Chương 4 Luật Đấu thầu 2005: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu
Số hiệu: | 61/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
- Các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây: Sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước...
- Các thông tin sau về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu, Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi, Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu, Kết quả lựa chọn nhà thầu, Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu...
- Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng, trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng...
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/4/2006.
Luật này hiện đã bị hết hết lực và được thay thế bởi Luật Đấu thầu 2013
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu.
3. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
1. Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu.
2. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu.
3. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật này để thay mình làm bên mời thầu.
4. Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu.
5. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật này.
6. Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu.
7. Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
9. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
10. Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
11. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
12. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.
1. Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;
đ) Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng;
e) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu;
g) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;
i) Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;
k) Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 61 của Luật này.
1. Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.
2. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Bảo lưu ý kiến của mình.
4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
5. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.
2. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.
3. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
4. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
6. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
7. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.
2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
3. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.
5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PARTIES IN TENDERING
Article 60 Responsibilities of the authorized person
1. To approve the tendering plan.
2. To approve, or to delegate authority to another to approve, the tender invitation documents.
3. To approve, or to delegate authority to another to approve, the results of selection of contractor.
4. To make a decision dealing with any exceptional situation during tendering.
5. To resolve protests regarding tendering.
6. To deal with breaches of the Law on Tendering pursuant to article 75 of this Law and other relevant laws.
7. To be legally liable for his or her decisions.
Article 61 Rights and obligations of investors
1. To make a decision on items relevant to pre-qualification of tenderers.
2. To approve a list of participating tenderers.
3. To establish an expert tendering group; to select a consultancy organization or a professional tendering organization pursuant to this Law to represent the investor in acting as the party calling for tenders.
4. To approve the list of tenderers who have satisfied the technical requirements, and the list ranking the tenderers.
5. To approve the results of direct appointment of contractor in the cases stipulated in sub-clauses (a) and (dd) of clause 1 of article 20 of this Law.
6. To be responsible to formulate the requirements applicable to a direct appointment tender package.
7. To be liable for the contents of contracts, for signing a contract with the selected contractor, and for fulfilling undertakings set out in the contract signed with the contractor.
8. To be legally liable for the process of selection of contractor pursuant to this Law.
9. To pay compensation for loss and damage to related parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the investor's fault.
10. To provide information to the Tendering Newsletter and to the tendering website.
11. To resolve protests regarding tendering.
12. To maintain confidentiality of documents on tendering pursuant to the provisions of this Law.
Article 62 Rights and obligations of parties calling for tenders
1. A party calling for tenders shall have the following rights and obligations:
(a) To conduct preparations for tendering, to organize tendering, and to assess tenders in accordance with this Law;
(b) To request tenderers to clarify their tenders during the process of assessment of tenders;
(c) To prepare an overall report on the process of selection of contractor and to provide reports to the investor on both the results of pre-qualification and on the results of selection of contractor;
(d) To negotiate and finalize a contract on the basis of the approved results of selection of contractor;
(dd) To prepare the contents of the contract in order for the investor to consider such contents and sign the contract;
(e) To ensure honesty, objectivity and impartiality throughout the process of tendering;
(g) To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the fault of the party calling for tenders;
(h) To provide information to the Tendering Newsletter and to the tendering website;
(i) To resolve protests regarding tendering;
(k) To maintain confidentiality of documents on tendering pursuant to this Law.
2. In a case where the party calling for tenders is concurrently the investor, then in addition to the rights and obligations stipulated in clause 1 of this article the party calling for tenders must also comply with article 61 of this Law.
Article 63 Rights and obligations of expert tendering groups
1. To conduct assessments of tenders correctly in accordance with the requirements and assessment criteria set out in the tender invitation documents.
2. To maintain confidentiality of documents regarding tendering pursuant to this Law throughout the process of implementation of their duties.
3. To reserve their own opinions.
4. To be honest, objective and impartial throughout the process of assessment of tenders and reporting on the results of assessment.
5. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the fault of the expert tendering group.
6. To exercise other rights and to discharge other obligations in accordance with law.
Article 64 Rights and obligations of tenderers
1. To participate in tendering in the capacity of an independent tenderer or a partnership tenderer.
2. To request the party calling for tenders to clarify the tender invitation documents.
3. To fulfil the contractual undertakings provided to the investor and to sub-contractors (if any).
4. To lodge protests, to make complaints and denunciations regarding tendering.
5. To comply with the provisions of the law on tendering.
6. To be honest and accurate during the process of participation in tendering and whilst lodging protests or making complaints and denunciations regarding tendering.
7. To pay compensation pursuant to law for loss and damage to relevant parties, if such loss and damage was caused by the fault of the tenderer.
Article 65 Rights and obligations of evaluating bodies or organizations
1. To act independently and to comply with the provisions of this Law and other relevant laws when conducting evaluations.
2. To request the investor and the party calling for tenders to provide all relevant documents and data.
3. To maintain confidentiality of documents and data throughout the process of evaluation.
4. To be honest, objective and impartial throughout the process of evaluation.
5. To reserve their own opinion and to bear liability for their evaluation report.
6. To exercise other rights and to discharge other obligations in accordance with law.