Chương 1 Luật dự trữ quốc gia 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 22/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/12/2012 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc hình thành, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động dự trữ quốc gia.
Đối tượng áp dụng của Luật này là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc hình thành, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
Nhà nước hình thành, sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ.
2. Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
3. Hàng dự trữ quốc gia là vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia.
4. Danh mục hàng dự trữ quốc gia là tên nhóm hàng hóa, tên vật tư, tên thiết bị dự trữ quốc gia.
5. Điều hành dự trữ quốc gia là hoạt động quản lý, nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ bằng dự trữ quốc gia.
6. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.
7. Đơn vị dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.
8. Tình huống đột xuất, cấp bách là tình trạng thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội cần được giải quyết ngay.
9. Tổng mức dự trữ quốc gia là tổng giá trị dự trữ quốc gia.
10. Mức phân bổ cho dự trữ quốc gia là số tiền bố trí cho dự trữ quốc gia trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
11. Thời hạn lưu kho hàng dự trữ quốc gia là khoảng thời gian tối đa được xác định từ thời điểm nhập kho đến thời điểm xuất kho hàng dự trữ quốc gia.
12. Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là việc xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền để cấp cho các tổ chức, cá nhân.
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
2. Nhà nước xây dựng dự trữ quốc gia đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - kỹ thuật về dự trữ quốc gia, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.
4. Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.
1. Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia. Hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.
2. Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh.
1. Tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm tập trung, thống nhất theo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phân công bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bố trí ở trung ương và các khu vực, địa bàn chiến lược trong cả nước để kịp thời đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia, bao gồm:
a) Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm cơ quan ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực;
b) Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ phận làm công tác dự trữ quốc gia kiêm nhiệm tại bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
1. Người làm công tác dự trữ quốc gia bao gồm:
a) Công chức, viên chức làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách;
b) Người làm công tác dự trữ quốc gia là quân nhân, công an;
c) Công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia tại bộ, ngành.
2. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp thâm niên; tùy theo lĩnh vực, tính chất công việc, được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia.
3. Quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
4. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.
8. Hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia.
1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia là thanh tra việc chấp hành pháp luật về dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, phê duyệt kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;
b) Quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
b) Quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;
c) Điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Quốc hội quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;
b) Trình Quốc hội quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm;
c) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
d) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;
đ) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia;
e) Phân công bộ, ngành thực hiện quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phê duyệt chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm, quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia;
b) Giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt;
c) Quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ Tài chính giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương để Chính phủ trình Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ mức bổ sung ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có) trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia hằng năm, quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
4. Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;
5. Tổ chức điều hành hoạt động dự trữ quốc gia, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia hằng năm và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia theo thẩm quyền;
6. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia hằng năm, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm nguồn tài chính cho dự trữ quốc gia đối với bội ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia;
7. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về chế độ quản lý tài chính, ngân sách, quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, giá bồi thường thiệt hại đối với hàng dự trữ quốc gia và mức chi phí cho việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra số lượng, chất lượng và giá trị hàng dự trữ quốc gia; tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, bảo quản, mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với dự trữ quốc gia.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hằng năm về dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu đề Chính phủ trình Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm; phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ mức bổ sung ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hàng năm (nếu có) trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
1. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Danh mục hàng dự trữ quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và mức dự trữ từng loại hàng dự trữ quốc gia.
2. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia; ký và thực hiện hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo công tác quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Tham mưu để Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tham mưu để Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Kiểm tra việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này.
4. Tham mưu giúp Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; tổng hợp, báo cáo về hoạt động dự trữ quốc gia để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Trình Bộ Tài chính quyết định kinh phí quản lý, bảo quản cho các đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
1. Trực tiếp bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa điểm theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu huy động và sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong mọi tình huống.
3. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Tổ chức theo dõi việc nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa điểm theo đúng hợp đồng đã ký.
2. Thực hiện nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Thực hiện luân chuyển, hoán đổi hàng dự trữ quốc gia cũ, mới phải cùng chủng loại, số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện báo cáo việc nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia cho cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách và bộ, ngành thuê bảo quản.
1. Tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chính sách, pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm an toàn, bí mật các hoạt động dự trữ quốc gia tại địa phương.
3. Có trách nhiệm bố trí đất xây dựng kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu về sản xuất, đời sống, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Chính phủ phân công bộ, ngành trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.
2. Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, tự ý thay đổi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.
3. Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.
4. Xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.
5. Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.
6. Sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.
7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm.
8. Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.
9. Thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.
10. Thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes the formation, management, and use of the national reserves; the rights and responsibilities of organizations and individuals to the activities related to national reserves.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to agencies, organizations and individuals involved in the formation, management, administration and use of the national reserves.
Article 3. Objectives of the national reserve
The State forms and uses the national reserves to proactively meet unexpected and urgent requirements in the prevention, combat and remedy of consequences of natural disasters, catastrophes, fires and epidemics and to serve national defense and security.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. National reserves are the reserves of supplies, equipment and commodities managed and stored by the State.
2. Activities related to national reserves are the formulation and implementation of strategies, plans and budget estimates for the reserves; the development of the infrastructure system; and the management and use of national reserves.
3. Commodities in national reserve are supplies, equipment and commodities in the list of commodities in national reserve under the management of the State serving the national reserves.
4. The List of commodities in national reserve consists of the names of groups of commodities, names of supplies and names of equipment in national reserves.
5. Administration of the national reserves includes the management, storage, release, purchase, sale, preservation and protection of commodities in national reserve.
6. The agencies in charge of commodities in national reserve are the Ministries, ministerial agencies or governmental agencies that directly manage national reserves under the assignment of the Government.
7. National reserves unit is an organization affiliated to an agency in charge of commodities in national reserve which is assigned to directly manage, store, release purchase, sell, preserve and protect commodities in national reserve.
8. Emergencies are the states of natural disasters, fire or epidemics that threaten to spread on a large scale; National or social security objectives that must be immediately accomplished.
9. Total national reserves are the total value of national reserves.
10 Level of distribution for national reserves is an amount of money for the national reserves in annual state budget estimates.
11. Storage duration of commodities in national reserve is the maximum period from the storage to the release of commodities from the national reserve storage.
12. Release of commodities in national reserve is the distribution of commodities in national reserve to organizations and individuals free of charge.
Article 5. State policies on the national reserve
1. The State shall adopt strategies and plans for developing national reserves that conform to the national socio-economic development and strategies and plans in each period.
2. The State shall build solid and well-structured national reserves to ensure accomplishment of the national reserve objectives and the balancing capacity of the state budget.
3. The State shall provide policies on investments in scientific research on national reserves, and application of preservation technology and information technology in order to modernize activities related to national reserves.
4. The State adopts policies to mobilize resources and encourage organizations and individuals to participate in activities related to national reserves.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 6. Sources of national reserve
The national reserves is formed from the following sources:
1. The state budget;
2. Lawful resources other than the state budget, which are put into the national reserves, include resources acquired from voluntary investment to construct physical foundations, the supply of information technology for the management and preservation of commodities in national reserve, direct preservation of commodities in national reserve; commodities and supplies mobilized from organizations and individuals in emergencies in accordance with law.
Article 7. Principles of management and use of commodities in national reserve
1. Commodities in national reserve must be strictly, safely and secretly managed in accordance with law, and meet the national reserve requirements and objectives. Released commodities in national reserve must be adequately and promptly restocked.
2. Commodities in national reserve must be used for proper purposes and in accordance with law, and may not be used for commercial purposes.
Article 8. National reserve organization
1. The National reserve organization must ensure the uniformity under the administration of the Government and the Prime Minister. The Government shall assign ministries and agencies to manage commodities in national reserve in accordance with law.
2. The national reserve organization system shall be arranged at the central level and in strategic areas nationwide in order to promptly fulfill the national reserve requirements and objectives, including:
a/ The specialized national reserve management agencies affiliated to the Ministry of Finance, which are hierarchically organized, including the central agency and local agencies;
b/ The units affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security, and the units in charge of national reserves affiliated to the agencies in charge of commodities in national reserve.
Article 9. Policies on national reserve personnel
1. National reserve personnel includes:
a/ Officials and public employees working at the specialized national reserve management agency;
b/ National reserve personnel being servicemen and police officers;
c/ Officials and public employees doing national reserve works in Ministries and agencies.
2. The national reserve personnel defined in Points a and b Clause 1 of this Article are entitled to seniority benefits and occupational benefits depending on the discipline and nature of their work.
The Government shall elaborate this Clause.
Article 10. The state management of the national reserve
1. Promulgate, and organize the implementation of, legal documents on the national reserves.
2. Decide the national reserve development strategies, plans and policies.
3. Compile the list of commodities in national reserve; allocate state budget for national reserves; decide the storage, release, purchase and sale of commodities in national reserve.
4. Organize the research and application of scientific and technological advances and preservation technologies to commodities in national reserve.
5. Propagate and disseminate the law on the national reserves.
6. Provide training in national reserves.
7. Carry out inspections, settle complaints and accusations, and handle violations against the laws on the national reserves.
8. Organize international cooperation in the national reserves.
Article 11. Specialized national reserve inspection
1. Agencies in charge of the state management of national reserves shall carry out inspections in accordance with the laws on inspection.
2. Specialized national reserve inspection is inspecting the observance of the laws on the national reserves in accordance with this Law and relevant regulations.
3. The authority and responsibilities of the specialized national reserve inspectorates; the rights and obligations of inspected subjects and related organizations and individuals must comply with the inspection law.
Article 12. Responsibilities and entitlements of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee
1. The National Assembly has the following responsibilities and entitlements:
a/ Decide national reserve development policies, orient national reserve resources, and approve 5-year national reserve plans;
b/ Decide the rate of annual central budget allocation for the national reserves.
2. The National Assembly Standing Committee has the following responsibilities and entitlements:
a/ Decide the annual additional central budget allocations for the national reserves (if any);
b/ Decide the budget for restocking for the released commodities in national reserve;
c/ Adjust the list of commodities in national reserve.
Article 13. Responsibilities and entitlements of the Government and the Prime Minister
1. The Government shall perform the unified state management of the national reserves, having the following tasks and powers:
a/ Request the National Assembly to decide national reserve development policies, orient national reserve resources and 5-year national reserve plans;
b/ Request the National Assembly to decide the level of annual central budget allocation for the national reserves;
c/ Request the National Assembly Standing Committee to decision annual additional central budget allocations for the national reserves (if any);
d/ Request the National Assembly Standing Committee to decide central budget to make up for the released commodities in national reserve;
e/ Request the National Assembly Standing Committee to adjust to the list of commodities in national reserve;
f/ Appoint Ministries and agencies to manage commodities in national reserve.
2. The Prime Minister has the following tasks and powers:
a/ Approve the national reserve strategies, annual national reserve plans and the planning for the system of national reserve warehouses;
b/ Assign state budget plans and estimates for the national reserves within the state budget estimates approved by the National Assembly;
c/ Decide the storage and release of commodities in national reserve in accordance with this Law and relevant laws.
Article 14. Responsibilities and entitlements of the Ministry of Finance
The Ministry of Finance shall assist the Government in performing the state management of the national reserves, having the following tasks and powers:
1. Preside and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in advising the Government on national reserve development policies, national reserve resource orientations and 5-year national reserve plans for submission to the National Assembly;
2. Preside and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in preparing state budget estimates and central budget allocation plans for the Government to submit to the National Assembly for deciding annual plans for central budget allocation for the national reserves to the agencies in charge of commodities in national reserve;
Preside and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in sending reports on the addition to the annual central budget for national reserves to the Government;
3. Preside and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the agencies in charge of commodities in national reserve in formulating the national reserve strategies, annual national reserve plans on the system of national reserve warehouses, scientific research and application of national reserve commodity preservation technologies, for submission to the Prime Minister for approval;
4. Preside and cooperate with the agencies in charge of commodities in national reserve in formulating and promulgating national technical standards and economic – technical norms of commodities in national reserve;
5. Manage the activities related to national reserves, to examine and inspect the implementation of annual plans and the Prime Minister's decisions on the national reserves; to settle complaints and denunciations and handle violations of the law on the national reserves;
6. Based on annual state budget estimates, national reserve plans and economic-technical norms of commodities in national reserve, ensure financial resources for the national reserves for the agencies in charge of commodities in national reserve; verify and summarize the final declaration of state budget expenditures for the national reserves;
7. Promulgate documents on regimes of financial and budgetary management, decide the maximum purchase prices, minimum sale prices, prices of damage compensation for commodities in national reserve and costs of the storage, release, purchase, sale, preservation and insurance of commodities in national reserve; guide, monitor and inspect the quantity, quality and value of commodities in national reserve; organize the implementation of regulations on management, preservation, purchase, sale, storage, release and exchange of commodities in national reserve in turn.
Article 15. Responsibilities and entitlements of the Ministry of Planning and Investment
1. Preside and cooperate with the Ministry of Finance in arranging and allocating capital construction investment funds for the national reserves.
2. Cooperate with the Ministry of Finance in formulating national reserve strategies, planning, 5-year and annual plans for submission to the Prime Minister.
3. Cooperate with the Ministry of Finance in advising the Government on annual plans on central budget allocation for the national reserves to be submitted to the National Assembly for decision; to cooperate with the Ministry of Finance in sending reports to the Government on the level of annual central budget addition for the national reserves (if any) for submission to the National Assembly Standing Committee for decision.
Article 16. Responsibilities and entitlements of the agencies in charge of commodities in national reserve
1. Participate in formulating strategies, plans and lists of commodities in national reserve, technical standards of commodities in national reserve, technical-economic norms of commodities in national reserve and reserves level of each kind of national reserves commodity;
2. Direct the affiliated national reserves units to implement national reserve plans; sign and perform contracts to preserve of commodities in national reservein accordance with law;
3. Send reports on the management and use of commodities in national reserve to the Ministry of Finance for it to summarize and send reports to the Prime Minister.
Article 17. Responsibilities and entitlements of specialized national reserves agencies
1. Advise the Ministry of Finance on the state management of the national reserves; directly manage commodities in national reserve in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Advise the Ministry of Finance on presiding and cooperating with the agencies in charge of commodities in national reserve in summarizing the management and use of commodities in national reserve and sending reports to the Prime Minister.
3. Inspect the storage, release, purchase, sale, preservation and use of commodities in national reserve in accordance with this Law.
4. Assist the Ministry of Finance in presiding and cooperating with the related ministries and agencies in formulating national technical standards and economic-technical norms for commodities in national reserve; summarize and send reports on activities related to national reserves to the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister.
5. Request the Ministry of Finance to decide the budget for management and preservation allocated to the units in charge of national reserve preservation.
Article 18. Responsibilities and entitlements of national reserve units
1. Directly preserve and protect commodities in national reserve, ensuring their adequacy, quality, types, locations as required by competent agencies.
2. Satisfy the demand for commodities in national reserve in all circumstances.
3. Store, release, purchase and sell commodities in national reserve under decisions by competent agencies.
4. Supervise the storage, release, purchase, sale and exchange of commodities in national reserve in accordance with law.
Article 19. Responsibilities and entitlements of provider of preservation services
1. Directly preserves commodities in national reserve, ensuring their adequacy, quality, types, locations according to the contracts signed.
2. Store, release, purchase and sell commodities in national reserve under decisions by competent agencies.
3. Replace old commodities of national reserves with new ones, ensure the correct quantity and categories as prescribed by law.
4. Report the storage, release and residual quantities of commodities in national reserve to specialized national reserves agencies and to the service buyer.
Article 20. Responsibilities and entitlements of provincial People's Committees
1. Propagate, disseminate and implement policies and laws on national reserves.
2. Direct functional agencies to cooperate with local agencies and units that directly manage national reserves in their localities in storing, releasing, purchasing, selling, preserving and transporting commodities in national reserve, ensuring the safety and confidentiality for activities related to national reserves locally.
3. Allocate land for national reserve warehouses according to the approved planning for the national reserve warehouse system.
Article 21. Assignment of management of commodities in national reserve
1. The Ministry of Finance shall directly organize the management and preservation of commodities in national reserve to meet the demands of production, living, rescue, relief, prevention, suppression, and alleviation of consequences of natural disasters, catastrophes and fires.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall directly organize the management and preservation of commodities in national reserve to fulfill the requirements of National defense and security.
3. The Government shall appoint Ministries and agencies to manage and preserve the commodities of national reserves that are not specified in Clauses 1 and Clause 2 of this Article.
1. Revealing state secrets about national reserves.
2. Taking advantage of the storage, release, purchase, sale, preservation or transportation of commodities in national reserve, altering prices of commodities in national reserve without permission for profiteering.
3. Irresponsibly or deliberately acting against the regulations on the management of national reserves, thus causing damage, loss or waste of assets belonging to national reserves.
4. Violating or sabotaging infrastructure or commodities of national reserves.
5. Obstructing activities related to national reserves.
6. Using commodities of national commodity for improper purposes.
7. Storing, releasing, purchasing and selling commodities in national reserve ultra vires, or inconsistently with the proper types, quantities, quality, or locations.
8. Illegally intervening in activities related to national reserves.
9. Improperly implementing the laws on accounting and statistics in activities related to national reserves.
10. Hiring unqualified organizations to preserves commodities in national reserves.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực