Chương 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996: Hình thức đầu tư
Số hiệu: | 52-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 12/11/1996 | Ngày hiệu lực: | 23/11/1996 |
Ngày công báo: | 31/01/1997 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
Đối tượng, nội dung, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ giữa các bên do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác với nhau để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập doanh nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
1- Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
a) Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam;
b) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
c) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
2- Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
a) Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài;
b) Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật;
d) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
đ) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
3- Việc các bên góp vốn bằng các hình thức khác với các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được Chính phủ chấp thuận.
Phần vốn góp của Bên nước ngoài hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liện doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định.
Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu của mỗi Bên Việt Nam do Chính phủ quy định.
Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Giá trị phần vốn của mỗi bên trong doanh nghiệp liên doanh được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vốn. Tiến độ góp vốn do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng liên doanh và được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận.
Giá trị thiết bị, máy móc dùng để góp vốn phải được tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giảm định.
Các bên chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với giá trị phần vốn góp của mình. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài có quyền chỉ định tổ chức giám định để giám định lại giá trị các khoản vốn góp của các bên.
Các bên chia lợi nhuận và chịu rủi ro của doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác quy định trong hợp đồng liên doanh.
Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh, gồm đại diện của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh.
Các bên chỉ định người của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Trong trường hợp liên doanh hai bên, thì mỗi bên có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị.
Trong trường hợp liên doanh nhiều bên, thì mỗi bên có ít nhất một thành viên trong Hội đồng quản trị.
Nếu doanh nghiệp liên doanh có một Bên Việt Nam và nhiều Bên nước ngoài hoặc một Bên nước ngoài và nhiều Bên Việt Nam, thì Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài đó có quyền cử ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị.
Trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là Bên Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh do các bên liên doanh thoả thuận cử ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật Việt Nam về việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất được ghi trong điều lệ doanh nghiệp
Các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quyết định. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của hai phần ba thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập.
Cuộc họp Hội đồng quản trị phải có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các bên liên doanh tham gia.
1- Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, Kế toán trưởng; sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp; duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình; vay vốn đầu tư do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.
Các bên liên doanh có thể thoả thuận trong Điều lệ doanh nghiệp các vấn đề khác cần được quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
2- Đối với những vấn đề không quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc biểu quyết quá bán số thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.
Các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp, được mua lại một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành doanh nghiệp liên doanh.
Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30%, nhưng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định.
Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh được ghi trong Giấy phép đầu tư đối với từng dự án theo quy định của Chính phủ, nhưng không quá 50 năm.
Căn cứ vào quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án, nhưng tối đa không quá 70 năm
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất dưới các hình thức quy định tại Điều 4 của Luật này.
Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất dưới hình thức quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều 4 của Luật này hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn của mình.
Quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam với các doanh nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải theo các quy định của pháp luật xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp chế xuất được mua nguyên liệu, vật tư, hàng hoá từ thị trường nội địa vào Khu chế xuất theo thủ tục đơn giản, thuận tiện do Chính phủ quy định.
Chính phủ ban hành quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng có thể ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
Chính phủ quy định cụ thể về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao, kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
Article 4.- Foreign investors may invest in Vietnam in the following forms:
1. Business cooperation under a business cooperation contract;
2. Joint venture enterprises;
3. Enterprises with 100% foreign invested capital.
Article 5.- Two or more parties may enter into business cooperation under a business cooperation contract such as profit-sharing or product-sharing production cooperation and other business cooperation forms.
The objects, contents and duration of business, the interests, obligations and responsibilities of each party and the relationships between the parties shall be agreed upon by the parties and written in the business cooperation contract.
Article 6.- Two or more parties may cooperate to establish in Vietnam a joint venture enterprise under a joint venture contract.
A joint venture enterprise may cooperate with a foreign investor or a Vietnamese enterprise to establish a new joint venture in Vietnam.
A joint venture enterprise shall be established in the form of a limited liability company with the legal person status as prescribed by Vietnamese law.
1. The foreign party to a joint venture enterprise may make its contributions to the prescribed capital in:
a/ Foreign currency and/or Vietnamese currency originating from the investment in Vietnam;
b/ Equipment, machinery, workshops or other constructions;
c/ The value of the industrial property right, technical know-how, technological processes, technical services.
2. The Vietnamese party to a joint venture enterprise may make its contribution to the prescribed capital in:
a/ Vietnamese currency and/or foreign currency;
b/ The value of the land-use right in accordance with the land legislation;
c/ The national resources, the value of the right to use water or sea surface as prescribed by law;
d/ Equipment, machinery, workshops or other constructions;
e/ The value of the industrial property right, technical secrets, technological processes, technical services.
3. The capital contribution by the parties in forms other than those defined in Item 1 and Item 2 of this Article must be approved by the Government.
Article 8.- The capital contributed by the foreign party(ies) to the prescribed capital of a joint venture enterprise shall not be limited as to its maximum as mutually agreed upon by the parties but must be not less than 30% of the prescribed capital, except for cases stipulated by the Government.
With regard to a multi-party joint venture enterprise, the minimum capital contribution by each Vietnamese party shall be stipulated by the Government.
With regard to an important economic establishment as decided by the Government, the parties shall agree to gradually increase the proportion of the Vietnamese party's contribution to the prescribed capital of the joint venture enterprise.
Article 9.- The value of the capital contributed by each party to a joint venture enterprise shall be determined according to market price at the moment the capital contribution is made. The capital contribution schedule shall be, as agreed upon by the parties, written in the joint venture contract and approved by an agency performing State management over foreign investment.
The value of equipment and machinery used for capital contribution must be certified by an independent evaluation body.
The parties involved shall be accountable for the authenticity and accuracy of their capital contribution value. In case of necessity, the agency performing the State management over foreign investment shall be entitled to nominate an evaluation body to reinspect the capital contribution values of the parties.
Article 10.- The parties shall share the profits and bear the risks associated with the joint venture enterprise in proportion to their respective capital contributions, unless otherwise agreed upon by the parties in the joint venture contract.
Article 11.- The Board of Management shall be the leading body of a joint venture enterprise consisting of representatives of the parties to the joint venture enterprise.
Each party shall appoint its representatives to the Board of Management in proportion to its contribution to the prescribed capital of the joint venture enterprise.
With regard to a two-party joint venture each shall party have at least two members on the Board of Management.
With regard to a multi-party joint venture, each party shall have at least one member on the Board of Management.
If a joint venture enterprise involves one Vietnamese party and more than one foreign party or one foreign party and more than one Vietnamese party, such Vietnamese or foreign party shall be entitled to appoint at least 2 members to the Board of Management.
In the Board of Management of a joint venture enterprise established between a joint venture enterprise operating in Vietnam and a foreign investor or a Vietnamese enterprise, the operating joint venture enterprise shall have at least two members, at least one of whom shall be from the Vietnamese party.
Article 12.- The Chairman of the Board of Management of a joint venture enterprise shall be appointed by common agreement between the involved parties. The Chairman of the Board of Management shall be responsible for convening and presiding over the meetings of the Board of Management and supervising the implementation of its resolutions.
The General Director and Deputy General Directors shall be appointed and dismissed by the Board of Management and take responsibility before the Board of Management and before Vietnam's law for the management and direction of the enterprise's activities.
Either the General Director or the first Deputy General Director shall be a Vietnamese citizen.
The tasks and powers of the Chairman of the Board of Management, the General Director and Deputy General Directors shall be written in the enterprise’s Statute.
Article 13.- The regular meetings of the Board of Management shall be decided by itself. The Board of Management may convene extraordinary meetings at the proposal of the Chairman of the Board of Management or two-thirds of its members or the General Director or the first Deputy General Director. The meetings of the Board of Management shall be convened by its Chairman.
A meeting of the Board of Management must be attended by at least two thirds of its members representing the parties to the joint venture.
1. All the most important issues concerning the organization and operation of a joint venture enterprise including the appointment and dismissal of the General Director, the first Deputy General Director and the Chief Accountant; the amendment and supplement to the enterprise's Statute; the approval of the annual financial statements of revenues and expenditures and spending accounts of the constructions; the borrowing of investment capital shall be decided by the Board of Management on the principle of consensus among the Board’s members present at the meeting.
The parties to a joint venture enterprise may agree in its Statute that other issues should be decided on the principle of consensus.
2. For issues not defined in Item 1 of this Article, the Board of Management shall decide on the principle of majority vote by the Board's members present at the meeting.
Article 15.- The foreign investors may establish in Vietnam enterprises with 100% foreign invested capital.
An enterprise with 100% foreign invested capital shall be established in the form of a limited liability company with the legal person status in accordance with Vietnamese law.
An enterprise with 100% foreign invested capital may cooperate with a Vietnamese enterprise to establish a joint venture enterprise.
With regard to important economic enterprises as decided by the Government, Vietnamese enterprises may, on the basis of agreement with the owners of such enterprises, purchase part of their capital to form a joint venture enterprise.
Article 16.- The prescribed capital of an enterprise with foreign invested capital must be equal to at least 30% of its invested capital. In special cases, this percentage may be less than 30% but it must be approved by an agency performing State management over foreign investment.
During the course of its operation, an enterprise with foreign invested capital must not reduce its prescribed capital.
Article 17.- The operational duration of an enterprise with foreign invested capital and the term of a business cooperation contract shall be written in the Investment License for each project as stipulated by the Government but shall not exceed 50 years.
Basing itself on the provisions of the Standing Committee of the National Assembly, the Government shall decide a longer duration for each project but the maximum duration shall not exceed 70 years.
Article 18.- Foreign investors may invest in Industrial Zones and Export Processing Zones in the forms prescribed in Article 4 of this Law.
Vietnamese enterprises of all economic sectors may cooperate with foreign investors to invest in Industrial Zones and Export Processing Zones in the forms defined in Point 1, Point 2, Article 4 of this Law or may establish enterprises with 100% of capital owned by themselves.
The relations of goods exchange between the enterprises in Vietnamese market and the export processing enterprises shall be regarded as export-import relations and must comply with import-export legislation. The export processing enterprises may purchase materials, supplies and goods from the local market and bring them into the Export Processing Zone according to simple and convenient procedures stipulated by the Government.
The Government shall issue specific regulations on the Industrial Zones and Export Processing Zones.
Article 19.- A foreign investor who is to invest in constructing an infrastructure project(s) may sign with a competent State agency of Vietnam a Build-Operate-Transfer contract, a Build-Transfer-Operate contract or a Build-Transfer contract. The foreign investor shall be entitled to enjoy the benefits and perform the obligations defined in the contract.
The Government shall detail the investment under Build-Operate-Transfer, Build-Transfer-Operate and Build-Transfer contracts.