Chương 6 Luật Hải quan 2001: Quản lý nhà nước về hải quan
Số hiệu: | 29/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2002 |
Ngày công báo: | 22/09/2001 | Số công báo: | số 35 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan;
4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
7. Thống kê nhà nước về hải quan;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;
9. Hợp tác quốc tế về hải quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
2. Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc quản lý nhà nước về hải quan.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương.
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan hải quan, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật của công chức hải quan, cơ quan hải quan xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm hướng dẫn cho người khiếu nại biết để khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
2. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình; trong trường hợp nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết.
1. Thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hải quan, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước hoặc quyết định, bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
Article 73.- Contents of the State management over customs
The contents of the State management over customs include:
1. Elaboration and direction of the implementation of the strategy, planning and plans on development of Vietnam’s Customs.
2. Promulgation and organization of the implementation of legal documents on customs;
3. Provision of guidance for, implementation and propagation of customs legislation.
4. Prescription of the organization and operation of the Customs.
5. Training, fostering and building of the contingent of customs officers.
6. Organization of research and application of sciences and technologies and modern customs management methods.
7. Collection of the State’s statistical data on customs.
8. Inspection, supervision, settlement of complaints and denunciations, and handling of violations of customs legislation.
9. International cooperation on customs.
Article 74.- Bodies in charge of the State management over customs
1. The Government shall perform the uniform State management over customs.
2. The General Department of Customs is the body assisting the Government in performing the uniform State management over customs.
3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to coordinate with the General Department of Customs in performing the State management over customs.
4. The People’s Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to organize the implementation of the customs legislation in their respective localities.
Article 75.- The right to lodge complaints, denunciations, and initiate lawsuits
1. Individuals and organizations may lodge complaints with the customs offices, other competent State bodies or initiate lawsuits at courts according to law provisions against administrative decisions and/or administrative acts of the customs offices, customs officers where there are grounds to believe that such decisions and/or acts are contrary to law, and infringe upon their legitimate rights and interests.
2. Individuals may lodge denunciations with the customs offices or other competent State bodies against customs officers and/or customs offices for their law-breaking acts which infringe upon the interests of the State and the legitimate rights and interests of organizations and individuals.
Article 76.- Responsibility to settle complaints and denunciations
1. The customs offices at all levels shall have to settle complaints about administrative decisions and/or administrative acts falling under their settling competence; if receiving complaints not falling under their settling competence, they shall have to inform the complainants thereof so that the latter can lodge their complaints with competent State bodies for settlement.
2. The customs offices at all levels shall have to settle denunciations falling under their competence; if receiving denunciations not falling under their competence, they shall have to refer them to competent bodies or organizations for settlement and inform in writing the denouncers thereof.
Article 77.- Time limit, procedures and competence for settlement of complaints and denunciations
1. The time limits and procedures for lodging complaints and denunciations and settling them, and the competence to settle complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations and relevant law provisions.
2. During the time of lodging complaints or initiating lawsuits, the organizations or individuals shall still have to abide by the administrative decisions or decisions sanctioning administrative violations, issued by the customs offices or other competent State bodies. When the complaint-settling decisions of the customs offices or other competent State bodies are issued or the courts decisions or judgments take legal effect, such decisions or judgments shall be complied with.