Chương III Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006: Hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến, lấy xác
Số hiệu: | 75/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 12/06/2007 | Số công báo: | Từ số 358 đến số 359 |
Lĩnh vực: | Y tế, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.
4. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiến xác.
1. Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.
2. Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến;
b) Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ;
c) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
3. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác.
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
1. Chỉ cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này mới được tiến hành lấy xác.
2. Việc lấy xác được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người chết có thẻ đăng ký hiến xác;
b) Trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó;
c) Người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng và có giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp.
Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến là cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học có đủ điều kiện về cơ sở vật chất bảo quản xác, trang thiết bị, nhân sự và có phòng tưởng niệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
a) Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác;
b) Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu;
c) Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác;
d) Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng.
2. Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Việc xác định chết não là cơ sở pháp lý để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.
2. Điều kiện để xác định là chết não bao gồm:
a) Có đủ tiêu chuẩn về chết não theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này;
b) Được ba chuyên gia quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này trực tiếp khám và kết luận là chết não;
c) Việc chẩn đoán chết não chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu, có máy thở, máy phân tích khí, máu và đủ các điều kiện khác theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
1. Người đứng đầu cơ sở y tế quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 của Luật này ra quyết định phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não.
2. Danh sách chuyên gia xác định chết não là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sau đây:
a) Hồi sức cấp cứu;
b) Thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh;
c) Giám định pháp y.
3. Khi cần xác định chết não, người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này chỉ định nhóm chuyên gia gồm ba người thuộc danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não và thuộc ba lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều này. Bác sỹ trực tiếp tham gia ghép mô, bộ phận cơ thể người và bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho người chết não không được tham gia nhóm chuyên gia xác định chết não.
4. Kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên.
Thành viên nhóm chuyên gia xác định chết não phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, chính xác trong kết luận chết não của mình.
5. Người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này công bố kết luận chết não bằng văn bản.
1. Tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não bao gồm:
a) Hôn mê sâu (thang điểm hôn mê Glasgow bằng 3 điểm);
b) Đồng tử cố định (đường kính đồng tử hai bên giãn trên 4 mm);
c) Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng;
d) Mất phản xạ giác mạc;
đ) Mất phản xạ ho khi kích thích phế quản;
e) Không có phản xạ đầu - mắt;
g) Mắt không quay khi bơm 50ml nước lạnh vào tai;
h) Mất khả năng tự thở khi bỏ máy thở.
2. Tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não ít nhất là 12 giờ, kể từ khi người bệnh có đủ các tiêu chuẩn lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều này và không hồi phục mới được chẩn đoán chết não.
3. Bộ Y tế quy định cụ thể các trường hợp không áp dụng các tiêu chuẩn lâm sàng quy định tại khoản 1 Điều này để xác định chết não.
1. Để xác định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não, phải sử dụng một trong các kỹ thuật chuyên môn sau đây:
a) Ghi điện não;
b) Chụp cắt lớp vi tính xuyên não;
c) Chụp siêu âm Doppler xuyên sọ;
d) Chụp X quang động mạch não;
đ) Chụp đồng vị phóng xạ.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não và việc áp dụng các kỹ thuật chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này.
DONATION, REMOVAL OF DECEASED DONOR TISSUES AND ORGANS, AND DONATION AND RECOVERY OF CADAVERS
SECTION 1. REGISTRATION OF DONATION OF DECEASED DONOR TISSUES AND ORGANS AND DONATION OF CADAVERS
Article 18.- Procedures for registration of donation of deceased donor tissues and organs
1. Persons who meet all conditions specified in Article 5 of this Law are entitled to express their wish to donate their tissues or organs after their death to a medical establishment.
2. When receiving information from a person who wishes to donate his/her tissues or organs after his/her death, a medical establishment shall notify the National Coordination Center for Human Organ Transplantation.
3. When receiving a notice on a case of human tissue or organ donation, the National Coordination Center for Human Organ Transplantation shall notify a medical establishment defined in Article 16 of this Law for carrying out donation registration procedures for the donor.
4. When receiving the notice of the National Coordination Center for Human Organ Transplantation, a medical establishment defined in Article 16 of this Law shall:
a/ Directly meet the donor to give counseling on human tissue and organ transplantation and removal;
b/ Instruct the donation registration according to a set form; conduct a health check of the donor;
c/ Issue a card of registration of donation of deceased donor tissues and organs to the donor;
d/ Report the list of registered donors who have been granted a card of donation of deceased donor tissues and organs to the National Coordination Center for Human Organ Transplantation.
5. Registration of donation of deceased donor tissues or organs becomes effective on the date the registrant is issued a donation registration card.
6. The Minister of Health shall prescribe the form of registration of donation of deceased donor tissues and organs; counseling for and health checks of persons who will donor their tissues or organs after death.
Article 19.- Procedures for registration of cadaver donation
1. Persons who meet all conditions specified in Article 5 of this Law are entitled to express their wish to donate their cadavers to a medical establishment.
2. When receiving information from a person who wishes to donate his/her cadaver, a medical establishment shall notify an establishment engaged in cadaver recovery and preservation defined in Article 23 of this Law.
3. When receiving a notice on a case of cadaver donation, an establishment engaged in cadaver recovery and preservation shall:
a/ Directly meet the donor to give counseling on cadaver donation;
b/ Instruct the donation registration according to a set form;
c/ Issue a card of registration of cadaver donation to the donor;
4. Registration of cadaver donation becomes effective on the date the registrant is issued a cadaver donation registration certificate.
5. The Minister of Health shall prescribe the form of registration of cadaver donation and the counseling on cadaver donation.
Article 20.- Procedures for modification or cancellation of applications for registration of donation of deceased donor tissues and organs or donation of cadavers
1. When wishing to modify or cancel his/her application for registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation, the registered person shall send a written request for modification or cancellation to a medical establishment or an establishment engaged in cadaver recovery and preservation that has received his/her application.
2. The medical establishment or establishment engaged in cadaver recovery and preservation mentioned in Clause 1 of this Article shall:
a/ Receive the written request for modification or cancellation of registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation from the registered donor.
b/ Re-issue a card of registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation to the registered donor or withdraw the card from the registered donor who has been issued such card;
c/ Within two working days after receiving the written request, notify the National Coordination Center for Organ Transplantation of the modification or cancellation of the applications for registration of donation of deceased donor tissues or organs.
3. Modification or cancellation of an application for registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation becomes effective from the time the medical establishment or the establishment engaged in cadaver recovery and preservation receives the written request for modification or cancellation of the registration application.
4. The Minister of Health shall prescribe the form of request for modification or cancellation of the application for registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation.
SECTION 2. REMOVAL OF DECEASED DONOR TISSUES OR ORGANS, RECOVERY OF CADAVERS
Article 21.- Removal of deceased donor tissues or organs
1. Only medical establishments defined in Article 16 of this Law may remove tissues and organs from deceased donors.
2. Removal of tissues and organs from deceased donors may be carried out in the following cases:
a/ The deceased donor has a card of registration of donation of deceased donor tissues or organs;
b/ The deceased donor has a card of registration of donation of deceased donor tissues or organs and has been declared brain-dead under the provisions of Clause 5, Article 27 of this Law;
c/ In case of having no card of registration of donation of deceased donor tissues or organs, written consent of the father, mother, guardian, spouse or adult child of the deceased donor is required.
Article 22.- Conditions for cadaver recovery
1. Only medical establishments engaged in recovery and preservation of donor cadaver defined in Article 23 of this Law may recover cadavers.
2. The recovery of cadavers may be conducted in the following cases:
a/ The deceased has a card of registration of donation of his/her cadaver;
b/ In case the deceased has no card of registration of donation of his/her cadaver, written consent of the father, mother, guardian, spouse or adult child of the deceased donor is required;
c/ The deceased's last residence is unknown but there is a death certificate issued by the People's Committee of the commune, ward or township where the person dies.
Article 23.- Conditions for establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers
Establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers are medical research and training institutions that have adequate conditions on material foundations for cadaver preservation, equipment, facilities, personnel and a memorial room according to the Health Minister's regulations.
Article 24.- Responsibilities of medical establishments and establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers in removing deceased donor tissues and organs or recovering cadavers.
1. Medical establishments and establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers have the following responsibilities:
a/ To visit the places where cadavers exist to remove organs from or recover cadavers;
b/ To collaborate with deceased donors' families in holding memorial services for the deceased;
c/ Restoring the appearance of cadavers after removing organs therefrom or no longer needing to use cadavers;
d/ Organizing burial services for cadavers which are no longer needed for use.
2. Expenses for organizing memorial and burial services for donor cadavers shall be borne by the state budget according to the Health Minister's regulations.
Article 25.- Honoring of deceased donors for donation of their organs or cadavers
Deceased donors of organs or cadavers shall be posthumously awarded a For the People's Health medal according to the Health Minister's regulations.
Article 26.- Purposes of and conditions for determining brain death
1. Brain death determination is a legal ground for removing tissues or organs from persons with cards of registration of donation of deceased donor tissues or organs.
2. Conditions for brain death determination include:
a/ Satisfying all indicators of brain death according to Articles 28 and 29 of this Law;
b/ Three professionals defined in Clause 3, Article 27 of this Law have personally conducted examination and conclusion on brain death;
c/ Brain death diagnosis may be conducted only at a medical establishment with an intensive care unit, ventilators, breath and blood analyzers and other conditions as specified in Article 16 of this Law.
Article 27.- Procedures and competence to determine brain death
1. Heads of medical establishments defined at Point c, Clause 2, Article 26 of this Law shall issue decisions approving lists of professionals to participate in brain death determination.
2. Professionals in brain death determination are those in the following fields:
a/ Intensive care;
b/ Neurology or neurosurgery;
c/ Forensic examination.
3. For brain death determination, the head of a medical establishment defined in Clause 1 of this Article shall appoint a group of three professionals on the list of professionals participating in brain death determination in the three fields specified in Clause 2 of this Article. The physician who will personally participate in tissue or organ transplantation and the physician who is personally attending to the brain-dead person may not participate in the group of professionals for brain death determination.
4. Brain death conclusions by the group of brain death determination professionals may be publicized only after there are written brain death conclusions of all three members.
Members of the group of brain death determination professionals shall take responsibility before law for the scientificity and accuracy of their brain death conclusions.
5. The head of the medical establishment defined in Clause 1 of this Article shall publicize in writing brain death conclusions.
Article 28.- Clinical criteria and time criteria for brain death determination
1. Clinical criteria for brain death determination include:
a/ Coma (the score of 3 on the Glasgow coma scale);
b/ Fixed pupil (the pupil's diameter dilated to both sides over 4 mm);
c/ No pupillary reflex to light;
d/ No corneal reflex;
e/ No cough response to stimulation of bronchi;
f/ No deviation of the eyes to irrigation of each ear with 50 ml of cold water;
g/ Loss of the breathing ability when the ventilator is disconnected.
2. The time criterion for brain death determination is that conclusion on brain death can be made only at least 12 hours after the moment all clinical criteria specified in Clause 1 of this Article are satisfied and no recovery is observed.
3. The Ministry of Health shall specify cases where the clinical criteria specified in Clause 1 of this Article are not applicable to death brain determination.
Article 29.- Subclinical criteria for determining brain death
1. In order to identify subclinical criteria for determining brain death, one of the following professional techniques shall be used:
a/ Electroencephalogram (EEG);
b/ Computed tomography scanning;
c/ Transcranial Doppler ultrasonography;
d/ X-ray of brain arteries;
e/ Nuclear brain scanning.
2. The Minister of Health shall specify subclinical criteria for determining brain death and the application of professional techniques mentioned in Clause 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực