Luật Giao thông đường bộ số 26/2001/QH10
Số hiệu: | 26/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2002 |
Ngày công báo: | 31/08/2001 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về giao thông đường bộ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2001/QH10 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2001 |
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 26/2001/QH10 GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về giao thông đường bộ.
Luật này quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác.
3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng.
4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
7. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.
8. Đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố.
9. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
10. Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
11. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
12. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
13. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
14. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
15. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
16. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
17. Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
18. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
19. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
20. Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
21. Hàng nguy hiểm là hàng khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
1. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
2. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông.
3. Việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kỹ thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
5. Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế trọng điểm.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đường bộ.
1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Các cơ quan, tổ chức và gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông đường bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Phá hoại công trình đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường; mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, tổ chức đua xe trái phép.
7. Người lái xe sử dụng chất ma tuý.
8. Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
9. Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
10. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.
11. Bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
12. Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
13. Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
14. Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.
15. Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
16. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý.
17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật giao thông đường bộ.
18. Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
7. Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
1. Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể tốc độ của xe cơ giới và việc đặt biển báo tốc độ.
2. Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái.
3. Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
1. Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
2. Cấm lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ.
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe kia đi.
3. Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
1. Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì người điều khiển xe phải cho xe dừng, đỗ tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, người điều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn, nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báo hiệu để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
2. Cấm dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất các biển báo hiệu đường bộ.
Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét;
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự :
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
e) Đoàn xe tang;
g) Các xe khác theo quy định của pháp luật.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.
2. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người tàn tật.
3. Các loại xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người xuống phà sau; khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao:
a) Các xe ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
1. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
2. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc chuông báo hiệu đã ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
4. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt và trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
5. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
1. Người lái xe trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, chỉ khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào các làn đường của đường cao tốc;
b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
c) Không được cho xe chạy ở phần lề đường;
d) Không được quay đầu xe, lùi xe;
đ) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
2. Người lái xe phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định khoảng cách an toàn giữa các xe đang chạy trên đường.
3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để các lái xe khác biết.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng, xe thô sơ phải có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu;
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở những nơi quy định;
3. Không được quay đầu xe, lùi xe.
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường có thể được lưu hành trên đường nhưng phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ cầu đường, bảo đảm an toàn giao thông.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; quy định về tổ chức, hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ và việc cấp giấy phép cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường.
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;
b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;
c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.
2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.
3. Cấm các hành vi sau đây:
a) Xe kéo rơ moóc, xe sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác;
b) Chở người trên xe được kéo;
c) Xe ô tô kéo theo xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường.
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn.
2. Việc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy do Chính phủ quy định.
3. Cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe lạng lách, đánh võng;
c) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
d) Sử dụng ô, điện thoại di động;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
e) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
g) Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường;
h) Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Cấm người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
1. Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 28 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.
3. Hàng hoá xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
3. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí đó.
4. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
1. Người tàn tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người tàn tật, người già yếu khi đi qua đường.
1. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và phải bảo đảm vệ sinh trên đường; trong trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được cho đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
2. Cấm điều khiển, dẫn dắt súc vật đi vào phần đường xe cơ giới.
1. Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quản quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
3. Cấm các hành vi sau đây:
a) Họp chợ trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Để trái phép vật liệu, phế thải; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông sản và các vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt các biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông; trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời vào mục đích khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Đổ rác hoặc phế thải ra đường phố không đúng nơi quy định;
b) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố;
c) Tự ý tháo mở nắp cống trên đường phố;
d) Các hành vi khác gây cản trở giao thông.
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.
2. Trách nhiệm về việc tổ chức giao thông :
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông đường bộ và đường đô thị thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông:
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
b) Khi có tình huống đột xuất gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
1. Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm:
a) Dừng ngay xe lại; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người lái xe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đe doạ đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an.
3. Người lái xe khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe ưu tiên, xe của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc phải thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm nhanh chóng cử người tới hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Uỷ ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
5. Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an đến giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, nếu người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
6. Cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ.
2. Mạng lưới đường bộ gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
3. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu và phân thành các cấp đường.
4. Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ.
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là bộ phận quan trọng của quy hoạch phát triển đô thị phải đồng bộ với quy hoạch các công trình ngầm và công trình kỹ thuật hạ tầng khác của đô thị.
Quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị phải bảo đảm tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của giao thông đô thị.
3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi phê duyệt phải được công bố rộng rãi để nhân dân biết.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, phê duyệt và công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, nghiêm cấm xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó.
Trên đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng, khai thác nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
3. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông, trong đó có người tàn tật.
Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông ngay từ khi lập dự án, thiết kế, thi công và cả trong quá trình khai thác theo quy định của pháp luật.
1. Công trình báo hiệu đường bộ gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thông;
b) Biển báo hiệu;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;
e) Các báo hiệu khác.
2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
1. Việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi đã có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
3. Thi công các công trình trên đường đô thị phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
a) Chỉ được đào đường để sửa chữa các công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường đô thị, trừ trường hợp có sự cố đột xuất;
b) Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông;
c) Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường đô thị.
1. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
2. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ được quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì.
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Việc xây dựng đoạn đường giao cắt giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Bến xe, bãi đỗ xe phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Trong đô thị, việc xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm dịch vụ thương mại, văn hoá và khu dân cư phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình.
1. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tham gia ứng cứu bảo vệ công trình đường bộ.
3. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
4. Khi nhận được tin báo, các cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa phải là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
3. Xe cơ giới phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải.
5. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định kiểu loại, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật của các loại xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thu hồi đăng ký và biển số các loại xe cơ giới.
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Cấm cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
4. Người đứng đầu cơ quan kiểm định và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
6. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định và tổ chức việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và kiểm định các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định các loại xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Khi tham gia giao thông, các loại xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện an toàn, phạm vi hoạt động, đăng ký và cấp biển số các loại xe thô sơ của địa phương mình.
1. Bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Có bộ phận giảm thanh, giảm khói.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu các loại xe máy chuyên dùng phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, cấp đăng ký, biển số; quy định danh mục các loại xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp đăng ký, biển số và kiểm định các loại xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Người lái xe phải bảo đảm độ tuổi, sức khoẻ theo quy định của Luật này.
3. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe không thời hạn gồm các hạng:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1 và các xe tương tự.
3. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người lái xe chuyên nghiệp, lái các xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái các xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép hạng này khi kéo rơ moóc.
4. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước.
5. Giấy phép lái xe bị thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn theo quy định của Chính phủ.
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau :
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3500kg trở lên; taxi khách; xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi;
d) Người đủ 25 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
đ) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khoẻ phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe và quy định việc khám sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe ô tô.
1. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
2. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ngoài việc phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có đủ thời gian và số cây số lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
5. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được cấp phép theo quy định.
7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.
8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khoẻ và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tổ chức đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ, có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Có độ tuổi và sức khoẻ phù hợp với ngành nghề lao động.
1. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
2. Có sức khoẻ bảo đảm điều khiển xe an toàn.
Hoạt động vận tải khách, vận tải hàng bằng đường bộ là hoạt động có điều kiện theo quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong một ngày, thời gian làm việc của lái xe không được quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
1. Xe ô tô vận chuyển khách công cộng phải chạy theo tuyến nhất định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Chủ phương tiện phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Các quy định về vận chuyển khách;
b) Thực hiện đúng lịch trình, hành trình vận tải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không được giao xe cho người không đủ điều kiện để lái xe.
3. Người lái xe ô tô khách ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này còn phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Kiểm tra bảo đảm an toàn của xe trước khi xuất bến;
b) Hướng dẫn khách ngồi đúng nơi quy định;
c) Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hoá bảo đảm an toàn;
d) Có biện pháp bảo vệ tài sản của khách đi xe, giữ trật tự trong xe;
đ) Phải đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy;
e) Đón khách, trả khách đúng nơi quy định;
g) Cấm vận chuyển hàng trái pháp luật;
h) Cấm chở người trên mui và để người đu bám bên ngoài thành xe;
i) Cấm chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối, súc vật đang bị dịch bệnh hoặc hàng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách;
k) Cấm chở khách, hành lý, hàng vượt quá trọng tải thiết kế của xe;
l) Cấm để hàng trong khoang chở khách.
4. Khách đi xe phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe về chấp hành các quy định bảo đảm an toàn giao thông;
b) Cấm mang theo hàng bị cấm vận chuyển.
1. Ban quản lý bến xe ô tô khách có các nhiệm vụ sau đây :
a) Tổ chức bán vé cho khách, sắp xếp cho ô tô khách vào bến để đón khách, trả khách bảo đảm trật tự, an toàn;
b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải khách bằng đường bộ trong bến xe;
c) Tổ chức các dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống an toàn của xe và các dịch vụ khác để phục vụ khách bảo đảm trật tự, an toàn trong bến và an toàn giao thông.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức, quản lý hoạt động của bến xe ô tô khách.
1. Việc vận chuyển hàng bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và phải được chằng buộc chắc chắn;
b) Khi vận chuyển hàng rời phải có mui, bạt che đậy không được để rơi vãi.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
b) Chở người trong thùng xe;
c) Vận chuyển hàng trái pháp luật.
3. Quy định tại điểm b khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Xe chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; xe chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang đi làm nhiệm vụ; xe chở người bị nạn đi cấp cứu;
b) Xe chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; xe tập lái chở người đi thực hành lái xe; xe chở người đi diễu hành theo đoàn và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng thực tế của mỗi kiện hàng vượt quá giới hạn quy định cho phép nhưng không thể tháo rời ra được.
2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
1. Xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định.
2. Người lái xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả khách, hàng theo thoả thuận giữa khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
3. Xe vệ sinh công cộng, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời phải được che phủ kín không để rơi vãi trên đường phố và xe chở hàng khác phải hoạt động theo đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị.
Việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng phải theo đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc thực hiện Điều này.
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Tổ chức, quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.
6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
7. Tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
9. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
4. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
6. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.
1. Thanh tra giao thông đường bộ là thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra giao thông đường bộ có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và phương tiện tham gia giao thông tại các điểm giao thông tĩnh;
b) Thanh tra việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động vận tải tại các điểm giao thông tĩnh.
3. Thanh tra giao thông đường bộ có các quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
b) Lập biên bản và kiến nghị biện pháp giải quyết;
c) Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Đoàn thanh tra, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
5. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông đường bộ.
1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
2. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên; tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý các vi phạm luật giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên, cảnh sát giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trong hoạt động giao thông đường bộ để gây phiền hà, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc không thực hiện đầy đủ chức trách gây mất an toàn giao thông đường bộ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Các quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 26/2001/QH10 |
Hanoi, June 29, 2001 |
In order to enhance the State management effect and to raise the sense of responsibility of agencies, organizations and individuals with a view to ensuring land road traffic smoothness, order, safety and convenience in service of people’s movement demand and the cause of construction and defense of the Fatherland;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law prescribes land road traffic.
This Law prescribes land road traffic rules and land road traffic safety conditions of infrastructure, means and people joining in land road traffic as well as land road transport activities.
Article 2.- Application objects
This Law applies to agencies, organizations and individuals that operate and live on the territory of the Socialist Republic of Vietnam; where international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 3.- Term interpretation
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Land roads include roads, land bridges, land tunnels, land ferries.
2. Land road works include roads, car stops and parks on roads, water drainage systems, signal lights; marker posts, road signs, median strips and other support constructions and equipment.
3. Road land means a land section on which land road works are constructed.
4. Land road safety corridor means land strips along both sides of a road to ensure traffic safety and protect land road works.
5. Motorways mean the land road sections used for passage by traffic means.
6. Road lanes means sections of motorways divided lengthwise, being wide enough for safe movement of vehicles.
7. Limited size of land road means the space with limited sizes in height, width of roads, bridges, road tunnels so that vehicles, including cargoes loaded thereon, safely run through.
8. Street thoroughfares mean roads inside urban areas, which include road beds and pavements.
9. Median strips are road parts that divide road surface for vehicles to run along two separate opposite directions or divide the motorized vehicle way from the rudimentary vehicle way. The median strips are classified into fixed and mobile types.
10. Expressways mean roads reserved only for high-speed vehicles, with median strips dividing roads for vehicles to run along two opposite directions and without crosscutting other roads on the same level.
11. The land-road maintenance means carrying out the work of maintenance and repairs in order to maintain the technical criteria of roads being under exploitation.
12. Land-road traffic means include motorized land-road traffic means and rudimentary land-road traffic means.
13. Motorized land-road traffic means (hereinafter called the motorized vehicles) include automobiles, tractors, motorized two-wheelers, motorized three-wheelers, mopeds and the like, including motorized vehicles for the disabled.
14. Rudimentary land-road traffic means (hereinafter called rudimentary vehicles) include non-motorized vehicles such as bicycles, cyclos, animal-drawn carts and the like.
15. Special-use vehicles and machines include construction vehicles and machines farming vehicles and machines, forestry vehicles and machines, which join in land-road traffic.
16. Means joining in land-road traffic include land-road traffic means and special-use vehicles and machines.
17. People, joining in land-road traffic include operators and users of means in land-road traffic; persons handling or leading animals and pedestrians on land roads.
18. Operators of means in traffic include operators of motorized vehicles, rudimentary vehicles or special-use vehicles and machines, which join in land-road traffic.
19. Vehicle drivers mean operators of motorized vehicles.
20. Traffic conductors means traffic police or persons tasked to conduct traffic at places where construction is underway, or traffic is congested, at ferries and at land bridges on which railways also run.
21. Dangerous cargoes mean those which, when carried on roads, may cause harms to human lives, health, environment, safety and national security.
Article 4.- The principles of ensuring land-road traffic safety
1. To ensure land-road traffic safety is the responsibility of agencies, organizations, individuals and the entire society.
2. People joining in traffic must strictly observe the traffic rules and ensure safety of their own as well as of others. The means owners and operators shall be held responsible before law for ensuring the safety conditions of means joining in traffic.
3. The maintenance of land-road traffic order and safety must be effected synchronously with the techniques and safety of land-road traffic infrastructures, land-road traffic means, the law observance sense of people in traffic and other domains related to land-road traffic safety.
4. All acts of violating the land-road traffic legislation must be handled in a strict, just, prompt and lawful manner.
5. Those who violate the land-road traffic legislation and cause accidents shall be accountable for their acts of violation; if causing damage to other persons, they must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 5.- Policies of developing land-road traffic
1. The State prioritizes the development of land-road traffic infrastructures in mountain regions, deep-lying, remote, border, island regions, ethnic minority regions, key economic regions.
2. The State adopts the policy of prioritizing the development of mass transit and restricting the use of personal communications means in big cities.
3. The State encourages and creates conditions for domestic agencies, organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals to invest in and apply advanced sciences and technologies to the field of land-road traffic.
Article 6.- Propagation, dissemination and education of land-road traffic legislation
1. Information and propaganda agencies shall have to organize the propagation and dissemination of land-road traffic legislation constantly and widely to the entire population.
2. Agencies, organizations and families have the responsibility to propagate and educate people under their respective management with the land-road traffic legislation.
3. Agencies exercising the State management over education and training have the responsibility to include the land-road traffic legislation in the teaching programs at schools and other educational establishments, suitable to each branch and each level of study.
Article 7.- Responsibility of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
Vietnam Fatherland Front and its members organizations shall, within the scope of their tasks and powers, have to organize and coordinate with functional bodies in organizing the propagation and mobilization of people to strictly abide by the land-road traffic legislation; supervise the observance of land-road traffic legislation by agencies, organizations and individuals.
1. Destroying land-road works.
2. Illegally digging, drilling and/or cutting roads; illegally placing or erecting hurdles on roads; illegally opening passages; grabbing and occupying land-road safety corridor; illegally dismantling, removing or falsifying road sign works.
3. Illegally using road beds, pavements.
4. Putting motorized vehicles which fail to satisfy the technical safety criteria into operation on roads.
5. Changing the general structure, components and/or accessories of motorized vehicles in order to temporarily achieve their technical criteria when they are put to inspection.
6. Taking part in or organizing illegal vehicle races.
7. Using narcotics by vehicle drivers.
8. Using alcohol by drivers while operating vehicles on roads, who are found as having the alcoholic strength of over 80 milligrams/100 milliliters of their blood or 40 milligrams/1 litter of their breath or other stimulants banned from use by law.
9. Operating motorized vehicles without driving licenses as prescribed.
10. Operating motorized vehicles beyond the prescribed speeds.
11. Blowing horns and stepping on the accelerator continuously; blowing horns within the time from 22.00 hrs to 05.00 hrs, blowing hooters and/or using distant flash lights in urban and populous areas, except for priority vehicles being on duty as provided for by this Law.
12. Illegally transporting dangerous cargoes or failing to fully abide by the regulations on transportation of dangerous cargoes.
13. Employing transshipment or other tricks to evade detection of overload and/or oversize transportation.
14. Fleeing the scene after causing accidents in order to shirk responsibility.
15. Deliberately refusing to rescue victims of traffic accidents when having conditions to do so.
16. Taking advantage of traffic accidents to assault, intimidate, pressure, foment disorder or obstruct the handling.
17. Abusing positions, powers or profession to breach the Land Road Traffic Law.
18. Other acts which cause danger to people and means joining in land-road traffic.
1. People joining in traffic must keep to the right along their travel direction, travel on the prescribed road sections and obey the road signal system.
2. Drivers and people sitting on front seats of automobiles furnished with safety belts must fasten the safety belts.
Article 10.- Land road signal system
1. The land road signal system include traffic conductors commands, traffic lights, sign boards, road painted lines, marker posts or protection walls, barricades.
2. Traffic police’s commands:
a) Raising hand vertically straight to signal people in traffic to stop;
b) Stretching two or one hand horizontally to signal people in traffic in front or behind the traffic conductors to stop; the people in traffic on the right and the left of the traffic conductors to go straight and turn right;
c) Stretching the right hand to the front to signal that the people in traffic behind and on the right of the traffic conductors stop; the people in traffic in front of the traffic conductors may turn right; the people in traffic on the left of the traffic conductors may travel in all directions; the pedestrians crossing roads must go behind the traffic conductor.
3. The traffic lights are in three colors, with the meaning of each color as follows:
a) The green lights means passable;
b) The red lights means pass-ban;
c) The yellow lights means the signal change. When the yellow light is on, the means operators must stop their vehicles in front of the stop line, except for cases where operators have already passed the stop lines, they may continue to move on;
d) The flickering yellow light means being passable but watching traffic.
4. Road signboards include 5 groups with the meaning of each group as follows:
a) The ban signboards indicate various bans;
b) The danger signboards warn against dangerous circumstances likely to occur;
c) Command signboards indicate various commands to be obeyed;
d) Directing signboards indicate travel directions or necessary information;
e) Auxiliary signboards additionally express the ban signboards, danger signboards, command signboards or directing signboards.
5. Road painted lines indicate the division of road lanes, positions, traffic directions, stop positions.
6. Marker posts or protection walls are placed at the edges of dangerous road sections to guide the people in traffic for the safety scopes of the road beds and traffic directions.
7. Barricades are put at places where road beds are bottleneck, at bridge heads, sluice heads, ban roads, impasses, impassable to vehicles, pedestrians, or at places where traffic should be controlled and supervised.
8. The Minister of Communications and Transport shall specify road-signs.
Article 11.- Abiding by road signals
1. The people in traffic must abide by commands and instructions of the land road signal system.
2. Where there are traffic conductors, the people in traffic shall have to obey their commands.
3. Where there exist both the fixed signal boards and the provisional signal boards, the people join in land traffic shall have to abide by the commands of the provisional signal boards.
Article 12.- Vehicle speeds and distance between vehicles
1. Vehicle drivers must abide by the speed regulations while driving their vehicles on roads.
The Minister of Communications and Transport shall specify the speeds of motorized vehicles and the placement of speed sign boards.
2. Vehicle drivers must keep safe distance from vehicles running immediately before them; where there exists the signboard " the minimum distance between two vehicles", they must keep a distance not smaller than the figure inscribed on the signboard.
1. Where there are on a road many motor lanes in the same direction, distinguished from each other by lane-dividing painted lines, the drivers must keep their vehicles on one lane and are allowed to change to other lanes at places where it is so permitted; when changing lanes, they must give advance signals and ensure safety.
2. Where there are on a one-way road lane-dividing lines, the rudimentary vehicles must keep to the innermost right lane while the motorized vehicles travel on the left lanes.
3. Assorted means joining in land road traffic with lower speeds must keep to the right.
Article 14.- Vehicle overtaking
1. Vehicles asking for permission to overtake must signal with lights or horns; in urban centers and populous areas from 22.00 hrs to 05.00 hrs, only light signals are used to ask for permission to overtake.
2. The overtaking vehicle may overtake only where there appear no obstacles in front of them, no vehicles running from the opposite direction within the road sections reserved for overtaking and the vehicle running before gives no signals to overtake other vehicles and has already moved to the right.
3. When there are vehicles asking permission to overtake, if the safety conditions permit, the operators of the means running in front must speed down, move close to the right of the motorway till the behind vehicles have already passed and must not cause hindrances to the vehicles asking for the overtaking.
4. When overtaking, vehicles must pass on the left, except for the following cases where they are permitted to pass on the right:
a) When the front vehicles give signals to turn left or are turning left;
b) When trams are running in the middle of roads;
c) When special-used vehicles are operating on roads, disenabling them to overtake on the left.
5. Vehicle overtaking is forbidden in the following cases:
a) The conditions prescribed in Clause 2 of this Article are not met;
b) There is only one motor lane on a narrow bridge;
c) Under flyovers, by-roads, slope heads and other positions with restricted visibility;
d) Where roads cross each other or roads crosscut railways;
e) Where weather conditions or road conditions do not permit safe overtaking;
f) Priority vehicles transmit priority signals while performing their tasks;
Article 15.- Changing vehicle directions
1. When wishing to change direction, the mean operators must speed down and signal the turning directions.
2. While changing direction, the vehicle drivers must give way to pedestrians and bicycle riders, who are travelling on road sections reserved for them, give way to vehicles running from the opposite direction and shall change the direction only when they see that no hindrance or danger is caused to people and other means.
3. In population areas, drivers may make U turns at places where roads cut each other and places where exist signboards permitting U turns.
4. It is prohibited to make U turns at road sections reserved for road-crossing pedestrians, on bridges, at bridge heads, under flyovers, in tunnels, at places where roads cut railways, on narrow roads, at winding road sections with visibility being restricted.
Article 16.- Reversing vehicles
1. When reversing their vehicles, the operators must observe behind, give necessary signals and shall reverse only when realizing no danger.
2. It is forbidden to reverse at areas where reversing is banned, on the road sections reserved for road-crossing pedestrians, at places where roads are crosscut, roads crosscut railways, at places with restricted visibility, in land road tunnels.
Article 17.- Bypassing vehicles running from the opposite direction
1. On roads which are not divided into two separate opposite running directions, when two opposite vehicles bypass each other, the operators must speed down and drive their vehicles to the right along their respective running directions:
2. Cases of giving way when bypassing each other:
a) At narrow road sections which permit only one vehicle to run and where bypasses are available, the vehicles which is closer to the bypass must move into the bypass and give way to the other vehicle;
b) Vehicles running downhill must give way to vehicles running uphill;
c) Vehicles facing hurdles in front must give way to the other vehicles.
3. At night, motorized vehicles running from opposite directions must switch from long-distance flashlight to short-distance flashlight.
Article 18.- Stopping, parking cars on non-urban roads
1. When stopping or parking their vehicles on non-urban roads, the operators must abide by the following regulations:
a) Giving signals to operators of other means;
b) Stopping, parking vehicles at places with broad roadsides or on land plots outside the motorways; where roadsides are narrow or not available, they must stop or park their vehicles close to road sides on the right along their running direction;
c) Where car stops and/or parks are built or stipulated on roads, the car drivers must stop and/or park their cars at such places;
d) After parking their vehicles, the operators may leave their vehicles only after taking safety measures, if the parking vehicles occupy part of the motorway, they must place signs for operators of other means to know;
e) Not opening car doors, leaving car doors open or stepping down from cars when the safety conditions do not permit;
f) When motorized vehicles stop, the drivers must not leave their driving positions;
g) Vehicles stopping on sloping road sections must have their wheels chocked.
2. It is forbidden to stop or park vehicles at the following positions:
a) On the left of one-way roads;
b) On winding road sections and near slope heads where visibility is restricted;
c) On bridges, under flyovers;
d) In parallel with another stopping or parking vehicle;
e) On road sections reserved for pedestrians to cross the roads;
f) At cross-sections;
g) At bus stops;
h) In front of and within 5 meters from both sides of the entrances of public offices or organizations;
i) At road sections wide enough for only one motor lane;
j) Within railway lines safety areas;
k) Covering road signboards.
Article 19.- Stopping, parking vehicles on urban roads
When stopping and/or parking their vehicles on urban roads, the operators must abide by the regulations of Article 18 of this Law and the following regulations:
1. Having to stop, park close to street pavements to the right along their running direction; in narrow streets, having to stop, park their vehicles at positions at least 20 meters away from the vehicles parking on the other side;
2. Not stopping or parking vehicles on tramways. Not leaving traffic means on road beds, pavements in contravention of regulations.
Article 20.- Priority rights of a number of vehicles
1. The following vehicles shall have the priority right to go before other vehicles when passing cross-roads from any direction in the following order:
a) Fire-fighting vehicles being on their way to perform their tasks;
b) Military vehicles, police vehicles being on their way for urgent tasks;
c) Ambulances performing emergency tasks;
d) Dike-watch vehicles, vehicles performing the task of overcoming natural disasters or urgent circumstances under the provisions of law;
e) Police-led motorcades;
f) Funeral vehicle convoys;
g) Other vehicles as provided for by law.
2. Vehicles prescribed at Points a, b, c, d and e of Clause 1, this Article, when on their way for urgent tasks, must give signals by horns, banner, lights as prescribed; shall not be restricted in speed; may enter one-way roads from the opposite direction and other passable roads even when the red light is on and only follow the instructions of the traffic conductors.
The Government shall specify the signals of priority vehicles.
3. When there appear signals of the priority vehicles, all people in traffic must promptly speed down, avoid or stop close to the right road side in order to give way. All acts of obstructing the priority vehicles are forbidden.
Article 21.- Crossing ferries, pontoon bridges
1. When reaching ferries or pontoon bridges, vehicles must queue up orderly at the prescribed places, without obstructing traffic.
2. When embarking ferry-boats, being on ferry-boats and disembarking ferry-boats, all people must dismount from vehicles, except the operators of motorized vehicles, special-use vehicles and machines, diseased people, aged people and disabled people.
3. Motorized vehicles must embark ferry-boats before rudimentary vehicles and people; when disembarking ferry-boats, people shall come up first, then the traffic means under the guidance of the traffic conductors.
4. Priority order for ferry-crossing, pontoon bridge crossing:
a) The priority vehicles prescribed in Clause 1, Article 20 of this Law;
b) Mail vans;
c) Fresh and raw foodstuff vans;
d) Mass transit vehicles.
Where priority vehicles of the same kind arrive at ferries or pontoon bridges simultaneously, the vehicles which arrive first will cross the ferries or pontoon bridges first.
Article 22.- Giving way at crossroads
When approaching crossroads, the means operators must speed down and give way according to the following regulations:
1. At crossroads without signals to move around the roundabouts, giving way to vehicles coming from the right.
2. At crossroads with signals to move around the roundabouts, giving way to vehicles coming from the left;
3. At a cross-section between a priority road and a non-priority road or between a by-road and a main road, the vehicles coming from the non-priority road or the by-road must give way to vehicles running on the priority road or the main road from any direction.
Article 23.- Travelling on cross-sections between roads and railway lines
1. At the cross-sections between roads and railway lines, where exist signal lights, barricades and signaling bells, when the red signal light are on, the signaling bells ring or the barricades are moving or closed, the land-road traffic participants must stop on the respective road section at a safety distance from the barricade; only when the red signal light is off, the barricade is fully opened or the signaling bell stops ringing can they make the crossings.
2. At the cross- sections between roads and railway lines where exist only signal lights or signaling bells, when the red signal light is on or the signaling bells ring, the land road traffic participants must stop immediately and keep a minimum distance of 5 meters from the nearest rail lines; when the signal light is off or the signaling bells stop ringing can they make the crossings.
3. At the cross-sections between roads and railway lines, where exist no signal lights, no barricades and no signaling bells, the land-road traffic participants must watch both directions, only when they feel sure that no railway means are approaching can they make the crossings; if they see railway means approaching, they must stop and keep a minimum distance of 5 meters from the nearest rail line and shall make the crossings only when the railway means have passed.
4. When land-road traffic means break down right at cross-sections between roads and railway lines and within the railway safety areas, the means operators must by all fastest ways place signals on the railway lines at least 500 meters on both sides in order to notify railway means operators and seek ways to report such to the nearest railways and station managers, and at the same time apply all measures to take the means out of the railways line safety areas as soon as possible.
5. People present at the places where the traffic means break down on the cross-sections between roads and railway lines have the responsibility to help the operators bring the means out of the railway safety areas.
Article 24.- Traffic on expressways
1. Drivers of vehicles running on express ways, apart from abiding by the traffic rules prescribed in this Law, shall also have to observe the following regulations:
a) When moving into expressways they must give signals therefor and give way to vehicles running on the expressways, only when deeming it safe can they join the vehicles into the traffic flow on the outmost lane; if there are speed-up lanes, they must drive their vehicles on such lanes before moving into the expressway lanes;
b) When moving out of expressways, they must move gradually to the right lanes, if there are speed-down lanes they must drive their vehicles on such lanes before leaving the expressways;
c) Not running their vehicles on roadsides;
d) Not making U turns, reversals;
e) Not running vehicles beyond the maximum speed and below the minimum speed, which are inscribed on signboards or painted lines on road surfaces.
2. The vehicle drivers must keep a safe distance from each other. The Minister of Communications and Transport shall prescribe the safe distance between vehicles running on roads.
3. They may stop, park their vehicles only at the prescribed places; where they are forced to stop or park their vehicles not at the prescribed places, the drivers must drive their vehicles out of the motorway; if unable to do so they must give signals so that other drivers can see.
Article 25.- Traffic in land road tunnels
Operators of means joining in traffic in land road tunnels, apart from abiding the traffic rules prescribed in this Law, shall also have to observe the following regulations:
1. The motorized vehicles must switch on their head lights even when the tunnels are full of light, and the rudimentary vehicles must be equipped with lights or illuminating objects as signals;
2. They may only stop, park their vehicles at prescribed places;
3. They must not make U turns and reversals.
Article 26.- Ensuring land roads load-bearing capacity and size limits
1. Means operators participating in land road traffic must abide by the regulations on load-bearing capacity and size limits of land roads and shall be subject to the inspection by competent bodies.
2. In special cases, vehicles which are overloaded or oversized beyond the limits prescribed for land roads and caterpillars which damage road surfaces may run on roads provided that such is permitted in writing by the road-managing bodies and compulsory measures are applied to protect roads and bridges and ensure traffic safety.
3. The Minister of Communications and Transport shall publicize the load-bearing capacity and size limits of land roads, prescribe the organization and operation of vehicle tonnage inspecting stations on roads as well as the granting of permits for overloaded and oversized vehicles and road surface- damaging caterpillars.
Article 27.- Automobiles pulling automobiles or trailers
1. An automobile may only pull another automobile when the latter cannot run on its own and shall have to abide by the following regulations:
a) The pulled automobile must have an operator and its steering system must still be effective;
b) The hook-up with the pulled automobile must be firm and safe; where the brake system of the pulled automobile is no longer effective, the pulling automobile and the pulled automobile must be hooked up by a hard connecting bar;
c) There must be signal boards in front of the pulling automobile and behind the pulled automobile.
2. Automobiles pulling trailers must have their total tonnage bigger than that of trailers or must have brake systems effective for trailers.
3. The following acts are prohibited:
a) Trailer automobiles or semi-trailer automobiles pulling another trailer or automobile;
b) Transporting people on the pulled automobiles;
c) Automobiles pulling rudimentary vehicles, motorized two-wheelers, motorized three-wheelers, mopeds or dragging things on roads.
Article 28.- Operators of, people sitting on, motorbikes, mopeds
1. Operators of motorized two-wheelers or mopeds may each only carry one adult and one child at most; in case of carrying sick persons for emergency or escorting criminals, they may each carry two adults.
2. The wearing of safety helmets by persons operating or sitting on motorized two-wheelers, motorized three-wheelers or mopeds shall be stipulated by the Government.
3. Persons operating motorized two-wheelers, motorized three-wheelers or mopeds are prohibited to commit the following acts:
a) Running their vehicles abreast;
b) Running vehicles in zigzags and/or swings;
c) Running vehicles in road sections reserved for pedestrians and other means;
d) Using umbrellas and/or mobile phones;
e) Using their vehicles to pull or push other vehicles or objects, to carry, shoulder or transport cumbersome things;
f) Taking off both hands from handlebars or running vehicles on one wheel, for two- wheelers or on two wheels, for three-wheelers;
g) Using vehicles without silencers and causing environmental pollution;
h) Other acts of causing traffic disorder and/or unsafety.
4. Persons sitting on motorized two-wheelers, motorized three-wheelers or mopeds are prohibited to commit the following acts:
a) Carrying or shouldering cumbersome things;
b) Using umbrellas;
c) Hanging on to, pulling or pushing other means;
d) Standing on saddles or pillions, or sitting on handlebars;
e) Other acts of causing traffic disorder and/or unsafety.
Article 29.- Persons operating or sitting on bicycles, persons operating other rudimentary vehicles
1. Bicycle operators, when participating in traffic, must abide by the regulations of Clause 1, Points a, b, c, d, e, f and h of Clause 3, Article 28 of this Law; persons sitting on bicycle pillions, when participating in traffic, must abide by the regulations of Clause 4, Article 28 of this Law.
2. Operators of other rudimentary vehicles must run their vehicles one after another and keep to the right lanes reserved for rudimentary vehicles at places where such lanes are available; when travelling at night time there must be signals in front and behind the vehicles.
3. Goods loaded on rudimentary vehicles must ensure safety, without obstructing traffic and the operators view.
1. The pedestrians must go on pavements, roadsides; where pavements and roadsides are not available, they must walk close to the road edges.
2. At places where signal lights, painted lines reserved for pedestrians are not available, the pedestrians, when crossing roads, must watch approaching vehicles for safe road-crossing, give way to traffic means moving on roads and take responsibility to ensure safety when crossing roads.
3. At places where there are signal lights, painted lines or flyovers, tunnels reserved for the pedestrians, the pedestrians must abide by the instructing signals and cross the roads at such places.
4. On roads with median strips, the pedestrians must not cross over such median strips.
5. Children of under 7 years old, when crossing urban thoroughfares and/or roads with motorized vehicles frequently moving to and fro, must be led by adults.
Article 31.- Disabled, aged and weak people joining in traffic
1. Disabled people using non-motorized wheel chairs may travel on pavements and on places with painted lines reserved for the pedestrians.
2. Visually- handicapped people, when travelling on roads, must be led by other people or have devices to signal other people that they are visually handicapped.
3. All people have the responsibility to assist the disabled old and weak people in crossing roads.
Article 32.- Persons handling or leading animals on roads
1. Persons handling or leading animals on roads must herd them close to road edges and ensure sanitation on roads; in cases where they need to walk the animals across the roads they must watch traffic and may only let them cross the roads when the safety conditions are fully met.
2. It is forbidden to handle or lead animals into the motorways.
Article 33.- Other activities on roads
1. The organization of cultural and/or sport activities, parades, rituals on roads must comply with the Government’s regulations.
2. The placement of advertisement billboards on land areas of road safety corridors must be approved in writing by competent road management bodies.
3. The following acts are prohibited:
a) Holding markets on roads;
b) Illegally gathering people on roads;
c) Leaving animals unbridled on roads;
d) Illegally gathering materials, discarded materials; drying paddy, rice stock and straw, agricultural products and other things on roads;
e) Placing advertisement billboards on road land;
f) Covering road signs, traffic lights.
Article 34.- Using street thoroughfares
1. Road beds and pavements are used only for traffic purposes; in special cases, their temporary use for other purposes shall be stipulated by the provincial-level People’s Committee presidents but must not affect traffic order and safety.
2. The following acts are prohibited:
a) Dumping garbage or wastes on streets not at the prescribed places;
b) Illegally building or placing platforms, stands on street thoroughfares;
c) Removing lids of street sewages without permission;
d) Other acts of obstructing traffic.
Article 35.- Organizing traffic and conducting traffic
1. Organizing traffic shall cover the following contents:
a) Dividing lanes, flows and routes and setting traffic time for people and means participating in traffic;
b) Stipulating no-entry road sections, one-way roads, places banned from stopping, parking, U turns; installing road signs;
c) Announcing temporary or long-term changes in lane or route division as well as traffic time; applying emergency measures in case of incidents and other measures for traffic on roads in order to ensure smooth and safe traffic.
2. Responsibility to organize traffic:
a) The Minister of Communications and Transport shall have to organize traffic on the national highway system;
b) The provincial-level People’s Committees shall have to organize traffic on roads and streets under their respective management.
3. Traffic police’s responsibility to conduct traffic:
a) To command, direct traffic on roads; guide or force people joining in traffic to observe the traffic rules;
b) Upon unexpected circumstances which cause traffic jams or other urgent requirement to ensure security and order, to temporarily suspend traffic on certain road sections, re-arrange traffic flows or routes as well as provisional car stops and parks.
Article 36.- Responsibilities of individuals, agencies and organizations when traffic accidents occur
1. Drivers and persons directly involved in the accidents shall have the responsibility to:
a) Immediately stop their vehicles; keep intact the scene; rescue the victims and must show up at the request of the competent bodies;
b) Stay at the places of accident until people of the police office arrive, except for cases where the drivers have also got injured and must be carried for emergency or their lives are threatened, but they must submit themselves and report to the police office at the nearest place;
c) Provide accurate information on accidents to the police offices.
2. Persons present at the places where accidents occur have the responsibility to:
a) Protect the scene;
b) Provide timely assistance and rescue to the victims;
c) Immediately report to the nearest police office or People’s Committee;
d) Protect the victims’ property;
e) Provide accurate information on the accidents at the request of the police offices.
3. Other drivers, when passing the places of accidents, have the responsibility to carry the victims to medical establishments for emergency treatment. The priority vehicles and vehicles of subjects enjoying diplomatic privileges and immunities shall not be compelled to comply with the provisions of this Clause.
4. Upon receiving reports on accidents, the police offices shall have to promptly send their officers to the scenes to investigate the accidents and coordinate with the road management bodies and the local People’s Committees to ensure smooth and safe traffic.
5. The People’s Committees of the localities where the accidents occur shall have to promptly inform the police offices of the accidents for their presence to settle them; to organize the rescue and assistance of victims, the protection of scene and the protection of the victims property; in case of death, after the competent State bodies have completed all work as prescribed by law and permitted the burial and if the dead victims are unidentified, have no relatives or have relatives who have no capability for the burial, such People’s Committees shall have to organize the burial.
6. All acts of infringing upon the lives and properties of the victims as well as the accident causers are prohibited.
LAND ROAD TRAFFIC INFRASTRUCTURE
Article 37.- Land road traffic infrastructure and road classification
1. Land road traffic infrastructure includes road works, car terminals, car parks and land road safety corridors.
2. The land road network includes national highways, provincial roads, district roads, communal roads, thoroughfares and special-use roads.
3. Land roads are named or numbered and graded.
4. The Government shall stipulate the classification, naming or numbering of roads and the technical criteria of road grades.
Article 38.- Land road traffic infrastructure planning
1. The land road traffic infrastructure planning must be based on the strategies and plannings for socio-economic development, national defense, security and serve the people’s travel demands.
2. The urban road infrastructure planning constitutes an important part of the urban development planning and must be in line with the plannings on underground works and other urban technical infrastructure projects.
The land fund for construction of urban road traffic infrastructure must ensure appropriate proportions, meeting the requirement of long-term development of urban traffic.
3. The land road traffic infrastructure planning, after being approved, must be widely publicized to people for knowledge.
The Government shall prescribe the order and procedures for elaboration, approval and publicization of the land road infrastructure planning.
Article 39.- Land areas reserved for roads
1. A land area reserved for a road shall include the land for such road and the road safety corridor.
2. Within the land areas reserved for roads, it is strictly forbidden to build other works, except for a number of essential projects which cannot be arranged outside such areas.
The road safety corridor land may be temporarily used and exploited but without affecting the road work safety and road traffic safety.
3. The Government shall specify the land areas reserved for roads, the use and exploitation of road safety corridor land as well as the construction of essential projects in the land areas reserved for roads.
Article 40.- Ensuring the technical requirements and traffic safety of road works
Newly built, upgraded or renovated road works must ensure the technical standards and conditions on traffic safety for all subjects participating in traffic, including disabled persons.
The road works must be expertised in terms of traffic safety right at the time of plan elaboration, designing and construction and throughout the exploitation process as provided for by law.
1. The road sign works include:
a) The traffic lights;
b) The road signs;
c) The marker posts, barricades or protection fences;
d) Road painted lines;
e) Milestones;
f) Other signs.
2. Before being put into exploitation, land roads must be fully furnished with road sign works according to the approved designs.
Article 42.- Project construction on roads being under exploitation
1. The construction of projects on land roads being under exploitation shall be carried out only after the competent State bodies issue permits therefor.
2. In the course of construction, the construction units shall have to arrange signals, provisional barricades and apply measures to ensure smooth and safe traffic.
3. The project construction on urban roads must comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article and the following regulations:
a) Road digging shall only be permitted for repairing works or building new technical cellars across roads but according to annual plans consulted in advance with the urban road management bodies, except for cases of unexpected incidents;
b) There must be construction plan and schedule suitable to the characteristics of each thoroughfare in order not to cause traffic congestion;
c) Upon the completion of construction, the road’s original state must be restored; for underground projects, the dossiers on completion of the construction thereof must be compiled and handed over to the urban road management bodies.
Article 43.- Road management and maintenance
1. Land roads put to exploitation must be managed and maintained with the following contents:
a) Monitoring the state of road works; organizing traffic; examining and inspecting the protection of land road traffic infrastructure;
b) Regular maintenance, periodical and unexpected repairs.
2. The responsibility to organize road management and maintenance is prescribed as follows:
a) The Ministry of Communications and Transport shall take charge of the national highway system;
b) The provincial-level People’s Committees shall take charge of the systems of provincial roads, urban roads. The management and maintenance of district and communal road systems shall be stipulated by the provincial-level People’s Committees;
c) Special-use roads and roads built with investment capital not from the State budget source shall be managed and maintained by investors.
Article 44.- Financial sources for road management and maintenance
1. The financial sources for road management and maintenance shall include:
a) State budget allocations;
b) Other revenue sources as prescribed by law.
2. The Government shall specify the management and use of financial sources for road management and maintenance.
Article 45.- Building crosscuts between roads and railroads
The construction of crosscuts between roads and railroads must be permitted by competent State bodies; be made according to designs which meet the technical criteria and traffic safety conditions and have been approved by competent State bodies.
Article 46.- Car terminals, parking lots, parks
1. Car terminal and car parking lots must be built according to plannings already approved and must satisfy the technical criteria prescribed by the Minister of Communications and Transport.
2. In urban areas, the construction of agencies’ offices, schools, hospitals, trade and/or cultural service centers and population quarters must include the construction of car parks suitable to the projects scales.
Article 47.- Protecting land road traffic infrastructures
1. The land road traffic infrastructure protection scope shall cover the land area reserved for road, the road safety corridor, the aerial space, the subterranean portions, the underwater sections related to project safety and land road traffic safety.
2. Agencies, organizations and individuals have the responsibility to protect land road traffic infrastructures; participate in the rescue of road works.
3. Those who discover that road works are damaged or infringed upon, safety corridors are grabbed and occupied must promptly report such to the local administrations, the road management bodies or the nearest police offices for handling; in case of necessity, they must apply measures to signal such to traffic participants.
4. Upon receiving reports, the responsible agencies shall have to quickly apply remedial measures to ensure smooth and safe traffic.
MEANS JOINING IN LAND ROAD TRAFFIC
Article 48.- Conditions for motorized vehicles to join in traffic
1. Automobiles of proper types allowed to join in traffic must satisfy the following quality, technical safety and environmental protection criteria:
a) Being fully equipped with effective brake systems;
b) Being structured with effective direction-changing system;
c) Their steering wheels are on the left side of the automobiles;
d) Being fully equipped with distant and close flash lights, car plate lights, stop lights, signal lights;
e) Having wheels and tires of the right size and right technical criteria for each type of automobile;
f) Ensuring the operators visibility;
g) The wind shield glass and door glass must be of the safety type;
h) Having horns with standard volumes;
i) Being fully equipped with silencers, exhaust pipes;
j) The structures must be durable enough and ensure the properties of stable operation.
2. Motorized three-wheelers, motorized two-wheelers and mopeds of the right types allowed to participate in traffic must satisfy the quality, technical safety and environmental protection criteria prescribed at Points a, b, d , e, h, i and j, Clause 1 of this Article.
3. The motorized vehicles must have registration papers and number plates, granted by competent State bodies.
4. The Government shall stipulate the year-based use duration for assorted automobiles engaged in transportation business.
5. The Minister of Communications and Transport shall prescribe types, quality and technical safety criteria of assorted motorized vehicles permitted to participate in traffic, except for army and police motorized vehicles used for defense and security purposes.
Article 49.- Granting and withdrawal of registration papers and number plates of motorized vehicles
1. Motorized vehicles with lawful origin and satisfying the quality and technical safety criteria under the provisions of this Law shall be granted registration papers and number plates by competent State bodies.
2. The Minister of Public Security shall stipulate and organize the granting of registration papers and number plates for motorized vehicles of various kinds; the Minister of Defense shall stipulate and organize the granting of registration papers and number plates for assorted army motorized vehicles used for defense purpose.
3. The Government shall specify the withdrawal of registration papers and number plates of motorized vehicles of various kinds.
Article 50.- Ensuring the quality, technical safety and environmental protection criteria of motorized vehicles join in land road traffic
1. The manufacture, assembly, modification, repair, maintenance and import of motorized vehicles participating in land road traffic must comply with the regulations on quality, technical safety and environmental protection criteria.
It is strictly forbidden to transform automobiles of other types into passenger cars.
2. The means owners must not alter the structure, components and/or systems of automobiles against their designs made by the manufacturers or the modification designs already approved by competent bodies.
3. Automobiles participating in land road traffic must be periodically inspected in terms of their technical safety and environmental protection criteria (hereinafter called expertise).
4. The heads of the expertising bodies and the persons directly performing the expertise shall be responsible for the confirmation of the expertise results.
5. The means owners and the car drivers shall have to maintain the technical status of the means according to the prescribed criteria when participating in land road traffic between two expertise periods.
6. The Minister of Communications and Transport shall stipulate and organize the inspection of the quality, technical safety and expertise of motorized vehicles of various kinds; the Minister of Defense and the Minister of Public Security shall stipulate and organize the expertise of army and police motorized vehicles used for defense and security purposes.
Article 51.- Conditions for rudimentary vehicles to join in traffic
When join in traffic, the rudimentary vehicles of all kinds must satisfy the conditions on land road traffic safety.
Basing themselves on resolutions of the provincial-level People’s Councils on the requirements to ensure local traffic order and safety, the provincial-level People’s Committees shall specify the safety conditions, operation scope, registration papers and number plates granted to rudimentary vehicles of various kinds in their respective localities.
Article 52.- Conditions for special-use vehicles and machines to join in traffic
1. Satisfying the following quality, technical safety and environmental protection criteria:
a) Having enough effective brake systems;
b) Having effective direction-changing system;
c) Having head lights;
d) Ensuring operators view;
e) The special-use parts must be installed firmly at the right places, ensuring safety while on the move;
f) Having silencers, exhaust pipes.
2. Having registration papers and number plates granted by competent State bodies.
3. Operating within the prescribed scope, ensuring safety for people, means and road works while on the move.
4. The manufacture, assembly, modification, repair and import of special-use motorized vehicles and machines of various kinds must comply with the regulations on quality, technical safety and environmental protection criteria.
5. The owners and operators of special-use vehicles and machines shall have to maintain the state of technical safety and expertise as prescribed for special-use vehicles and machines when joining in land road traffic.
6. The Minister of Communications and Transport shall specify the technical safety criteria, the granting of registration papers and number plates; define the list of special-use vehicles and machines subject to expertise and organize the expertise; the Minister of Defense and the Minister of Public Security shall stipulate and organize the granting of registration papers and number plates as well as the expertise of assorted army and police special-use vehicles used for defense and security purposes.
CONDITIONS FOR MEANS OPERATORS TO PARTICIPATE IN LAND ROAD TRAFFIC
Article 53.- Conditions for motorized vehicle drivers to participate in traffic
1. Drivers participating in traffic must have the proper driving licenses for the vehicle types they are permitted to operate, which are granted by competent State bodies.
2. The vehicle drivers must be in the age brackets and in good health as prescribed by this Law.
3. The driving trainees, when participating in traffic, must practice on driving practice vehicles and have their driving supported by instructors.
1. Depending on types, engine capacity, tonnage and utility of motorized vehicles, the driving licenses are classified into indefinite driving licenses and definite driving licenses.
2. The indefinite driving licenses include the following grades:
a) Grade A1, granted to drivers of motorized two-wheelers with the engine capacity of between 50 cm3 and under 175 cm3;
b) Grade A2, granted to drivers of motorized two-wheelers with the engine capacity of 175 cm3 or higher and vehicle types prescribed for A1-grade driving licenses;
c) Grade A3, granted to drivers of motorized three-wheelers, vehicle types prescribed for A1- grade driving licenses and similar vehicles.
3. The definite driving licenses include the following grades:
a) Grade A4, granted to drivers of tractors of a tonnage of up to 1,000 kg;
b) Grade B1, granted to drivers of cars of up to 9 seats, trucks and tractors of a tonnage of under 3,500 kg;
c) Grade B2, granted to professional drivers, drivers of cars of up to 9 seats, trucks and tractors of a tonnage of under 3,500 kg;
d) Grade C, granted to drivers of trucks and tractors of a tonnage of 3,500 kg or higher and vehicle types prescribed for licenses of grades B1 and B2;
e) Grade D, granted to drivers of passenger cars of between 10 and 30 seats and vehicle types prescribed for licenses of grades B1, B2 and C;
f) Grade E, granted to drivers of passenger cars of over 30 seats and vehicle types prescribed for licenses of grades B1, B2, C and D;
g) Driving licenses of grades FB2, FC, FD and FE, granted to drivers who have already obtained driving licenses of grades B2, C, D or E to drive vehicles prescribed for these grades of driving licenses when pulling trailers.
4. The driving licenses are valid nationwide.
5. Driving licenses shall be withdrawn definitely or indefinitely under the regulations of the Government.
Article 55.- Ages and health of vehicle drivers
1. The drivers age brackets are prescribed as follows:
a) Persons aged full 16 years or older may drive mopeds with the engine capacity of under 50 cm3;
b) Persons aged full 18 years or older may drive motorized two-wheelers, motorized three-wheelers with the engine capacity of 50 cm3 or higher and vehicles with similar structure; trucks, tractors with a tonnage of under 3,500 kg; passenger cars of up to 9 seats;
c) Persons aged full 21 years or older may drive trucks, tractors with a tonnage of 3,500 kg or more; passenger cars of between 10 and 30 seats;
d) Persons aged full 25 years or older may drive passenger cars of over 30 seats;
e) The maximum age of the drivers of 30 seat-plus passenger cars shall be 50 for women and 55 for men.
2. Drivers must have good health suitable to the types and utility of vehicles they drive. The Minister of Communications and Transport shall consult with the Health Minister in specifying the health conditions for drivers as well as the periodical health checks for automobile drivers.
Article 56.- Training of drivers, examination to grant driving licenses
1. The drivers training establishments must comply with the content and program prescribed for each kind and grade of driving license.
2. Persons who have demand to be granted driving licenses of grades B2, C, D, E and driving licenses of grade F must be trained on the full-time basis at training establishments.
3. The training for upgrading of driving licenses shall be carried out for the following cases:
a) Upgrading of driving licenses from grade B1 to grade B2;
b) Upgrading of driving licenses from grade B2 to grade C or grade D;
c) Upgrading of driving licenses from grade C to grade D or grade E;
d) Upgrading of driving licenses from grade D to grade E;
e) Upgrading of driving licenses from grades B2, C, D and E to grades of driving licenses for corresponding automobiles with trailers.
4. Persons who have a demand to be trained for upgrading of their driving licenses, apart from having to satisfy the conditions prescribed in Clause 3 of this Article, must have enough driving duration and the number of safe driving kilometers prescribed for each grade of driving license.
5. The training of drivers of passenger cars of 10 seats or more and drivers of traffic automobiles may only be effected in form of training for upgrading under the conditions prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article.
6. Drivers training establishments must fully satisfy conditions on classrooms, driving practice yards, driving practice cars, contingents of teachers, teaching materials, teaching plans and must be licensed as prescribed.
7. The examination for granting of driving licenses must be carried out at drivers examination centers. The drivers examination centers must be built according to planning, with material- technical foundations meeting the requirements of examining drivers as prescribed.
8. The drivers examiners must have the examiner’s card and take responsibility for the results of their examination.
9. Persons who have been trained and passed the examinations shall be granted the driving licenses of the right grades they have passed.
In case of definite driving licenses, before their expiry, the drivers shall go through heath checks and carry out the prescribed procedures for renewal of their driving licenses.
10. The Minister of Communications and Transport shall specify the training contents and programs; examine, grant and renew driving licenses; the Minister of National Defense, the Minister of Public Security shall specify the organization of training, examinations, granting and renewal of driving license for army and polices forces performing the defense and security tasks.
Article 57.- Conditions for special-use vehicles and machines to participate in traffic
1. Having to obtain the certificate of fostering on knowledge about land road traffic legislation, licenses or certificates for operating special-use vehicles and machines, granted by establishments which train drivers of special-use vehicles and machines.
2. Being in the age groups and in health conditions suitable to their working occupations.
Article 58.- Conditions for rudimentary vehicle drivers to participate in traffic
1. Being knowledgeable about land road traffic rules.
2. Having good health required for safe operation of vehicles.
Article 59.- Land road transportation activities
Land road passenger transportation and cargo transportation activities mean the activities under the conditions prescribed by law, which must be strictly managed in order to ensure land road traffic order and safety.
Article 60.- Working duration of automobile drivers
In a day, the working duration of an automobile driver must not exceed 10 hours and the drivers must not be on the wheel for more than four hours in a row.
Article 61.- Passenger transportation by car
1. Mass transit cars must run on certain routes prescribed by the Minister of Communications and Transport.
2. The means owners shall have to observe the following regulations:
a) The regulations on passenger transportation;
b) Strictly observing the transportation schedules and itineraries already approved by competent State bodies;
c) Not giving cars to unqualified persons to drive.
3. Drivers of passenger cars, apart from observing the provisions in Clause 2 of this Article, shall also have to abide by the following regulations:
a) Checking their cars to ensure the safety thereof before leaving the terminals;
b) Guiding guests to sit at their right places;
c) Checking the arrangement and tying up baggage, cargoes to ensure safety;
d) Applying measures to protect the passengers properties and maintain order in their cars;
e) Closing doors before and during the time the cars run;
f) Taking, discharging passengers at the prescribed places;
g) Not transporting illegal goods;
h) Not carrying people on cars roofs and letting people cling to the outside of their cars;
i) Not transporting dangerous goods, fetid goods, diseased animals or goods adversely affecting the passengers health;
j) Not transporting passengers, baggage and cargoes beyond the cars designed tonnage;
k) Not piling goods in passengers cabins.
4. Passengers onboard cars must abide by the following regulations:
a) Strictly following the drivers guidance on observance of regulations on traffic safety;
b) Not carrying goods banned from transport.
Article 62.- Organization and operation of passenger car terminals
1. The car terminal management boards shall have the following tasks:
a) To organize the sale of tickets to passengers, arrange cars entry into the terminals to take passenger, discharge passengers, ensuring order and safety;
b) To examine the observance of regulations on land road passenger transportation in the terminals;
c) To organize the provision of services for the inspection, maintenance and repair of cars safety systems as well as other services for passengers in order to ensure order and safety in terminals as well as traffic safety.
2. The Minister of Communications and Transport shall specify the organization and management of operation of passenger car terminals.
Article 63.- Goods transportation by automobiles
1. The transportation of goods by automobiles must comply with the following regulations:
a) Goods transported on automobiles must be tidily arranged and firmly tied up;
b) When transporting unpacked goods, there must be roofs, covering sheets in order to avoid drop of goods.
2. The following acts are prohibited:
a) Transporting goods beyond the designed tonnage and/or beyond the permitted size limits of automobiles;
b) Carrying people in cars trunks;
c) Transporting illegal goods.
3. The provisions at Point b, Clause 2 of this Article shall not apply to the following cases:
a) Cars carrying people for the performance of tasks of natural disaster prevention and combat or the performance of urgent tasks; cars carrying people for parades and in a number of other special cases prescribed by the Government.
b) Cars carrying road maintenance workers; driving practice vehicles carrying driving trainees; vehicles carrying parade people in convoys and a number of other special cases stipulated by the Government.
Article 64.- Transporting superlong and/or superheavy goods
1. Superlong or superheavy goods are goods with the actual size or weight of each package exceeding the permitted prescribed limits, but cannot be disassembled.
2. Superlong or superheavy goods must be transported on automobiles suitable to such type of goods and the land road use permit granted by competent State bodies is required.
3. Automobiles carrying superlong or superheavy goods must run at speeds prescribed in the permits and have signs signaling sizes of goods; in necessary cases, people must be arranged to conduct traffic in order to ensure traffic safety.
4. The Minister of Communications and Transport shall specify the transportation of superlong and superheavy goods.
Article 65.- Transportation of dangerous goods
1. Automobiles carrying dangerous goods must acquire permits granted by competent State bodies.
2. Automobiles carrying dangerous goods must not stop and/or park at crowded places or danger-prone places.
3. The Government shall determine the list of dangerous goods, the transportation of dangerous goods and competence to grant permits for transportation of dangerous goods.
Article 66.- Land road transportation activities in urban areas
1. Buses must run on the right routes, according to the right schedules and stop or park at the right places as prescribed.
2. Drivers of passenger taxi or cargo taxi shall take and discharge passengers or cargoes according to the agreement between passengers or goods owners and the taxi drivers but must abide by the regulations on traffic safety.
3. Public sanitation automobiles, vehicles carrying waste or unpacked materials must be fully covered in order to avoid the drop thereof on streets and other lorries must operate on the right routes, scopes and time prescribed for each type of car.
4. The provincial-level People’s Committees shall specify the land road transportation activities in urban areas.
Article 67.- Transportation of passengers, goods by rudimentary vehicles, mopeds, motorized two-wheelers, motorized three-wheelers and the like
The use of rudimentary vehicles, mopeds, motorized two-wheelers, motorized three-wheelers and the like for the transportation of passengers and/or goods must comply with the regulations on traffic order and safety.
Basing themselves on the guidance of the Minister of Communications and Transport, the provincial-level People’s Committees shall detail the implementation of this Article.
STATE MANAGEMENT OVER LAND ROAD TRAFFIC
Article 68.- Contents of State management over land road traffic
1. Working out strategies, plannings, plans and policies on investment in the development of land road traffic; drawing up and directing the implementation of national programs on traffic safety as well as measures to ensure smooth and safe land road traffic.
2. Promulgating and organizing the implementation of, legal documents on land road traffic.
3. Propagating, disseminating and educating on land road traffic legislation.
4. Organizing, managing, maintaining, protecting land road traffic infrastructures.
5. Registering, granting and withdrawing number plates of land road traffic means; granting, withdrawing certificates of quality, technical safety and environmental protection of land road traffic means.
6. Managing the training and testing of drivers; granting, renewing, withdrawing driving licenses.
7. Organizing the research into and application of land road traffic sciences and technologies; training land road traffic officials and technicians.
8. Inspecting, examining and settling complaints, denunciations; handling violations of land road traffic legislation.
9. Undertaking international cooperation on land road traffic.
Article 69.- Responsibility for the State management over land road traffic
1. The Government shall exercise the unified State management over land road traffic.
2. The Ministry of Communications and Transport shall be responsible before the Government for exercising the State management over land road traffic.
3. The Ministry of Public Security shall discharge the tasks of State management over land road traffic under the provisions of this Law and relevant legislation; coordinate with the Ministry of Communications and Transport in applying measures to ensure traffic order and safety.
The Ministry of Public Security and the Ministry of Communications and Transport shall have to coordinate with each other in supplying data on registration of land road traffic means, data on traffic accidents and in granting, renewing as well as withdrawing driving licenses.
4. The Ministry of National Defense shall discharge the tasks of State management over land road traffic under the provisions of this Law and relevant legislation.
5. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Communications and Transport in exercising the State management over land road traffic.
6. The People’s Committees of all levels shall, within the scope of their tasks and powers, organize the implementation of the State management over land road traffic and have to organize the application of measures to ensure land road traffic order and safety and protect land road traffic infrastructures in their respective localities.
Article 70.- Land road traffic inspectorate
1. Land road traffic inspectorate is the specialized inspectorate.
2. The land road traffic inspectorate shall have the following tasks:
a) To inspect the observance of law provisions on protection of land road traffic infrastructures, technical criteria of land road works and means participating in traffic at static traffic points;
b) To inspect the training and testing of drivers, the granting, renewal and withdrawal of driving licenses. The inspection and testing of army and police car drivers shall be stipulated by the Minister of National Defense and the Minister of Public Security;
c) To inspect the observance of law provisions on transport activities at static traffic points.
3. The land road traffic inspectorate shall have the powers:
a) To request concerned agencies, organizations and/or individuals to supply documents and answer questions on matters necessary for the inspection;
b) To make records and propose settling measures;
c) To impose administrative sanctions under the provisions of law.
4. Inspection delegations and inspectors shall be accountable before law for their decisions.
5. The Government shall specify the organization and operation of the land road traffic inspectorate.
Article 71.- Rights and obligations of the inspected subjects
1. The inspected subjects shall have the following rights:
a) To request the inspection teams to produce decisions on inspection and inspectors to produce the inspector’s card and observe the legislation on inspection;
b) To lodge complaints, denunciations and/or to initiate lawsuits to competent State bodies about inspection decisions, inspectors acts and/or inspection conclusions when having grounds to believe that such have been made not according to law;
c) To demand compensation for damage caused by unlawful handling measures of the inspection teams or inspectors.
2. The inspected subjects shall be obliged to satisfy the demand of the inspection teams and inspectors; create conditions for them to discharge their tasks; abide by the handling decisions of the inspection teams and inspectors as provided for by law.
Article 72.- Patrol and control by land road traffic police
The land road traffic police shall conduct patrols and control in order to check people and means participating in land road traffic; handle violations of legislation on land road traffic by people and means participating in land road traffic and take responsibility before law for their decisions.
The Minister of Public Security shall specify the tasks and powers of land road traffic police regarding patrol and control.
Article 73.- Right to make complaints, denunciations, lawsuits
1. Agencies, organizations and individuals shall have the right to make complaints and lawsuits against decisions or handling measures of inspection teams, inspectors and/or traffic police according to law provisions.
2. Individuals shall have the right to denounce to competent State bodies acts of violating legislation on land road traffic.
3. Agencies receiving complaints, denunciations and/or lawsuits shall have to consider and settle them in time as provided for by law.
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS
Agencies, organizations and individuals that record achievements in the implementation of the Law on Land Road Traffic shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 75.- Handling of violations
1. Those who commit acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature, seriousness and consequences of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must compensate therefor according to the provisions of law.
2. Those who abuse their positions and powers in land road traffic activities to cause troubles, harassment, to take bribes or fail to fulfill their assigned tasks, thus causing land road traffic unsafety shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 76.- Implementation effect
This Law shall take implementation effect as from January 1, 2002.
The previous provisions contrary to this Law shall all be annulled.
Article 77.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed by the X th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session on June 29, 2001.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực