Chương III Luật Giao thông đường bộ 2001: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Số hiệu: | 26/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2002 |
Ngày công báo: | 31/08/2001 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về giao thông đường bộ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ.
2. Mạng lưới đường bộ gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
3. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu và phân thành các cấp đường.
4. Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ.
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là bộ phận quan trọng của quy hoạch phát triển đô thị phải đồng bộ với quy hoạch các công trình ngầm và công trình kỹ thuật hạ tầng khác của đô thị.
Quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị phải bảo đảm tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của giao thông đô thị.
3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi phê duyệt phải được công bố rộng rãi để nhân dân biết.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, phê duyệt và công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, nghiêm cấm xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó.
Trên đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng, khai thác nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
3. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông, trong đó có người tàn tật.
Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông ngay từ khi lập dự án, thiết kế, thi công và cả trong quá trình khai thác theo quy định của pháp luật.
1. Công trình báo hiệu đường bộ gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thông;
b) Biển báo hiệu;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;
e) Các báo hiệu khác.
2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
1. Việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi đã có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
3. Thi công các công trình trên đường đô thị phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
a) Chỉ được đào đường để sửa chữa các công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường đô thị, trừ trường hợp có sự cố đột xuất;
b) Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông;
c) Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường đô thị.
1. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
2. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ được quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì.
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Việc xây dựng đoạn đường giao cắt giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Bến xe, bãi đỗ xe phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Trong đô thị, việc xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm dịch vụ thương mại, văn hoá và khu dân cư phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình.
1. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tham gia ứng cứu bảo vệ công trình đường bộ.
3. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
4. Khi nhận được tin báo, các cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
LAND ROAD TRAFFIC INFRASTRUCTURE
Article 37.- Land road traffic infrastructure and road classification
1. Land road traffic infrastructure includes road works, car terminals, car parks and land road safety corridors.
2. The land road network includes national highways, provincial roads, district roads, communal roads, thoroughfares and special-use roads.
3. Land roads are named or numbered and graded.
4. The Government shall stipulate the classification, naming or numbering of roads and the technical criteria of road grades.
Article 38.- Land road traffic infrastructure planning
1. The land road traffic infrastructure planning must be based on the strategies and plannings for socio-economic development, national defense, security and serve the people’s travel demands.
2. The urban road infrastructure planning constitutes an important part of the urban development planning and must be in line with the plannings on underground works and other urban technical infrastructure projects.
The land fund for construction of urban road traffic infrastructure must ensure appropriate proportions, meeting the requirement of long-term development of urban traffic.
3. The land road traffic infrastructure planning, after being approved, must be widely publicized to people for knowledge.
The Government shall prescribe the order and procedures for elaboration, approval and publicization of the land road infrastructure planning.
Article 39.- Land areas reserved for roads
1. A land area reserved for a road shall include the land for such road and the road safety corridor.
2. Within the land areas reserved for roads, it is strictly forbidden to build other works, except for a number of essential projects which cannot be arranged outside such areas.
The road safety corridor land may be temporarily used and exploited but without affecting the road work safety and road traffic safety.
3. The Government shall specify the land areas reserved for roads, the use and exploitation of road safety corridor land as well as the construction of essential projects in the land areas reserved for roads.
Article 40.- Ensuring the technical requirements and traffic safety of road works
Newly built, upgraded or renovated road works must ensure the technical standards and conditions on traffic safety for all subjects participating in traffic, including disabled persons.
The road works must be expertised in terms of traffic safety right at the time of plan elaboration, designing and construction and throughout the exploitation process as provided for by law.
1. The road sign works include:
a) The traffic lights;
b) The road signs;
c) The marker posts, barricades or protection fences;
d) Road painted lines;
e) Milestones;
f) Other signs.
2. Before being put into exploitation, land roads must be fully furnished with road sign works according to the approved designs.
Article 42.- Project construction on roads being under exploitation
1. The construction of projects on land roads being under exploitation shall be carried out only after the competent State bodies issue permits therefor.
2. In the course of construction, the construction units shall have to arrange signals, provisional barricades and apply measures to ensure smooth and safe traffic.
3. The project construction on urban roads must comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article and the following regulations:
a) Road digging shall only be permitted for repairing works or building new technical cellars across roads but according to annual plans consulted in advance with the urban road management bodies, except for cases of unexpected incidents;
b) There must be construction plan and schedule suitable to the characteristics of each thoroughfare in order not to cause traffic congestion;
c) Upon the completion of construction, the road’s original state must be restored; for underground projects, the dossiers on completion of the construction thereof must be compiled and handed over to the urban road management bodies.
Article 43.- Road management and maintenance
1. Land roads put to exploitation must be managed and maintained with the following contents:
a) Monitoring the state of road works; organizing traffic; examining and inspecting the protection of land road traffic infrastructure;
b) Regular maintenance, periodical and unexpected repairs.
2. The responsibility to organize road management and maintenance is prescribed as follows:
a) The Ministry of Communications and Transport shall take charge of the national highway system;
b) The provincial-level People’s Committees shall take charge of the systems of provincial roads, urban roads. The management and maintenance of district and communal road systems shall be stipulated by the provincial-level People’s Committees;
c) Special-use roads and roads built with investment capital not from the State budget source shall be managed and maintained by investors.
Article 44.- Financial sources for road management and maintenance
1. The financial sources for road management and maintenance shall include:
a) State budget allocations;
b) Other revenue sources as prescribed by law.
2. The Government shall specify the management and use of financial sources for road management and maintenance.
Article 45.- Building crosscuts between roads and railroads
The construction of crosscuts between roads and railroads must be permitted by competent State bodies; be made according to designs which meet the technical criteria and traffic safety conditions and have been approved by competent State bodies.
Article 46.- Car terminals, parking lots, parks
1. Car terminal and car parking lots must be built according to plannings already approved and must satisfy the technical criteria prescribed by the Minister of Communications and Transport.
2. In urban areas, the construction of agencies’ offices, schools, hospitals, trade and/or cultural service centers and population quarters must include the construction of car parks suitable to the projects scales.
Article 47.- Protecting land road traffic infrastructures
1. The land road traffic infrastructure protection scope shall cover the land area reserved for road, the road safety corridor, the aerial space, the subterranean portions, the underwater sections related to project safety and land road traffic safety.
2. Agencies, organizations and individuals have the responsibility to protect land road traffic infrastructures; participate in the rescue of road works.
3. Those who discover that road works are damaged or infringed upon, safety corridors are grabbed and occupied must promptly report such to the local administrations, the road management bodies or the nearest police offices for handling; in case of necessity, they must apply measures to signal such to traffic participants.
4. Upon receiving reports, the responsible agencies shall have to quickly apply remedial measures to ensure smooth and safe traffic.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực