Chương 7 Luật Giáo dục 1998: Quản lí nhà nước về giáo dục
Số hiệu: | 11/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/06/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm :
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng;
4. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
5. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
7. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục;
8. Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;
9. Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Học phí; tiền đóng góp xây dựng trường, lớp; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, thể hiện được chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hoá, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch xây dựng cơ bản và dành ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng trường học, ký túc xá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho giáo dục. Khoản đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp; khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân không phải tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định của Chính phủ.
2. Chi phí của tổ chức kinh tế để mở trường, lớp đào tạo tại cơ sở, phối hợp đào tạo với trường học, viện nghiên cứu khoa học, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của đơn vị mình được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác được hưởng các ưu đãi về quyền sử dụng đất, tín dụng, miễn giảm thuế do Chính phủ quy định.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản đóng góp của gia đình người học hoặc người học để góp phần bảo đảm cho các hoạt động giáo dục. Học sinh bậc tiểu học trường công lập không phải đóng học phí.
Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình quân, thực hiện miễn, giảm cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội và người nghèo.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đối với các trường, cơ sở giáo dục khác thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của Chính phủ về học phí hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh của các trường và cơ sở giáo dục khác trực thuộc trung ương.
2. Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, tình hình kinh tế và khả năng đóng góp của nhân dân ở địa phương quy định mức đóng góp xây dựng trường, lớp trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân và đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Nhà nước mở rộng, phát triển quan hệ quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo các hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường, cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định.
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hiệp định tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục.
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục do Chính phủ quy định.
Thanh tra giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục ;
2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục;
3. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động giáo dục; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục;
4. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
2. Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những trách nhiệm sau đây:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;
2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, cản trở hoạt động giáo dục bình thường và gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của người dạy và người học;
3. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mọi hành vi và quyết định của mình.
Khi Thanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những quyền sau đây:
1. Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ Thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của Thanh tra viên và kết luận thanh tra mà mình có căn cứ cho là không đúng;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên gây ra.
Khi Thanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những trách nhiệm sau đây:
1. Thực hiện yêu cầu của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên;
2. Tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ;
3. Chấp hành các quyết định xử lý của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
SECTION 1. TENURE OF STATE MANAGEMENT AND THE AGENCY EXERCISING STATE MANAGEMENT OF EDUCATION
Article 86.- Tenure of State management of education
The tenure of State management of education comprises:
1. To build and direct the execution of the strategy, planning, plans and policy of educational development;
2. To issue and organize the execution of the statutory legal documents on education; to issue the Statute of the school; to issue the regulations on the organization and activities of the other educational establishments;
3. To stipulate the objective, program and content of education, criteria of teachers, criteria of the material bases and equipment of the school; the compilation, publication, printing and distribution of text books and teaching curriculum, the regulations on examinations and the granting of diplomas;
4. Organizing the managerial apparatus of education;
5. To organize and direct the training, fostering and management of teachers and managerial officials of education;
6. To mobilize, manage and use of various resources to develop education;
7. To organize, and manage scientific and technology research in the educational service;
8. To organize and manage the international relations work in education;
9. To provide for the conferment of honor titles to persons with meritorious services to the education cause;
10. To supervise or inspect the observance of legislation on education; to settle complaints and denunciations and handle law-breaking acts in education.
Article 87.- State management agency in education
1. The Government exercises unified State management over education
The Government shall submit to the National Assembly draft proposals before deciding major undertakings that affect the learning rights and obligations of citizens in the whole country, undertakings on reforms of contents of the program of a whole degree or level of education; each year it shall report to the National Assembly on educational activities and the implementation of the educational budget.
2. The Ministry of Education and Training is answerable to the Government for the implementation of State management of education.
3. The Ministries, ministerial-level Agencies and Agencies attached to the Government have the responsibility of State management of education as prescribed by the Government.
The Government shall make concrete provisions for the responsibility of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in coordinating with the Ministry of Education and Training to carry out unified State management of education
4. The People’s Committees at various levels shall conduct State management of education in the localities as prescribed by the Government.
SECTION 2. INVESTMENT IN EDUCATION
Article 88.- Financial sources to invest in education
Financial sources to invest in education comprise:
1. State budget;
2. School fees; contributions to the building of schools and classrooms; revenue from consultant activities, technology transfer, production business and service of the educational establishments; other funding from organizations and individuals in the country and abroad as prescribed by law.
Article 89.- State budget to finance education
1. The State gives first priority to the allocation of the budget for education, ensures an increasing proportion of the State budget for education as required by the development of the educational cause.
2. The State budget for education must be allocated on the principle of openness, democratic centralism and must be based on the scale of education, the socio-economic development conditions of each region, and reflect the preferential policy of the State toward the areas with exceptionally difficult socio-economic conditions.
3. The financial agency has the responsibility to allocate full, timely educational expenditures conformable with the progress of the school year. The educational management agency has the responsibility to manage and effectively use the educational budget allocated to it and other sources of revenue as prescribed by law.
Article 90.- Priority investment in building schools
The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, People’s Councils and People’s Committees at various levels have the responsibility to incorporate the building of schools, and the constructions of physical training, sport, culture and art in service of education into the planning and plan of using land, the plan for capital construction, and to give priority of investment in the building of schools and boarding houses in their plans of socio-economic development.
Article 91.- Encouragement to invest in education
1. The state encourages and creates conditions for organization and individuals to contribute to and fund education. The contributions and funding from enterprises for education shall be accounted into the reasonable expenditures of the enterprises; the contributions of enterprises and individuals shall not be accounted into taxable income as prescribed by the Government.
2. The expenditures of economic organizations to open schools and courses for training at the establishments, coordinating in training with the schools and scientific research institutes, sending persons for training and receiving new technology in service of the needs of their own units shall be incorporated into production, business and service expenditures.
3. The school and other educational establishments shall enjoy priority treatment in the land use right, credit and tax exemption or reduction as prescribed by the Government.
4. Organizations and individuals investing in the building of constructions catering to education, that donate money or materials in kind to develop education shall be considered for recognition in appropriate forms.
Article 92.- School fees, recruitment fee, contribution to building schools
1. School fees and recruitment fees are contributions of the families of learners or the learners to contribute to ensuring educational activities. Pupils of primary education at public schools shall not have to pay school fees.
The Government shall provide for the school fee frame and the mechanism of collecting and using school fees for all types of school and other educational establishments on the principle of non egalitarianism, exemption and reduction of school fees for the beneficiaries of social policies and poor people.
The People’s Councils at provincial level shall base themselves on the school fee frame of the Government to decide the level of collection of school fee and recruitment fee for the schools and other educational establishments in the province on the basis of the proposal of the People’s Committee of the same level.
The Ministry of Education and Training, and the Ministry of Finance shall base themselves on the prescriptions of the Government on school fees to direct the collection and use of school fees and recruitment fees at the schools and other educational establishments directly under the Central Government.
2. The People’s Councils at various levels shall base themselves on the need of educational development, the economic situation and the ability of contribution of the local population to decide the level of contribution to the building of schools and classrooms on the basis of consulting the people and the proposal of the People’s Committee of the same level.
Article 93.- Preferential taxation in publication of textbooks and production of teaching aids and toys
The State shall adopt preferential tax policies in the publication of textbooks, curricula and teaching materials; production and supply of teaching aids, children toys, in the import of books, newspapers, materials, teaching aids and research equipment used in the school and other educational establishments.
SECTION 3. INTERNATIONAL RELATIONS IN EDUCATION
Article 94.- International relations in education
The State shall expand and develop the international relations in education on the principle of respect for the national independence and sovereignty, equality and mutual benefit.
Article 95.- Encouragement to cooperation in education with foreign countries
1. The State encourages and creates conditions for the schools and other educational establishments of Vietnam to cooperate with foreign organizations and individuals and Vietnamese residents abroad to teach, study and conduct scientific research.
2. The State encourages and creates conditions for Vietnamese citizens to go abroad to study, teach and conduct research and academic exchanges either by self funding or with funding from organizations or individuals in the country or with funding from foreign organizations and individuals.
3. The State shall use its budget to send persons qualified in quality and ethics and standard to study and conduct research abroad in key trades and domains in service of the building and defense of the Fatherland.
Article 96.- Encouragement to cooperation in education with Vietnam
1. Foreign organizations and individuals, international organizations, Vietnamese residents abroad are encouraged by the Vietnamese State which shall create conditions for them to teach, study, invest, fund, cooperate, apply scientific advances, transfer technology in education in Vietnam; they have their legitimate rights and interests protected according to Vietnamese law and the international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
2. The cooperation in training, opening schools and other educational establishments by Vietnamese residents abroad, or by foreign organizations and individuals and international organizations on Vietnamese territory shall be prescribed by the Government.
Article 97.- Recognition of foreign diplomas
1. The recognition of diplomas of Vietnamese issued by foreign countries shall conform with the prescriptions of the Ministry of Education and Training and the international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
2. The Minister of Education and Training takes responsibility for signing agreements on correspondence of diplomas or mutual recognitions of diplomas with other countries and international organizations.
SECTION 4. EDUCATIONAL INSPECTION
Article 98.- Educational inspection
Educational inspection is specialized inspection in education.
The organization and operation of the Educational Inspectorate shall be prescribed by the Government.
Article 99. -Task of Educational Inspectorate
The Educational Inspectorate has the following tasks:
1. To inspect the observance of legislation on education;
2. To inspect the realization of the objective, plan, program, contents and method of education, the technical statute, the examinations regulations, the issuing of diplomas and certificates, the realization of the prescriptions on the necessary conditions to ensure the educational quality at the educational establishments;
3. To certify, conclude and make recommendations on the settlement of the complaints and denunciations concerning educational activities; to propose to the competent State agencies to handle violations of the law on education;
4. To propose measures to ensure enforcement of the law on education; to propose amendments and supplements to policies and regulations of the State on education.
Article 100.- Powers of the Educational Inspectorate
When conducting inspection, the Educational Inspectorate has the following powers:
1. To request the concerned persons and related parties to supply documents and evidences and answer necessary questions directly related to the inspection;
2. To draw the inspection report, to propose measures of settlement with regard to the wrong doings;
3. To take measures to prevent and handle violations as prescribed by law.
Article 101.- Responsibility of the Educational Inspector
When conducting an inspection, the Educational Inspector has the following responsibilities:
1. To produce the inspection decision and the Inspector Card;
2. To observe the order and procedures of inspection, to refrain from causing nuisances or hindrances to normal educational activities or cause damage to the legitimate interests of the teachers and learners;
3. To report to the competent agency on the result of inspection and propose measures of settlement;
4. To comply with law and take responsibility before competent State agency on all his/her acts and decisions.
Article 102.- Rights of the inspected
When the Educational Inspector conducts the inspection, the inspected has the following rights:
1. To request the Inspector to produce the inspection decision, the Inspector Card and strictly observe legislation on inspection;
2. To appeal denounce and file suits to the competent State agency about the inspection decision, the acts of the Inspector and the conclusion on inspection which he/she has the ground to believe not right;
3. To ask for compensation for damage caused by the measures of settlement at variance with law of the Inspection Team or the Inspector.
Article 103.- Responsibility of the inspected
When the Educational Inspector conducts the inspection, the inspected has the following responsibilities:
1. To carry out the request of the Inspection Team or the Inspector;
2. To create conditions for the Inspector to carry out his/her task;
3. To abide by the settlement decision of the Inspection Team or the Inspector as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực