Chương 5 Luật Đấu thầu 2005: Quản lý hoạt động đấu thầu
Số hiệu: | 61/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
- Các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây: Sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước...
- Các thông tin sau về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu, Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi, Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu, Kết quả lựa chọn nhà thầu, Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu...
- Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng, trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng...
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/4/2006.
Luật này hiện đã bị hết hết lực và được thay thế bởi Luật Đấu thầu 2013
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.
3. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
4. Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu trong phạm vi cả nước.
2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về thanh tra;
b) Quy định cơ quan, tổ chức thẩm định giúp người có thẩm quyền trong quá trình xem xét, phê duyệt các nội dung về đấu thầu;
c) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 60 của Luật này đối với các dự án đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội;
d) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
2. Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 của Luật này.
3. Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đấu thầu.
5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.
6. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
7. Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ giao.
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu;
3. Tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
4. Thực hiện báo cáo về hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ;
5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này;
6. Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu;
7. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu;
8. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 của Luật này.
1. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;
c) Người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Các nhóm tình huống trong đấu thầu gồm có:
a) Về chuẩn bị và tổ chức đấu thầu, bao gồm những nội dung điều chỉnh kế hoạch đấu thầu về giá gói thầu hoặc nội dung khác của gói thầu; hồ sơ mời thầu; nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp nộp muộn hoặc số lượng ít; số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.
b) Về đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm những nội dung về giá dự thầu vượt giá gói thầu; giá dự thầu với đơn giá khác thường.
c) Về đề nghị trúng thầu và ký kết hợp đồng, bao gồm những nội dung về giá trúng thầu dưới 50% so với giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt; hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt.
d) Về thủ tục, trình tự đấu thầu có liên quan.
Chính phủ quy định cụ thể về việc xử lý tình huống trong đấu thầu.
1. Thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Thanh tra đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu.
2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
3. Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.
1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
2. Việc giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Riêng trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là hai mươi ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
3. Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì tiến hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Chính phủ quy định cụ thể về giải quyết kiến nghị và hoạt động của Hội đồng tư vấn.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này.
2. Cá nhân vi phạm Luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
ADMINISTRATION OF TENDERING ACTIVITIES
Article 66 Contents of State administration of tendering
1. Promulgating, disseminating, guiding and organizing implementation of legal instruments and policies on tendering.
2. Training and capacity building for senior personnel engaged in tendering work.
3. Summarizing, assessing and reporting on the status of implementation of tendering activities.
4. Administering on a nationwide basis the tendering information system comprising the Tendering Newsletter, the tendering website and the national tendering network.
5. Conducting international co-operation regarding tendering.
6. Conducting checks and inspections; resolving protests, complaints and denunciations regarding tendering, and dealing with breaches of the law on tendering in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 67 Responsibilities and powers of the Government and of the Prime Minister of the Government
1. The Government shall exercise unified administration of tendering throughout the country.
2. The Prime Minister of the Government shall discharge the following responsibilities and exercise the following powers:
(a) Direct the work of conducting inspections and of resolving protests about tendering in accordance with this Law and the law on inspections;
(b) Regulate which evaluating body and/or organization shall assist the authorized person throughout the process of consideration and approval of tendering issues;
(c) In the case of investment projects formulated pursuant to resolutions of the National Assembly, make decisions on the tendering issues stipulated in article 60 of this Law.
(d) Discharge other responsibilities and exercise other powers in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 68 Responsibilities and powers of the Ministry of Planning and Investment
1. To be responsible before the Government for the exercise of State administration of tendering activities.
2. To evaluate tendering plans and results of selection of contractor in tender packages belonging to projects within the decision-making power of the Prime Minister of the Government and stipulated in sub-clause (c) of clause 2 of article 67 of this Law.
3. To establish and administer the Tendering Newsletter, the tendering website and the national tendering network.
4. To act as the co-ordinator assisting the Government and the Prime Minister of the Government in conducting international co-operation in the tendering sector.
5. To organize training and capacity building for senior personnel engaged in tendering work.
6. To summarize, assess and provide reports on the status of implementation of tendering activities.
7. To resolve, within the scope of its authority, protests regarding tendering.
8. To preside over co-ordination with other relevant bodies in conducting checks and inspection of tendering on a nationwide basis.
9. To implement other duties regarding tendering as assigned to it by the Government.
Article 69 Responsibilities and powers of ministries, ministerial equivalent bodies, and all level people's committees
Ministries, ministerial equivalent bodies and people's committees at all levels shall, within the scope of their respective duties and powers, have the following responsibilities and duties:
1. To exercise administration of tendering work.
2. To organize training and capacity building for senior personnel engaged in tendering work.
3. To summarize and assess the status of implementation of tendering activities.
4. To provide reports on tendering activities pursuant to regulations of the Government.
5. To resolve protests regarding tendering pursuant to this Law.
6. To conduct checks and inspections of tendering.
7. To deal with breaches of the law on tendering by organizations and individuals involved in tendering activities.
8. In cases where a minister, head of a ministerial equivalent body or chairman of a people's committee at any level is concurrently the authorized person, then such minister, head or chairman must also discharge the responsibilities stipulated in article 60 of this Law.
Article 70 Dealing with exceptional situations in tendering
1. Exceptional situations in tendering shall be dealt with in compliance with the following principles:
(a) Ensuring competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency;
(b) Acting on the basis of the approved tendering plan, of the contents of the tender invitation documents and of the tenders of the tenderers participating in the tendering;
(c) The authorized person shall be the person making a decision on dealing with any exceptional situation in tendering, and shall be responsible before the law for his decision.
2. Categories of exceptional situations shall comprise:
(a) Regarding preparation for and organization of tendering: items adjusting a tendering plan, a tender package price or other contents of a tender package; amendments to tender invitation documents; submission of tenders if tenders are submitted out of time or if too few tenders have been submitted; and amendments to the number of participating tenderers;
(b) Regarding assessment of tenders: situations in which tender prices exceed the tender package price, and tender prices made up of unusual unit prices;
(c) Regarding recommendation of winning tenderer and signing of the contract: situations in which the winning tender price is below fifty (50) per cent of the tender package price or the approved estimated budget; situations in which two tenders are both assessed as the best price and are identical, or where the proposed contract sum exceeds the approved winning tender price;
(d) Regarding the procedures and sequence for implementation of tendering.
The Government shall provide detailed regulations on dealing with exceptional situations in tendering.
Article 71 Tendering Inspectorate
1. Tendering inspections shall be carried out of organizations and individuals who are involved in tendering activities in order to implement a tender package belonging to any of the projects stipulated in article 1 of this Law.
2. The Tendering Inspectorate shall be the specialized inspectorate for the tendering sector. The organization and operations of the Tendering Inspectorate shall be implemented in accordance with the law on inspections.
Article 72 Resolution of protests regarding tendering
1. Tenderers shall have the right to protest about the results of selection of contractor and about other relevant matters during the tendering process.
2. The entities responsible for resolution of a protest made by a tenderer during the tendering process shall be the party calling for tenders, the investor and the authorized person. The authorized person shall resolve any protest by a tenderer regarding results of selection of contractor on the basis of a report from the Consulting Council for Resolution of Protests pursuant to article 73 of this Law.
3. With regard to protests about relevant matters during the tendering process other than the results of selection of contractor, the time-limit for lodging a protest shall be calculated as from the date the event protested about arose until the date of the notification of results of tendering. The time-limit for lodging a protest about the results of selection of contractor shall be a maximum of ten (10) days after the date of notification of results of tendering.
Article 73 Procedures for resolution of protests regarding tendering
1. The resolution of protests about relevant matters during the tendering process shall be implemented as follows:
(a) The party calling for tenders shall be responsible to resolve a protest regarding tendering made by a tenderer within a time-limit of a maximum five (5) working days from the date of receipt of the written protest of the tenderer. If the party calling for tenders is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the party calling for tenders, the tenderer shall have the right to lodge the protest with the investor for the latter's consideration and resolution in accordance with the provisions in sub-clause (b) of this clause.
(b) The investor shall be responsible to resolve a protest regarding tendering made by a tenderer within a time-limit of a maximum seven (7) working days from the date of receipt of the written protest of the tenderer. If the investor is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the investor, the tenderer shall have the right to lodge the protest with the authorized person for the latter's consideration and resolution in accordance with the provisions in sub-clause (c) of this clause.
(c) The authorized person shall be responsible to resolve a protest regarding tendering made by a tenderer within a time-limit of a maximum fifteen (15) working days from the date of receipt of the written protest of the tenderer. If the authorized person is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the authorized person, the tenderer shall have the right to institute court proceedings.
2. The resolution of protests about results of selection of contractor shall be implemented as follows:
(a) In accordance with the provisions in sub-clause (a) of clause 1 of this article.
(b) In accordance with the provisions in sub-clause (b) of clause 1 of this article. If the investor is unable to resolve the protest or if the tenderer disagrees with the resolution as made by the investor, the tenderer shall have the right to concurrently submit the written protest to the authorized person and to the chairman of the Consulting Council for Resolution of Protests for consideration and resolution pursuant to sub-clause (c) of this clause.
(c) The Consulting Council for Resolution of Protests (hereinafter referred to as the Consulting Council) shall be responsible to request the tenderer, the investor and other bodies involved in the tendering to provide necessary information, data and opinions in order to formulate a report on the results of the tendering work. If necessary, the Consulting Council may work directly with the parties involved in order to clarify issues. The time-limit within which the Consulting Council shall provide it's report shall be a maximum twenty (20) days after the date of receipt of the written protest of the tenderer. The chairman of the Consulting Council shall be a representative of the State administrative body for tendering, and members of the Consulting shall include a representative of the authorized person and a representative of the relevant occupational organization concerned. The authorized person shall be responsible to issue a decision on resolution of the protest of the tenderer within a time-limit of a maximum five (5) working days after the date of receipt of the report on results of tendering work from the Consulting Council. If the tenderer disagrees with the resolution made by the authorized person, the tenderer shall have the right to institute court proceedings.
3. A tenderer who wishes to make a protest regarding tendering shall have the right to institute court proceedings. If the tenderer chooses not to institute court proceedings, then the protest shall be resolved in accordance with clauses 1 and 2 of this article.
The Government shall provide detailed regulations on resolution of protests and on the operation of the Consulting Council.
Article 74 Complaints and denunciations about tendering
The making of complaints and denunciations about tendering and the resolution of such complaints and denunciations shall be implemented in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 75 Dealing with breaches of the law on tendering
1. Any organization or individual who breaches the law on tendering shall be dealt with by one of the following forms:
(a) A warning shall apply to any organization or individual in breach of the provisions of the Law on Tendering other than the breaches stipulated in article 12 of this Law;
(b) A fine shall be imposed on any organization or individual who acts in breach of the Law on Tendering and causes loss and damage to the interests of related parties;
(c) The penalty of prohibition from participation in tendering shall apply to any organization or individual who commits a breach being one of the acts stipulated in article 12 of this Law.
2. Any individual who commits a breach of the Law on Tendering where such conduct also constitutes a criminal offence shall be dealt with in accordance with the criminal law.
3. Any breach of the Law on Tendering by an organization or individual shall, in addition to being dealt with pursuant to the provisions in clause 1 of this article, be listed in the Tendering Newsletter and on the tendering website.
The Government shall provide detailed regulations on dealing with breaches of the law on tendering.