Chương I Luật Giao thông đường bộ 2001: Những quy định chung
Số hiệu: | 26/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2002 |
Ngày công báo: | 31/08/2001 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về giao thông đường bộ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác.
3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng.
4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
7. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.
8. Đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố.
9. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
10. Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
11. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
12. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
13. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
14. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
15. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
16. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
17. Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
18. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
19. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
20. Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
21. Hàng nguy hiểm là hàng khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
1. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
2. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông.
3. Việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kỹ thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
5. Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế trọng điểm.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đường bộ.
1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Các cơ quan, tổ chức và gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông đường bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Phá hoại công trình đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường; mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, tổ chức đua xe trái phép.
7. Người lái xe sử dụng chất ma tuý.
8. Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
9. Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
10. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.
11. Bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
12. Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
13. Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
14. Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.
15. Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
16. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý.
17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật giao thông đường bộ.
18. Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
This Law prescribes land road traffic rules and land road traffic safety conditions of infrastructure, means and people joining in land road traffic as well as land road transport activities.
Article 2.- Application objects
This Law applies to agencies, organizations and individuals that operate and live on the territory of the Socialist Republic of Vietnam; where international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 3.- Term interpretation
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Land roads include roads, land bridges, land tunnels, land ferries.
2. Land road works include roads, car stops and parks on roads, water drainage systems, signal lights; marker posts, road signs, median strips and other support constructions and equipment.
3. Road land means a land section on which land road works are constructed.
4. Land road safety corridor means land strips along both sides of a road to ensure traffic safety and protect land road works.
5. Motorways mean the land road sections used for passage by traffic means.
6. Road lanes means sections of motorways divided lengthwise, being wide enough for safe movement of vehicles.
7. Limited size of land road means the space with limited sizes in height, width of roads, bridges, road tunnels so that vehicles, including cargoes loaded thereon, safely run through.
8. Street thoroughfares mean roads inside urban areas, which include road beds and pavements.
9. Median strips are road parts that divide road surface for vehicles to run along two separate opposite directions or divide the motorized vehicle way from the rudimentary vehicle way. The median strips are classified into fixed and mobile types.
10. Expressways mean roads reserved only for high-speed vehicles, with median strips dividing roads for vehicles to run along two opposite directions and without crosscutting other roads on the same level.
11. The land-road maintenance means carrying out the work of maintenance and repairs in order to maintain the technical criteria of roads being under exploitation.
12. Land-road traffic means include motorized land-road traffic means and rudimentary land-road traffic means.
13. Motorized land-road traffic means (hereinafter called the motorized vehicles) include automobiles, tractors, motorized two-wheelers, motorized three-wheelers, mopeds and the like, including motorized vehicles for the disabled.
14. Rudimentary land-road traffic means (hereinafter called rudimentary vehicles) include non-motorized vehicles such as bicycles, cyclos, animal-drawn carts and the like.
15. Special-use vehicles and machines include construction vehicles and machines farming vehicles and machines, forestry vehicles and machines, which join in land-road traffic.
16. Means joining in land-road traffic include land-road traffic means and special-use vehicles and machines.
17. People, joining in land-road traffic include operators and users of means in land-road traffic; persons handling or leading animals and pedestrians on land roads.
18. Operators of means in traffic include operators of motorized vehicles, rudimentary vehicles or special-use vehicles and machines, which join in land-road traffic.
19. Vehicle drivers mean operators of motorized vehicles.
20. Traffic conductors means traffic police or persons tasked to conduct traffic at places where construction is underway, or traffic is congested, at ferries and at land bridges on which railways also run.
21. Dangerous cargoes mean those which, when carried on roads, may cause harms to human lives, health, environment, safety and national security.
Article 4.- The principles of ensuring land-road traffic safety
1. To ensure land-road traffic safety is the responsibility of agencies, organizations, individuals and the entire society.
2. People joining in traffic must strictly observe the traffic rules and ensure safety of their own as well as of others. The means owners and operators shall be held responsible before law for ensuring the safety conditions of means joining in traffic.
3. The maintenance of land-road traffic order and safety must be effected synchronously with the techniques and safety of land-road traffic infrastructures, land-road traffic means, the law observance sense of people in traffic and other domains related to land-road traffic safety.
4. All acts of violating the land-road traffic legislation must be handled in a strict, just, prompt and lawful manner.
5. Those who violate the land-road traffic legislation and cause accidents shall be accountable for their acts of violation; if causing damage to other persons, they must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 5.- Policies of developing land-road traffic
1. The State prioritizes the development of land-road traffic infrastructures in mountain regions, deep-lying, remote, border, island regions, ethnic minority regions, key economic regions.
2. The State adopts the policy of prioritizing the development of mass transit and restricting the use of personal communications means in big cities.
3. The State encourages and creates conditions for domestic agencies, organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals to invest in and apply advanced sciences and technologies to the field of land-road traffic.
Article 6.- Propagation, dissemination and education of land-road traffic legislation
1. Information and propaganda agencies shall have to organize the propagation and dissemination of land-road traffic legislation constantly and widely to the entire population.
2. Agencies, organizations and families have the responsibility to propagate and educate people under their respective management with the land-road traffic legislation.
3. Agencies exercising the State management over education and training have the responsibility to include the land-road traffic legislation in the teaching programs at schools and other educational establishments, suitable to each branch and each level of study.
Article 7.- Responsibility of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
Vietnam Fatherland Front and its members organizations shall, within the scope of their tasks and powers, have to organize and coordinate with functional bodies in organizing the propagation and mobilization of people to strictly abide by the land-road traffic legislation; supervise the observance of land-road traffic legislation by agencies, organizations and individuals.
1. Destroying land-road works.
2. Illegally digging, drilling and/or cutting roads; illegally placing or erecting hurdles on roads; illegally opening passages; grabbing and occupying land-road safety corridor; illegally dismantling, removing or falsifying road sign works.
3. Illegally using road beds, pavements.
4. Putting motorized vehicles which fail to satisfy the technical safety criteria into operation on roads.
5. Changing the general structure, components and/or accessories of motorized vehicles in order to temporarily achieve their technical criteria when they are put to inspection.
6. Taking part in or organizing illegal vehicle races.
7. Using narcotics by vehicle drivers.
8. Using alcohol by drivers while operating vehicles on roads, who are found as having the alcoholic strength of over 80 milligrams/100 milliliters of their blood or 40 milligrams/1 litter of their breath or other stimulants banned from use by law.
9. Operating motorized vehicles without driving licenses as prescribed.
10. Operating motorized vehicles beyond the prescribed speeds.
11. Blowing horns and stepping on the accelerator continuously; blowing horns within the time from 22.00 hrs to 05.00 hrs, blowing hooters and/or using distant flash lights in urban and populous areas, except for priority vehicles being on duty as provided for by this Law.
12. Illegally transporting dangerous cargoes or failing to fully abide by the regulations on transportation of dangerous cargoes.
13. Employing transshipment or other tricks to evade detection of overload and/or oversize transportation.
14. Fleeing the scene after causing accidents in order to shirk responsibility.
15. Deliberately refusing to rescue victims of traffic accidents when having conditions to do so.
16. Taking advantage of traffic accidents to assault, intimidate, pressure, foment disorder or obstruct the handling.
17. Abusing positions, powers or profession to breach the Land Road Traffic Law.
18. Other acts which cause danger to people and means joining in land-road traffic.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực