Chương 4 Luật Giáo dục 1998: Nhà giáo
Số hiệu: | 11/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/06/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây :
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.
Giáo sư, phó giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo đại học và sau đại học.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho;
4. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật này đến giảng dạy.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 63 của Luật này.
3. Người được mời thỉnh giảng nếu là cán bộ, công chức thì phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
d) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khác đối với giáo viên dạy các môn văn hoá, kỹ thuật, nghề nghiệp; có bằng tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở trường dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học khác đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp;
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng hoặc đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
1.Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giáo dục.
2. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cấp kinh phí đào tạo.
3. Trường sư phạm có ký túc xá, trường hoặc cơ sở thực hành.
Việc đào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học được thực hiện theo phương thức ưu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, sau đại học, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo để tiếp tục đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
1. Thang, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước.
2. Nhà giáo được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo ở vùng thuận lợi đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo ở vùng này an tâm công tác.
SECTION 1. TASKS AND RIGHTS OF TEACHERS
1. A teacher is a person entrusted with the task of teaching and educating at the school or other educational establishments.
2. The teacher must have the following criteria:
a/ Good moral qualities, ethics and ideology;
b/ Having achieved the standard level of training in specialization and profession;
c/ Physically fit as required by the profession;
d/ A clear personal history.
3. Teachers at infant educational establishments, general education and vocational establishments are called teachers. At the university and post university establishments they are called lecturers.
Article 62.- Professors and associate professors
Professors and associate professors are titles of teachers who are teaching and training university and post-university degrees.
The Government shall provide for the criteria and procedures of appointing and dismissing the titles of professor and associate professor.
Article 63.- Tasks of teachers
Teachers have the following tasks:
1. To educate and teach according to the objective, principles and programs of education;
2. To be exemplary in fulfilling the citizen’s duties, and observing the regulations of law and the statute of the school;
3. To preserve the quality, prestige and honor of the teacher, respect the dignity of the learners, to behave justly with learners, and protect their legitimate rights and interests;
4. To constantly study and train in order to raise their quality, ethics, professional and specialty standard and set good examples to the learners.
5. The other duties as prescribed by law.
Article 64.- Rights of teachers
Teachers have the following rights:
1. To teach according to the specialty in which they are trained;
2. To get training to raise their standard and to be fostered in specialty;
3. To sign contracts on auditioning and carrying out scientific research at other schools, educational and research institutions on conditions of fully carrying out the programs and plans assigned by the school;
4. To take summer vacation, enjoy the Tet holiday (lunar New Year festival), to take a leave between two semesters as stipulated by the Ministry of Education and Training;
5. Other rights as stipulated by law.
1. The school and other educational establishments are entitled to invite persons who meet the criteria stipulated at Item 2, Article 61 of this Law to come and teach.
2. The person who is invited to audition must carry out the tasks defined at Article 63 of this Law.
3. If they are government officials or public servants, the auditioning person must assure fulfillment of their tasks at their place of work.
Article 66.- Vietnam Teachers Day
The 20th of November each year is the Vietnam Teachers Day.
SECTION 2. TRAINING AND FOSTERING TEACHERS
Article 67.- Standard level of training for teachers
1. The standard level of training for teachers is prescribed as follows:
a/ Diploma of teacher’s secondary education for teachers of infant education and primary education;
b/ Diploma of teacher’s college education for teachers of basic secondary education;
c/ Diploma of teacher’s university education for teachers of general secondary education;
d/ Diploma of teacher’s college or other college education for teachers teaching general subjects, technique and jobs, diploma or job teaching school, artisans, technicians, skilled technical workers for teachers guiding practice at job training schools;
e/ Diploma of teacher’s university or other university diplomas for teachers of vocational secondary schools;
f/ Diploma of university education and higher for teachers teaching at colleges or universities; diploma of master’s degree for teachers teaching or training master of arts, doctorate for teachers training doctors.
2. The Ministry of Education and Training shall provide for the recruitment, fostering and employment of teachers who have not reached the standard level.
1. Teachers’ schools are founded by the State to train and foster teachers and other educational workers.
2. Teachers’ schools are given priority in the recruitment of teachers, assignment of managerial officials, in investment in building material bases and in the allotment of training cost.
3. Teachers’ schools have a boarding house, a practice school or establishment.
Article 69.- Training teachers for colleges and universities
The training of teachers for colleges and universities is done according to the mode of preferential recruitment of graduates from universities in the above-average and good categories with good quality and persons having university or post- university level, experienced in practical activities, and who wish to become teachers to continue training in pedagogical specialty and career.
SECTION 3. POLICIES TOWARD TEACHERS
Article 70.- Fostering in specialization and profession
The State adopts policies to foster teachers in specialization and profession to raise their level and stardardize them.
Teachers can be sent to training courses to raise their standard, fostered in specialization and profession and are entitled to receive salary and allowances as prescribed by the Government.
1. The salary scale and grades of teachers is one of the highest in the system of salary scales and grades of the administrative and non business sector of the State.
2. Teachers receive professional allowances and other allowances as prescribed by the Government.
Article 72.- Policies toward teachers, educational management workers at special schools and in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions
1. Teachers and educational management workers working at specialized schools, special aptitude schools, general boarding schools and semi-boarding general schools for ethnic minorities, pre-university schools, schools reserved for the disabled, re-education schools and other special schools shall enjoy the regime of allowances and other preferential treatment policies as provided for by the Government.
2. Teachers and educational management officials working in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions shall enjoy lodging conditions created by the People’s Committees of various levels and enjoy the regime of allowances and other preferential policies provided for by the Government.
3. The State adopts policies of rotating teachers working in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions, encourages teachers and give preferences to teachers in areas with advantageous conditions to go and work in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions, creating conditions for teachers in these areas to feel reassured in their work.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực