Chương 4 Luật dự trữ quốc gia 2012: Quản lý, điều hành dự trữ quốc gia
Số hiệu: | 22/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/12/2012 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Đúng kế hoạch, thẩm quyền;
2. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá, địa điểm; bảo đảm kịp thời, an toàn; đúng thủ tục nhập, xuất theo quy định của pháp luật.
1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các tình huống sau đây:
a) Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố dịch bệnh xảy ra tại địa phương;
b) Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, cứu đói;
c) Khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến;
d) Đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.
2. Quy trình xuất hàng dự trữ quốc gia:
a) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy han nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý lĩnh vực có văn bản báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật này, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định khẩn cấp việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định sau:
a) Tạm xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát sinh; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay để báo dưỡng, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý;
b) Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước để phục vụ kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh;
c) Người có thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều này phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Bộ Tài chính kiểm tra việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều này, báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được thực hiện hằng năm. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia; trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Trường hợp do giá thay đổi khi xuất bán để luân phiên đổi hàng mà số tiền thu được không mua đủ số lượng hàng theo kế hoạch được duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia mua số lượng hàng tương ứng với số tiền thu được.
4. Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ, trường hợp luân phiên đổi hàng phải mua nhập hàng mới trước khi xuất bán hàng cũ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc cho tạm ứng ngân sách nhà nước để mua hàng; bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã tạm ứng trong năm kế hoạch.
1. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quy hoạch, kế hoạch để bảo đảm an toàn, phù hợp điều kiện về kho hàng, bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
b) Hàng dự trữ quốc gia trong vùng bị thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn;
c) Điều chuyển hàng dự trữ quốc gia đến nơi cần thiết để sẵn sàng phục vụ các nhiệm vụ phát sinh;
d) Do yêu cầu cần thiết của công tác kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định điều chuyển.
1. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:
a) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy;
b) Nhập hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc mua hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo các phương thức sau đây:
1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
2. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.
1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Mua sắm trực tiếp;
c) Chào hàng cạnh tranh;
d) Chỉ định thầu.
2. Các trường hợp chỉ định thầu được áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đối với các trường hợp sau đây:
a) Đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phải bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Trường hợp không thể áp dụng đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh do tính chất đột xuất, cấp bách, yêu cầu thời vụ, thời điểm đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia là thuốc phòng, chống dịch bệnh, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng.
1. Các trường hợp chỉ định thầu được quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trong kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia được giao;
b) Có kế hoạch chỉ định thầu được phê duyệt;
c) Có dự toán được duyệt theo quy định;
d) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng.
2. Việc chỉ định thầu phải tiến hành chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, tính chất phức tạp thì không quá 60 ngày.
3. Thẩm quyền, quy trình chỉ định thầu được áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng chỉ được áp dụng trong trường hợp mua thóc dự trữ quốc gia.
2. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng thực hiện như sau:
a) Đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng trình Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách phê duyệt;
b) Xác định số lượng, chất lượng, chủng loại thóc mua; địa điểm mua; thời hạn mua; giá mua;
Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm mua thóc về kế hoạch mua; tổ chức thực hiện mua theo đúng kế hoạch và giá niêm yết.
Việc bán hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo các phương thức sau đây:
1. Bán đấu giá;
2. Bán chỉ định;
3. Bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.
1. Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá.
2. Trường hợp đấu giá không thành thì đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia báo cáo Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.
1. Hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ được bán chỉ định cho mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Các mặt hàng dự trữ quốc gia được bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng bao gồm:
a) Thóc, vắc xin, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng;
b) Hàng dự trữ quốc gia không thuộc quy định tại khoản 1 và điểm a khoản này phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành. Giá bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng không được thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá.
3. Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng trình Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phê duyệt;
b) Xác định tên hàng; số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia bán; địa điểm bán; thời hạn bán; giá bán;
c) Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán; tổ chức thực hiện bán theo đúng kế hoạch và giá niêm yết.
Đối với hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này không phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; giá bán theo giá được phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp không đáp ứng tiêu chí phục vụ mục tiêu dự trữ quốc gia thì thanh lý theo quy định của pháp luật. Việc thanh lý hàng dự trữ quốc gia do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định.
2. Tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia sau khi trừ đi các chi phí hợp lý được nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Đối với hàng dự trữ quốc gia không thể sử dụng được thì tiêu hủy. Việc tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào quy định của Luật này, quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Giá mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá và pháp luật về giá.
2. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;
b) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, trừ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mức giá cụ thể theo giá thị trường tại thời điểm và từng địa bàn khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhưng không được cao hơn giá mua tối đa và thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;
c) Khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia, nếu giá thị trường biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn giá bán tối thiểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về nguyên tắc định giá.
Việc quy định chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
1. Hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng đúng địa điểm quy định, bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn.
2. Bảo quản hàng dự trữ quốc gia nếu hao hụt quá định mức theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản phải bồi thường đối với số lượng hao hụt quá định mức đó; trường hợp giảm hao hụt so với định mức thì đơn vị, cá nhân được trích thưởng theo quy định của Chính phủ.
3. Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản phải được phục hồi hoặc xuất bán kịp thời để hạn chế thiệt hại. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng do nguyên nhân khách quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản không phải bồi thường; trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ các quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, kiểm tra bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
3. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và người trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia được giao.
4. Đối với hàng dự trữ quốc gia có đặc thù về kỹ thuật, kho chứa, yêu cầu bảo quản, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này để ký hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
5. Cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc bảo quản hàng dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia và tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lựa chọn để thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tư cách pháp nhân;
2. Sản xuất, kinh doanh mặt hàng phù hợp với mặt hàng được thuê bảo quản;
3. Kho tàng, trang thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;
4. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm quản lý, chuyên môn phù hợp để đáp ứng yêu cầu bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
5. Đủ năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
1. Cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc áp dụng; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia phù hợp với mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia để xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý.
1. Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng; đúng chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, thống kê theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức sử dụng hàng dự trữ quốc gia chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo kết quả sử dụng hàng dự trữ quốc gia với cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.
3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc đề nghị cấp và sử dụng hàng dự trữ quốc gia.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện đúng các thủ tục xuất kho, vận chuyển, giao hàng tại địa điểm quy định, kịp thời, an toàn, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại.
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ nhận hàng dự trữ quốc gia phải tiếp nhận kịp thời, phân phối đúng chế độ, chính sách, đối tượng; chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, chế độ thống kê và chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức sau khi nhận hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:
1. Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; bảo đảm không thất thoát, lãng phí;
2. Lập hồ sơ theo dõi, hạch toán, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đối với hàng dự trữ quốc gia được cấp theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Đối với hàng dự trữ quốc gia được sử dụng nhiều lần phải mở sổ theo dõi chi tiết theo quy định của pháp luật.
MANAGEMENT AND ADMINISTRATION OF THE NATIONAL RESERVE
Section 1: STORAGE AND RELEASE OF COMMODITIES IN NATIONAL RESERVE
Article 33. Rules for the storage and release of commodities in national reserve
The storage and release of commodities in national reserve must:
1. Conform to plans and competence;
2. Ensure of correct types, quantity, quality, prices, locations, punctuality and safety; comply with the procedure for storage and release prescribed by law.
Article 34. The cases in which commodities in national reserve are stored and released
1. The storage and release of commodities in national reserve under the Prime Minister's decisions are specified in Article 35 of this Law.
2. The storage and release of commodities in national reserve in emergencies are specified in Article 36 of this Law.
3. The storage, release and exchange of commodities in national reserve according to given targets are specified in Article 37 of this Law.
4. The storage and release of commodities in national reserve in other cases are specified in Article 39 of this Law.
Article 35. Storage and release of commodities in national reserve under the Prime Minister's decisions
1. The Prime Minister shall decide the storage and release of commodities in national reserve when:
a/ Presidents of People's Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People's Committees) announce the occurrence of an epidemic in their localities;
b/ Preventing and suppressing, and alleviating consequences of natural disasters, catastrophes, epidemics, fires, or relieving famine;
c/ Market prices fluctuate;
d/ Satisfying the demands of the defense or security.
2. The process of releasing commodities in national reserve
a/ When releasing commodities in national reserve as prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article, presidents of provincial People's Committees and heads of governing ministries or agencies shall send reports to the Prime Minister for consideration and decision. The Ministry of Finance shall appraise them before submission to the Prime Minister.
b/ Where commodities in national reserve are released when the market prices rise or fall steeply, the Minister of Finance shall request the Prime Minister to make decision.
c/ When releasing commodities in national reserve to meet the National defense and security requirements, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall send a written request to the Ministry of Finance for appraisal and submission to the Prime Minister for decision.
Article 36. Storage and release of commodities in national reserve in emergencies
In the emergencies specified in Clause 8, Article 4 of this Law, the authority to decide the storage or release of national commodities is exercised as follows:
1. The Prime Minister shall promptly decide the storage or release of commodities in national reserve.
2. The Minister of Finance, the Minister of National Defense, the Minister of Public Security and the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide the storage and release of commodities in national reserve according to the following provisions:
a/ Temporarily release national reserves supplies and equipment to timely serve arising tasks; after the tasks are fulfilled, immediately recover them for maintenance, replenishment and preservation according to regulations or send reports to the Prime Minister for decision.
b/ Immediately store or release for free supply commodities in national reserve with a value within the legal authority of the Minister of Finance to decide the budget expenditure prescribed in the Law on the State Budget for promptly performing every task that may arise.
3. Persons competent to decide the storage or release of commodities in national reserve prescribed in Clause 2 of this Article shall manage and use the commodities for proper purposes and subjects; send reports to the Prime Minister and notify it to the Ministry of Finance within 3 working days from the day on which the decision is made and take responsibility for their decisions.
4. The Ministry of Finance shall inspect the storage and release of commodities in national reserve prescribed in this Article, report violations to the Prime Minister for timely handling and take responsibility for inspection results.
Article 37. Storage and release of commodities in national reserve under plans and exchange of commodities in national reserve
1. The storage and release of commodities in national reserve under plans and exchange of commodities in national reserve must be carried out annually. The agencies in charge of commodities in national reserve shall draw up plans on storage, exchange and release of commodities in national reserve and send them to the Ministry of Finance for summarization and sending reports to the Prime Minister for decision.
2. Heads the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall organize the implementation of the plans for storage, release and exchange of commodities in national reserve, if the plans are not completed in the planning year, they shall send reports to the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister for consideration and decision.
3. If the amount of money earned from the sale of commodities for rotation are not enough for the purchase of commodities with adequate quantities under the approved plans due to changes in price, the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall purchase an amount of commodities in proportion to the amount of money earned.
4. When purchasing commodities in national reserve of seasonal nature, if new commodities must be purchased before old commodities are sold, the Minister of Finance shall consider and decide the advance payment of the state budget for such purchase; the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall repay the advance payment within the planning year.
Article 38. Internal transfer of commodities in national reserve
1. Heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall decide the internal transfer of commodities in national reserve in the following cases:
a/ According to plan to ensure safety and suitability to the conditions of national reserves commodity warehouses and preservation;
b/ The commodities in national reserve are available in regions struck by national disasters or fires or in unsafe areas;
c/ Commodities in national reserve are transferred to necessary places for performing tasks that may arise;
d/ It is necessary for counting, handover, inspection or investigation.
2. Heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall notify the Minister of Finance of the internal transfer of commodities in national reserve within three working days from the day on which the transfer is decided.
Article 39. Storage and release of commodities in national reserve in other cases:
1. Heads of the ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall decide the storage and release of commodities in national reserve in other cases, including:
a/ Release of commodities in national reserve for liquidation and destruction;
b/ Storage of commodities in national reserve for excessive commodity quantities upon actual inventory compared to those stated in the accounting books.
2. The Government shall detail this Article.
Section 2: PURCHASE AND SALE OF COMMODITIES FOR NATIONAL RESERVE
Article 40. Methods of purchasing commodities for national reserve
Commodities for national reserve may be purchased by the following methods:
1. Purchase in accordance with the bidding law;
2. Public purchase directly from all subjects.
Article 41. Purchase of commodities for national reserve in accordance with the bidding law
1. The purchase of commodities for national reserve in accordance with the bidding law is carried out in the following forms:
a/ Public bidding;
b/ Direct procurement;
c/ Competitive offering;
d/ Appointment of contractors.
2. The appointment of contractors must comply with the bidding law and applies to the following cases:
a/ Confidentiality must be assured in accordance with the law on protection of state secrets, for bidding packages to purchase commodities for national reserve for defense and security tasks.
b/ Neither public bidding nor competitive offer can apply due to the emergency, urgency, seasonal and temporal requirements with regard to bidding packages to purchase commodities for national reserve being drugs, germicides, pesticides and plant seeds.
Article 42. Conditions for contractor appointment
1. The cases of contractor appointment prescribed in Clause 2, Article 41 of this Law must satisfy the following conditions:
a/ It is included in the assigned national reserve commodity purchase plans;
b/ The plan for contractor appointment is approved;
c/ The budget estimate is approved according to regulations;
d/ The period of contract performance does not exceed 12 months.
2. The appointment of contractors must be carried out within 30 days from the day on which the requirement dossiers are approved; or 60 days if the bid package is big and elaborate.
3. The authority and process of contractor appointment must comply with the bidding law.
Article 43. Public direct purchase from all subjects
1. The public direct purchase from all subjects is only made when purchasing grain for national reserve.
2. The public direct purchase from all subjects is made as follows:
a/ The unit assigned to purchase commodities for national reserve shall make a plan for public direct purchase from all subjects and submit it to the head of the specialized national reserve management agency for approval;
b/ Determining the quantity, quality and types of grain to be purchased, purchase locations, purchase time and purchase prices;
c/ Based on the approved plan, the unit assigned to purchase commodities for national reserve shall publish the purchase plan in 3 consecutive issues of a newspaper or on television three times in three consecutive days and post it up at the locations where grain are purchased; the purchase must be made in accordance with the plan and the posted prices.
Article 44. Methods of selling commodities in national reserve
Commodities in national reserve may be sold by the following methods:
1. Auction;
2. Appointed sale;
3. Public direct sale to all subjects.
Article 45. Auction of commodities in national reserve
1. The auction of commodities in national reserve must comply with the law on auction.
2. In case of unsuccessful auction, units assigned to sell commodities in national reserve shall report it to the heads of the ministries or agencies in charge of the management of commodities in national reserve for decision on public direct sale to all subjects.
Article 46. Appointed sale or public direct sale to all subjects
1. Commodities in national reserve to serve defense and security can be put on appointed sale only for defense and security purposes.
2. Commodities in national reserve put on public direct sale to all subjects include:
a/ Grain, vaccines, germicides, pesticides, plant seeds and white salt;
b/ Commodities in national reserve other than those specified in Clause 1 and at Point a of this Clause, which must be auctioned but cannot be sold after two unsuccessful auctions. The price for public direct sale to all subjects must not be lower than the reserves price of the auctions.
3. The appointed sale and public direct sale to all subjects are carried out in the following process:
a/ The unit assigned to sell commodities in national reserve draws up a plan for appointed sale or public direct sale to all subjects and submits it to the head of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve for approval;
b/ Determining the name, quantity and quality of commodities in national reserve being sold; sale locations, sale time and sale prices;
c/ Based on the approved plan, the unit assigned to sell commodities in national reserve publishes the sale plan on a newspaper for three consecutive issues or on television for three consecutive times in three days and posts it up at the sale locations; organize the sale strictly according to the plan and at the quoted price.
For commodities in national reserve specified in Clause 1 of this Article, notification in the mass media is not required; the sale price must be the price approved by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security.
Article 47. Liquidation of commodities in national reserve
1. Commodities in national reserve which fail to meet the criteria for serving the national reserves objectives must be liquidated in accordance with law. Heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall decide the liquidation of commodities in national reserve.
2. Money earned from the liquidation of commodities in national reserve must be remitted into the state budget after paying reasonable expenses.
3. Unusable commodities in national reserve must be destroyed. The Prime Minister shall decide the destruction of commodities in national reserve.
Article 48. Authority to decide methods of purchasing and selling commodities in national reserve
Heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall decide the methods of purchasing and selling commodities in national reserve and take responsibility for their decisions in accordance with this Law.
Section 3: PURCHASE PRICES, SALE PRICES, STORAGE EXPENSES, RELEASE EXPENSES AND PRESERVATION EXPENSES OF COMMODITIES IN NATIONAL RESERVE
Article 49. Purchase prices and sale prices of commodities in national reserve
1. The purchase prices of commodities in national reserve through bidding and the sale prices of commodities in national reserve though auction comply with the law on bidding or auction and the law on pricing.
2. The purchase and sale prices of commodities in national reserve through public direct purchase or sale to all subjects are prescribed as follows:
a/ The Minister of Finance shall decide the maximum purchase prices and the minimum sale prices for commodities in national reserve at the proposal of the heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve ;
b/ Heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve, excluding the Minister of National Defense and the Minister of Public Security, shall decide specific prices, based on the market prices at the time and places of purchasing or selling the commodities in national reserve under their management, which, however, must not be higher than the maximum purchase prices and lower than the minimum sale prices decided by the Minister of Finance;
c/ When purchasing or selling commodities in national reserve, if the fluctuating market prices are higher than the maximum purchase prices or lower than the minimum sale prices, the Minister of Finance shall examine and adjust the maximum purchase prices and the minimum sale prices at the proposal of the heads of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve .
3. The Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall decide the purchase prices and sale prices of defense- or security-related commodities in national reserve after reaching an agreement with the Minister of Finance on the pricing principles.
Article 50. Expense levels for storage, release and preservation of commodities in national reserve
1. The expenditures on the storage, release and preservation of commodities in national reserve depend on the economic-technical norms for commodities in national reserve and the national technical standards of commodities in national reserve.
2. The Minister of Finance shall prescribe expense levels for storage and release at the doors of national reserve warehouses and the maximum release expenses outside the warehouse doors and preservation expenses at the proposal of the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve .
Section 4: PRESERVATION OF COMMODITIES IN NATIONAL RESERVE
Article 51. Principles of preservation of commodities in national reserve
1. Commodities in national reserve must be kept separately, at prescribed locations and preserved under the national technical standards and economic-technical norms of commodities in national reserve and the contracts to provide preservation services for commodities in national reserve, ensuring their quantity, quality and safety.
2. If loss is caused during the preservation of commodities in national reserve beyond the law-prescribed level for subjective reasons, the preserving units and persons shall compensate for such lost quantity; if the loss is below the prescribed level, organizations and persons will be rewarded according to the Government's regulations.
3. Commodities in national reserve which are damaged or degenerated in quality during preservation must be restored or released for timely sale to limit the damage. If commodities in national reserve are damaged or degenerated in quality for objective reasons, the preserving units or persons are not required to compensate; if it is due to subjective causes, they shall compensate and be handled in accordance with law.
Article 52. Responsibility for preservation of commodities in national reserve
1. The agencies in charge of commodities in national reserve shall observe the national technical standards and economic-technical norms of commodities in national reserve and the law on protection of state secrets.
2. Heads of the agencies in charge of commodities in national reserve shall direct and inspect the preservation of commodities in national reserve; promptly stop and handle acts of violation of the law on preservation of commodities in national reserve.
3. Heads of units directly managing commodities in national reserve and persons directly managing and preserving commodities in national reserve are responsible for the quantity and quality of the assigned commodities in national reserve.
4. For commodities in national reserve with special technical, storage and preservation requirements, the agencies in charge of commodities in national reserve shall select organizations or enterprises satisfying the conditions specified in Article 53 of this Law to sign contracts to provide preservation services.
5. The specialized national reserves agency shall inspect and check the preservation of commodities in national reserve by the agencies in charge of commodities in national reserve as well as the organizations in charge of the preservation of commodities in national reserve .
Article 53. Conditions for providing preservation services for commodities in national reserve
Organizations or enterprises hired by the Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve to preserve commodities in national reserve must satisfy the following conditions:
1. Having the legal entity status;
2. Producing and trading in commodities similar to the commodities being preserved;
3. Warehouses and equipment for storage, release and preservation must satisfy the technical requirements of commodities in national reserve;
4. Technical staff possess appropriate managerial and professional experience to meet the requirements of national reserves commodity preservation.
5. Having full financial capability for the performance of national reserves commodity preservation contracts.
Article 54. Application of national technical standards and economic-technical norms of commodities in national reserve
1. Agencies managing and organizations and enterprises preserving commodities in national reserve shall apply the national technical standards of commodities in national reserve. The Ministry of Finance shall preside and cooperate with related ministries and agencies in inspecting the application; review, revise and promptly add national technical standards of commodities in national reserve suitable to commodities in national reserve in accordance with the law on technical standards and regulations.
2. The agencies in charge of commodities in national reserve and the specialized national reserves agency shall formulate plans and budget estimates for purchasing preservation services for commodities in national reserve based on the economic-technical norms. The Ministry of Finance shall preside and cooperate with the agencies in charge of commodities in national reserve in studying, reviewing, revising and adding the economic-technical norms of commodities in national reserve to suit reality and meet management requirements.
Section 5: THE USE OF COMMODITIES IN NATIONAL RESERVE
Article 55. Rules for the use of commodities in national reserve
1. Commodities in national reserve must be used for proper purposes and subjects and in accordance with the financial, state asset management and statistical regimes prescribed by law.
2. The organizations using commodities in national reserve are subject to supervision, examination and inspection by competent agencies; and shall report the use commodities in national reserve to the specialized national reserves agency.
3. Heads of the agencies in charge of commodities in national reserve, and presidents of provincial People's Committees shall propose the supply and use of commodities in national reserve.
Article 56. Responsibility for release for free supply, and receipt of commodities in national reserve
1. Agencies, organizations and units assigned to deliver for free supply of commodities in national reserve shall strictly implement the procedures for release, transportation and handover of commodities at prescribed locations in a timely and safe manner with correct quantity, quality and types.
2. Ministries, agencies and provincial People's Committees which are assigned to receive commodities in national reserve shall promptly receive and distribute them strictly according to prescribed regimes and policies and to proper subjects; strictly comply with the financial, state asset management and statistical regimes and are subject to supervision and examination by competent agencies.
Article 57. Management and use of commodities in national reserve
After receiving commodities in national reserve, ministries, agencies, provincial People's Committees, agencies and organizations shall:
1. Manage and use commodities in national reserve for proper purposes and subjects and according to the norms prescribed by law, ensuring neither loss nor waste;
2. Compile dossiers for monitoring, accounting and reporting the management and use of supplied commodities in national reserve in accordance with the laws on accounting and statistics. Particularly for commodities in national reserve which can be used for many times, books must be opened for detailed monitoring as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực