Chương 3 Luật dự trữ quốc gia 2012: Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia
Số hiệu: | 22/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/12/2012 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi cho dự trữ quốc gia được giao, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
2. Trường hợp mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán bổ sung gửi Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành để mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyển nguồn sang năm sau trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
1. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
1. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị dự trữ quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo chế độ quản lý tài chính, ngân sách hiện hành.
3. Chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán.
4. Chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tài chính cấp theo dự toán được phê duyệt.
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia, lập dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.
1. Cơ chế tài chính đối với dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động dự trữ quốc gia, gửi Bộ Tài chính kiểm tra, thẩm định, tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
Sau khi được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán và Bộ Tài chính thực hiện phân bổ cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách, kế toán, thống kê, kiểm toán và chế độ báo cáo về dự trữ quốc gia.
3. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước đã cấp cho đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết toán đã được duyệt; tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp quyết toán về dự trữ quốc gia, báo cáo Chính phủ.
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước về dự trữ quốc gia phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
STATE BUDGET EXPENDITURES FOR THE NATIONAL RESERVE
Article 28. State budget expenditures for the national reserve
1. State budget expenditures for the national reserves comply with the Law on the State Budget and are included in annual state budget estimates.
2. The Ministry of Finance shall manage and allocate funds for the purchase of commodities for national reserve, purchase of commodities for national reserve to make up for the released ones in the planning year after they are approved by competent authorities.
Article 29. State budget expenditures on purchasing commodities for national reserve
1. Based on national reserve plans and assigned expenditure estimates for the national reserves, the Ministry of Finance shall allocate funds for the agencies in charge of commodities in national reserve to purchase commodities for national reserve as prescribed.
2. When making purchases to make up for the released commodities in national reserve, the agencies in charge of commodities in national reserve shall send the additional budget estimates to the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister.
3. For the state budget estimates assigned to ministries and agencies for purchase to increase or to replenish the commodities in national reserve in the planning year which have not yet been used up due to inadequate purchase of commodities for national reserve; supplies, equipment and commodities with a manufacture or production cycle longer than the budget year or a seasonable cycle; special commodities to serve defense and security, the Minister of Finance shall consider and decide to transfer them to the subsequent year at the proposal of the heads of these ministries or agencies.
Article 30. State budget expenditures on fundamental investment in the national reserve
1. State budget expenditures on capital construction investment in the national reserves are included in annual development investment plans of the agencies in charge of commodities in national reserve.
2. The agencies in charge of commodities in national reserve shall manage and use capital construction investment funds in accordance with law.
Article 31. State budget expenditures for national reserve management activities
1. State budget expenditures for national reserve management activities cover expenditure for operations of the management apparatus; expenditure for storage, release, purchase, sale, preservation, protection and insurance of commodities in national reserve; expenditures for scientific research and application of preservation technologies; expenditures for training and training of cadres, civil servants and public employees performing national reserve work and other expenditures prescribed by law.
2. State budget expenditures for national reserve management activities of ministries, agencies and national reserve units comply with plans, estimates, norms and contracts to provide preservation services for commodities in national reserve and with the current financial and budgetary management regimes.
3. Expenditures on the storage, release and preservation of commodities in national reserve comply with the package funding regime.
4. Expenditures on the storage, release, and free supply of commodities in national reserve under the Prime Minister's decisions must be allocated by the Ministry of Finance according to the approved estimates.
The agencies in charge of commodities in national reserve shall base themselves on economic-technical norms and national reserves commodity preservation contracts to prepare budget estimates for the storage, release, and preservation of commodities in national reserve and report them to the Ministry of Finance for approval before implementation; pending such approval, the Minister of Finance may decide to pay advances for national reserves agencies and units to deploy the implementation.
Article 32. Financial mechanism, accounting and audit regimes, statistical and reporting regimes applicable to the national reserve
1. The financial mechanism applicable to the national reserves must comply with the Law on the State Budget and relevant laws.
The agencies in charge of commodities in national reserve shall estimate state budget expenditures for activities related to national reserves and send them to the Ministry of Finance for examination, appraisal, summarization and sending reports to the Government for submission to the National Assembly for approval.
After the above state budget expenditure estimates are approved by the National Assembly, the Prime Minister shall decide the assignment of these estimates and the Ministry of Finance shall distribute them to the agencies in charge of commodities in national reserve .
2. The agencies in charge of commodities in national reserve and national reserves units and organizations in charge of the preservation of commodities in national reserve shall abide by the laws on financial and budgetary management, accounting, statistical, audit and the reporting regime applicable to the national reserves.
3. The Ministries and agencies in charge of the management of commodities in national reserve shall examine and approve the settlement of state budget funds already allocated to units in charge of the preservation of commodities in national reserve, and take responsibility for the approved settlement; summarize the settlement and report it to the Ministry of Finance, which shall appraise and summarize the national reserve settlement for sending reports to the Government.
National reserve state budget settlement reports must be audited in accordance with law.