responsibilities of supervisees
1. Each supervisee must completely comply with the plan and request of supervision made by its supervisor; provide information about its tasks, excluding information mentioned in the list of state’s confidential information as prescribed in law on protection of state's confidential information that the supervisor is not entitled to access that kind of information; send reports truthfully, objectively, sufficiently and promptly at the request of the agency or individual having supervisory competence; strictly comply with resolutions on supervisory activities of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the People’s Council; implement conclusions and requests of the Nationality Council, Committees of National Assembly, the National Assembly delegations, National Assembly deputies, the Standing Board of the People’s Council, the Board of People’s Council, the group of People’s Council deputies and People’s Council deputies.
2. The Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General, Ministers, and Heads of ministerial-level agencies must send each promulgated legislative document to the Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council and relevant Committees of National Assembly within 3 days from the day on which it is signed.
Each People’s Council of province shall send each promulgated Resolution to The Standing Committee of National Assembly within 3 days from the day on which it is signed.
Each People’s Council of district shall send each promulgated Resolution to the Standing Board of the People’s Council of province within 3 days from the day on which it is signed.
Each People’s Council of commune shall send each promulgated Resolution to the Standing Board of the People’s Council of district within 3 days from the day on which it is signed.
Each People’s Committee must send each promulgated Decision to the Standing Board of the People’s Council or a Board of People’s Council at the same administrative level within 3 days from the day on which it is signed.
3. An individual or the head of each supervisee must present report directly required by the supervisor; if he/she may not present the report directly, he/she may authorize his/her deputy to deliver it.
4. If a supervisee obstructs or fails to comply with a resolution, conclusion or request of its supervisor, the supervisor shall request the competent authority to take actions against such supervisee. The supervisor shall, depending on nature and severity of the violation, request the competent authority to take actions against the head of that supervisee and relevant persons.
Article 8. Rights of supervisees
1. Receiving notifications in advance of the supervision plans and contents or contents requested for report and answers of issues related to supervisory activities.
2. Provide explanation and protect the proper observance in their policy implementation regarding the resolution, conclusion or request of the supervisor.
3. Request the supervisor to reconsider their supervisory conclusion, request or proposal related to its operations; in case of disagreeing the supervisory request or proposal, propose by themselves or report to the head of a competent authority to request the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the People’s Council or the Standing Board of the People’s Council to consider such request or proposal.
Article 9. Participation of agencies, organizations and individuals in supervision
1. Each Committee of Vietnamese Fatherland Front and members of the Vietnamese Fatherland Front may be invited to participate in supervisory activities.
2. Relevant agencies, organizations, and individuals must participate in supervisory activities upon the request of the supervisors.
Article 10. Effect of supervision
1. The supervisory activities of the National Assembly and the People’s Councils are supervisory activities of organs of state power.
2. The supervision effect of the National Assembly is guaranteed by the supreme supervision effect of the National Assembly, supervision effect of the Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council, Committees of National Assembly, the National Assembly delegations and National Assembly deputies.
3. The supervision effect of each People’s Council is guaranteed by the supervision effect at the People's Council’s sessions, supervisory activities of Standing Board of People’s Council, Committees of People’s Councils, groups of People’s Council deputies and People’s Council deputies.