Chương 3 : Nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Số hiệu: | 11/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/06/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
Nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các loại hình nhà trường.
1. Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhà trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này đối với nhà trường quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 47 của Luật này ra quyết định thành lập khi bảo đảm các điều kiện về cán bộ quản lý, nhà giáo, trường sở, thiết bị và tài chính theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định thủ tục thành lập trường cao đẳng, trường đại học; Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thủ tục thành lập trường ở các bậc học, cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Thẩm quyền thành lập nhà trường được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng, trường dự bị đại học;
đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học.
2. Cấp nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp đó có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.
Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và Điều lệ nhà trường.
2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học ;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Điều lệ nhà trường ở các bậc học, cấp học khác.
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các bậc học, cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định của Luật này. Hội đồng tư vấn trong trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông gọi là Hội đồng giáo dục; trong trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề gọi là Hội đồng đào tạo; trong trường cao đẳng, trường đại học gọi là Hội đồng khoa học và đào tạo.
2. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn nói tại khoản 1 Điều này được quy định trong Điều lệ nhà trường.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đoàn thể, tổ chức xã hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục;
2. Quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 53 của Luật này, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
b) Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:
a) Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, miễn giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;
c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ nhà trường trong các công tác sau đây:
1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;
2. Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền;
3. Tổ chức bộ máy nhà trường;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.
2. Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
3. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho các trường này.
Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, hoà nhập với cộng đồng.
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hội nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho loại trường này.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
THE SCHOOL AND OTHER EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS
SECTION 1. ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE SCHOOL
Article 44.- The school in the national educational system
1. The school in the national educational system is established according to the State planning and plan aimed at developing the educational work and is organized in these forms: public, semi-public, people-founded and private.
The schools, whether they are public, semi-public, people-founded or private, are subject to State management by educational managerial agencies according to the division of work and allocation of responsibilities of the Government.
The State creates conditions for the public schools to play the pivotal role in the national educational system, adopts policies to encourage organizations and individuals to open people-founded and private schools to meet the educational needs of society.
2. On the basis of the provisions of this Law, the Government shall make concrete provisions on the organization and activities of the schools of various types.
Article 45.- The school of State administrative agencies, political organizations, socio-political organizations and the people’ armed forces
1. Schools of State administrative agencies, political organizations and socio-political organizations have the duty to train and foster government officials and public servants. Schools of the people’ armed forces have the duty to train and foster officers, non-commissioned officers, professional armymen and defense workers; foster leading government officials and State managerial officials on their tasks and knowledge about national defense and security.
2. The Government shall make concrete provisions on the implementation of this Law for the schools stipulated in Item 1 of this Article.
Article 46.- Conditions for founding
1. Schools shall be authorized to be set up by decision of the competent State authority as provided for in Article 47 of this Law when they ensure the conditions on managerial officials, teachers, school building, equipment and finance as prescribed by the Government.
2. The Government shall provide for the procedures of establishing colleges and universities; the Ministry of Education and Training shall provide for the procedures to set up schools at other levels and degrees in the national educational system.
Article 47.- Competence in founding, suspending, merging, dividing, splitting and dissolving schools
1. Competence in founding a school is stipulated as follows:
a/ The President of the People’s Committees at district level shall decide to found infant schools, creches, primary schools, basic secondary schools, and semi-boarding general schools for ethnic minorities;
b/ The Presidents of the People’sCommittees at provincial level shall decide the founding of general secondary schools, general boarding schools for ethnic minorities, vocational general schools and job training schools in the province;
c/ The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall decide the founding of vocational secondary schools and attached job training schools;
d/ The Minister of Education and Training shall decide the founding of colleges and pre-university schools;
e/ The Prime Minister shall decide the founding of universities.
2. The level of authority which has decided the founding of schools shall have the competence to suspend their activities, to merge, divide, split or dissolve them.
The Government shall make concrete provisions for the procedures to suspend, merge, divide, split and dissolve schools.
1. Schools are organized and carry out their activities according to provisions of this Law and their Statutes.
2. The school Statute must include the following main contents:
a/ Tasks and powers of the school;
b/ Organization of educational activities at the school;
c/ Tasks and rights of the teachers;
d/ Tasks and rights of the learners;
e/ Organization and management of the school;
f/ Material bases and equipment of the school;
g/ Relations between the school, the family and society.
3. The Prime Minister shall decide the promulgation of the Statutes of the universities, the Minister of Education and Training shall decide the promulgation of the Statutes of the schools at other degrees and levels of education.
1. The Headmaster is the person responsible for managing the activities of the school appointed and recognized by the competent State authority.
2. The Headmasters of the schools in the national educational system must be trained and fostered in the job of managing schools.
3. The criteria, tasks and powers of the Headmaster, the procedures of nominating and recognizing the Headmasters of colleges and universities shall be prescribed by the Prime Minister; for the schools at other degrees and levels of education the Headmasters shall be prescribed by the Minister of Education and Training.
Article 50.- Advisory council at the school
1. The Advisory Council at the school shall be set up by the Headmaster with a view to advising the Headmaster in carrying out the tasks and exercising the powers of the school as prescribed by this Law. The Advisory Council at the infant schools, pre-school establishments, primary schools, basic secondary schools, general secondary schools is called Educational Council, at the vocational secondary schools and job training schools it is called Training Council. At the colleges and universities it is called Scientific and Training Council.
2. The organization and activities of the Advisory Council mentioned in Item 1 of this Article shall be stipulated in the Statute of the school.
Article 51.- Organization of the Party at the school
The organization of the Communist Party of Vietnam at the school leads the school and operates within the framework of the Constitution and law.
Article 52.- Mass and social organizations at the school
Mass organizations and social organizations shall operate at the school as provided for by law and have the responsibility to contribute to achieving the objectives of education as stipulated in this Law.
SECTION 2. TASKS AND POWERS OF THE SCHOOL
Article 53.- Task and powers of the school
The school has the following tasks and powers:
1. To organize the teaching, studies and other educational activities according to the objective and program of education;
2. To manage the teachers, officials and employees;
3. To recruit students and manage the learners;
4. To manage and use the land, school buildings, equipment and finance as prescribed by law;
5. To coordinate with the families of learners, organizations and individuals in educational activities;
6. To make arrangements for teachers, officials, employees and learners to take part in social activities;
7. Other tasks and powers as prescribed by law.
Article 54.- Tasks and powers of the vocational secondary schools, colleges and universities in scientific research and social service
1. In addition to the tasks stipulated in Article 53 of this Law, the vocational secondary schools, colleges and universities have the following tasks:
a/ To perform activities of scientific research, application and development of technology, to take part in solving economic and social problems of the locality and the country;
b/ To perform scientific and technology transfer and production and business activities suited to the branches and trades of training as prescribed by law.
2. When performing the tasks defined in Item 1 of this Article, the vocational secondary schools, colleges and universities have the following rights and powers:
a/ To be allocated land by or to lease land from the State, to enjoy tax reduction or exemption, to receive credit loans as prescribed by law;
b/ To join economic, educational, cultural, physical training and sport, medical and scientific research organizations aimed at raising the educational quality and associating training with employment in service of the socio-economic development and supplementing financial resources for the school;
c/ To use revenues from economic activities to invest in building material bases of the school, expand production and business and pay for educational activities according to provisions of law.
Article 55.- Autonomy and self-assumption of responsibility of colleges and universities
The colleges and universities are given the right to autonomy and self assumption of responsibility as prescribed by law and according to the statute of the school in the following jobs:
1. Working out the programs, curricula, teaching and learning plans for the branches and trades of which training is allowed.
2. Recruiting students according to the targets of the Ministry of Education and Training, organizing the process of training, recognizing graduation and issuing diplomas according to their competence.
3. Organizing the apparatus of the school;
4. Mobilizing, managing and using the various funds aimed at achieving the objective of education;
5. Cooperating with economic, educational, cultural, physical training and sport, medical, scientific research organizations in the country and abroad as prescribed by the Government.
SECTION 3. TYPES OF SPECIAL SCHOOLS
Article 56.- Boarding general schools for ethnic minorities, semi-boarding general schools for ethnic minorities, pre-university schools
1. The State shall set up boarding general schools for ethnic minorities, semi-boarding general schools for ethnic minorities and pre-university schools for children of ethnic minorities, children of families of ethnic minorities in areas with exceptionally difficult economic and social conditions aimed at contributing to creating sources of training public servants for these areas.
2. The boarding general schools for ethnic minorities, semi-boarding general schools and pre-university schools shall be given priority in the assignment of teachers, material bases, equipment and budget.
Article 57.- Specialized and special aptitude schools
1. Specialized schools are founded at the general secondary education level for those students who achieve outstanding results in studies aimed at developing their aptitude in a number of subjects on the basis of assuring all-round general education.
2. Aptitude schools in arts, physical training and sports are founded to develop talents of the students in these domains.
3. The State gives priority in the assignment of teachers, material bases, equipment and budget to the specialized schools and aptitude schools. The Ministry of Education and Training shall cooperate with the related branches and ministries in deciding to issue educational programs and organizational statutes for these schools.
Article 58.- Schools and classes reserved for the disabled
The State sets up and encourages organizations and individuals to set up schools and classes reserved for the disabled aimed at helping the latter recover their functions improve their cultural standard, learn jobs and integrate into the community.
Article 59.- Re-education schools
1. Re-education schools have the duty to educate delinquent minors so that the latter can train and develop soundly and become honest people likely to reintegrate into social life.
2. The Ministry of Public Security has the duty to coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to provide for the educational program for this type of school.
SECTION 4. ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF OTHER EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS
Article 60.- Other educational establishments
Basing itself on the provisions of this Law, the Government shall make concrete provisions on the founding, organization and activities of other educational establishments.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực