Chương I Luật Hộ tịch 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 60/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1165 đến số 1166 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những điểm đáng chú ý trong Luật Hộ tịch 2014
Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Hộ tịch 2014 và Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như sau:
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ giao cho UBND cấp huyện giải quyết.
- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.
- Về thẩm quyền đăng ký khai sinh: sẽ do UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện, trước kia thẩm quyền này được ưu tiên cho UBND nơi cư trú của người mẹ.
- Bổ sung quy định Nội dung giấy khai sinh như thông tin của người đăng ký khai sinh; thông tin của cha, mẹ; Số định danh của cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Luật Hộ tịch 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.
5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
11. Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
12.Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.
3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
1. Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
3. Đối với những việc đăng ký hộ tịch có quy định thời hạn giải quyết, thì người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký hộ tịch đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.
3. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Article 1. Scope of regulation
1. This Law prescribes civil status; rights, obligations, principles, competence and procedures for civil status registration; civil status database and state management of civil status.
2. The competence and procedures for settling matters related to citizenship and adoption must comply with the Law on Vietnamese Citizenship and the Law on Adoption, unless otherwise provided by this Law.
Article 2. Civil status and civil status registration
1. Civil status means events prescribed in Article 3 of this Law, which determine the personal history of an individual from birth to death.
2. Civil status registration means a competent state agency certifying or recording in the civil status book civil status events of an individual, creating a legal basis for the State to protect lawful rights and interests of the individual and manage the population.
Article 3. Contents of civil status registration
1. Certifying in the civil status book the following civil status events:
a/ Birth;
b/ Marriage;
c/ Guardianship;
d/ Parent and child recognition;
dd/ Civil status change and correction; ethnicity re-determination, civil status information addition;
e/ Death.
2. Recording in the civil status book civil status changes of an individual according to a judgment or decision of a competent state agency:
a/ Citizenship change;
b/ Parent and child determination;
c/ Gender re-assignment;
d/ Adoption and adoption termination;
dd/ Divorce, cancellation of illegal marriage, recognition of marriage;
e/ Recognition of guardianship;
g/ Declaration or cancellation of declaration of a person to be missing, dead or have civil act capacity lost or restricted.
3. Recording in the civil status book the events of birth; marriage; divorce; marriage cancellation; guardianship; parent or child recognition; parent or child determination; adoption; civil status change; and death of Vietnamese citizens already settled at competent foreign agencies.
4. Certifying or recording in the civil status book other civil status matters in accordance with law.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Civil status registration agency is the People's Committee of a commune, ward or township (below referred to as commune-level People's Committee), the People's Committee of a rural district, urban district, town or provincial city or an equivalent administrative unit (below referred to as district- level People's Committee) or an overseas Vietnamese diplomatic mission or consular office (below referred to as representative mission).
2. Civil status database means a collection of civil status information of individuals already registered and stored in the civil status book and electronic civil status database.
3. Civil status book means a paper book made and kept at the civil status registration agency to certify or record civil status events specified in Article 3 of this Law.
4. Electronic civil status database means a sectoral database created on the basis of computerization of civil status registration work.
5. Civil status database-managing agency means the civil status registration agency, the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs or another agency as assigned in accordance with law.
6. Birth certificate means a document granted by a competent state agency to an individual upon birth registration; a birth certificate contains basic personal information specified in Clause 1, Article 14 of this Law.
7. Marriage certificate means a document issued by a competent state agency to the male and female partners upon marriage registration; a marriage certificate contains basic information specified in Clause 2, Article 17 of this Law.
8. Native place of an individual shall be determined based on the native place of his/her father or mother as agreed upon by the father and mother or according to practices and written in the birth declaration form submitted upon birth registration.
9. Civil status extract means a document issued by a competent state agency proving a civil status event of an individual already registered at a civil status registration agency. The original civil status extract shall be issued immediately after a civil status event is registered. Copies of a civil status extract include copies of civil status extracts issued from the civil status database and certified copies of original civil status extracts.
10. Civil status change means a competent state agency registering changes in civil status information of an individual when there is a plausible reason in accordance with the civil law or changes in information about parents in the registered birth declaration contents in accordance with law.
11. Ethnicity re-determination means a competent state agency registering the ethnicity re-determination for an individual in accordance with the Civil Code.
12. Civil status correction means a competent state agency correcting civil status information of an individual when there is an error in the civil status registration.
13. Civil status supplementation means a competent state agency updating missing civil status information for a registered individual.
Article 5. Principles of civil status registration
1. Respect for and guarantee of personal rights of individuals.
2. All civil status events of an individual shall be registered in a full, prompt, truthful, objective and accurate manner; for cases ineligible for civil status registration as prescribed by law, heads of civil status registration agencies shall issue written refusal replies clearly stating the reason.
3. Civil status matters for which no settlement time limit is prescribed by this Law shall be settled within the day; for dossiers received after 15:00 hours which cannot be settled immediately, results shall be given in the following working day.
4. Every civil status event shall be registered at only one competent civil status registration agency in accordance with this Law.
An individual may make civil status registration at the civil status registration agency in his/her registered place of permanent or temporary residence or the place where he/she is living. For an individual who does not register in his/her place of permanent residence, the district-level People's Committee, commune-level People's Committee or representative mission which has registered such individual’s civil status shall notify the civil status registration to the commune-level People's Committee of the place where he/she permanently resides.
5. Once having been registered in the civil status book, every civil status event shall be fully and promptly updated in the electronic civil status database.
6. Contents of birth, marriage, divorce, death, civil status change, correction or supplementation, gender re-assignment and ethnicity re- determination of an individual in the civil status database are input information of the national population database.
7. Publicity and transparency shall be ensured in civil status registration procedures.
Article 6. Civil status registration right and obligation of individuals
1. Vietnamese citizens and stateless persons permanently residing in Vietnam have the civil status registration right and obligation.
This provision also applies to foreign citizens permanently residing in Vietnam, unless otherwise provided by a treaty to which Vietnam is a contracting party.
2. In case of marriage or parent or child recognition, the parties shall directly register it at the civil status registration agency.
For other matters of civil status registration or issue of civil status extract copies, requesters shall directly or authorize other persons to register. The Minister of Justice shall detail the authorization.
3. Minors and adults who have lost their civil act capacity may request civil status registration or issue of civil status extract copies through their at-law representatives.
Article 7. Competence to register civil status
1. Commune-level People's Committees shall make civil status registration in the following cases:
a/ Registering civil status events specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1, Article 3 of this Law for Vietnamese citizens residing in the country;
b/ Registering civil status change and correction for persons under 14 full years; addition of civil status information for Vietnamese citizens residing in the country;
c/ Carrying out civil status matters specified in Clauses 2 and 4, Article 3 of this Law;
d/ Registering birth for children born in Vietnam with a parent being a Vietnamese citizen permanently in a border area and the other parent being a citizen of the bordering country permanently residing in the area bordering on Vietnam; marriage, recognition of parent or child between Vietnamese citizens permanently residing in border areas and citizens of bordering countries permanently residing in areas bordering on Vietnam; and death for foreigners permanently and stably residing in border areas of Vietnam.
2. District-level People's Committees shall make civil status registration in the following cases, except the cases specified at Point d, Clause 1 of this Article:
a/ Registering civil status events specified in Clause 1, Article 3 of this Law involving foreign elements;
b/ Registering civil status change and correction for Vietnamese citizens aged full 14 year or older residing in the country; and ethnicity re-determination;
c/ Carrying out civil status matters specified in Clause 3, Article 3 of this Law.
3. Representative missions shall register civil status matters specified in Article 3 of this Law for Vietnamese citizens residing abroad.
4. The Government shall stipulate birth, marriage, parent and child recognition and death registration procedures prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.
Article 8. Assurance of the exercise and performance of the civil status registration right and obligation
1. The State shall adopt comprehensive policies and measures and create conditions for individuals to exercise and perform the civil status registration right and obligation.
2. The State shall ensure budget, physical foundations, human resources and investment in information technology development for civil status registration and management activities.
Article 9. Methods of making and receiving civil status registration requests
1. When requesting civil status registration or issue of civil status extract copies, individuals shall submit dossiers directly to the civil status registration agency or send them by post or via the online civil status registration system.
2. When carrying out procedures for civil status registration or issue of civil status extract copies from the civil status database, individuals shall produce papers proving their identity to the civil status registration agency. If sending dossiers by post, they shall send certified copies of these papers.
3. For civil status registration matters for which settlement time limits have been set, dossier recipients shall write receipts; for incomplete or invalid dossiers, they shall issue written guidance for civil status registrants to complete the dossiers. Such written guidance must clearly state types of papers to be added.
In case requesters submit dossiers to an improper civil status registration agency, dossier recipients shall guide them to submit dossiers to competent agencies.
Article 10. Consular legalization of foreign papers
Papers granted, notarized or certified by competent foreign agencies for civil status registration in Vietnam shall be consularly legalized in accordance with law, unless they are exempted under a treaty to which Vietnam is a contracting party.
1. Civil status fees shall be exempted in the following cases:
a/ Civil status registration for members of families that have rendered meritorious services to the revolution; members of poor households; persons with disabilities;
b/ Birth and death registration on time, guardianship and marriage of Vietnamese citizens residing in the country.
2. Individuals who request registration of civil status events other than those prescribed in Clause 1 of this Article or issue of civil status extract copies shall pay a fee.
The Ministry of Finance shall stipulate in detail the competence to collect, fee rates and the management and use of civil status fees.
1. Individuals are prohibited from committing the following acts:
a/ Providing untruthful information and documents, forging or using forged papers or papers of other persons for civil status registration;
b/ Threatening, coercing or hindering the exercise and performance of the civil status registration right and obligation;
c/ Illegally intervening in civil status registration activities;
d/ Making false undertakings or witness statements for civil status registration;
dd/ Forging, modifying and falsifying contents of civil status papers or information in the civil status database;
e/ Giving bribes and promising material or spiritual benefits in order to obtain civil status registration;
g/ Abusing the civil status registration or shirking the civil status registration obligation for self-seeking purpose, enjoying the State’s preferential policy or earning illicit profits in whatever forms;
h/ Persons competent to decide on civil status registration making civil status registration for themselves or their relatives under the Law on Marriage and Family;
i/ Unduly accessing, hacking and destroying information in the civil status database.
2. Civil status papers that are granted in cases of civil status registration in violation of Points a, d, dd, g and h, Clause 1 of this Article are all invalid and subject to revocation and cancellation.
3. Individuals who commit any act specified in Clause 1 of this Article shall, depending on the nature and seriousness of their acts, be administratively handled or examined for penal liability in accordance with law.
Cadres or civil servants who commit the provisions of Clause 1 of this Article shall, in addition to being handled as above, be disciplined in accordance with the law on cadres and civil servants.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Điều 9. Phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch
Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn
Điều 59. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Điều 61. Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch
Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Điều 69. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
Điều 44. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc