Chương II Luật dân quân tự vệ năm 2009: Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ nòng cốt
Số hiệu: | 43/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 23/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 27/03/2010 | Số công báo: | Từ số 133 đến số 134 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sinh viên đại học được tạm hoãn tham gia dân quân tự vệ
Quốc hội đã ban hành Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009, có hiệu lực từ ngày 01/07/2010.
Theo đó, tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây: Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên; Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân; Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo; Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
Đặc biệt, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây: Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; Vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; Vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động; Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên; Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
Cũng theo quy định tại Luật này, dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ và được hỗ trợ như sau: 01 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng; 03 tháng lương tối thiểu chung ñối với trường hợp có từ đủ 24 tháng trở lên…
Từ ngày 01/7/2020, Luật này bị hết hiệu lực một phần bởi Luật Dân quân tự vệ 2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức đơn vị dân quân tự vệ gồm:
a) Tổ;
b) Tiểu đội, khẩu đội;
c) Trung đội;
d) Đại hội, hải đội;
đ) Tiểu đoàn, hải đoàn.
2. Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:
a) Thôn đội;
b) Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
c) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi có tổ chức lực lượng tự vệ, có lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
3. Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương).
1. Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Thôn tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;
b) Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động; theo yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh tổ chức tiểu đội dân quân thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã. Cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển;
c) Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;
d) Trên cơ sở các đơn vị dân quân tự vệ quy định tại các điểm a, b và c khoản này, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên địa bàn cấp huyện có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ luân phiên thường trực. Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc mở rộng lực lượng dân quân tự vệ.
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự phù hợp về quy mô lao động, tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này quyết định việc thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chưa tổ chức lực lượng tự vệ, thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
1. Chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ gồm:
a) Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng;
b) Trung đội trưởng;
c) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội;
d) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn.
2. Chỉ huy quân sự ở cơ sở gồm:
a) Thôn đội trưởng;
b) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
c) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
3. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương.
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó; Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã do Chính phủ quy định.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng và nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
c) Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;
d) Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
đ) Tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
e) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương;
h) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.
1. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức mình; đăng ký, quản lý tự vệ tại cơ quan, tổ chức, thực hiện công tác tuyển quân và quản lý lực lượng dự bị động viên dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của tự vệ; kế hoạch bảo vệ cơ quan, tổ chức; kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
c) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất khác theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương nơi đặt trụ sở;
d) Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
e) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chức và hoạt động của tự vệ thuộc quyền.
1. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ, ngành trung ương kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương có chức năng tham mưu cho Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, cấp ủy Đảng, người đứng đầu bộ, ngành trung ương về công tác quốc phòng của bộ, ngành; phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương và công tác dân quân tự vệ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương do Chính phủ quy định.
1. Thôn đội có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền.
2. Chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và phối hợp với Trưởng thôn, Công an viên và tổ chức, đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở thôn.
Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được cấp phát, sử dụng trang phục, sao mũ, phù hiệu và Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt theo quy định của Chính phủ.
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng.
2. Chính phủ quy định mẫu dấu, việc khắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;
b) Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội pháo phòng không, đại đội pháo binh dân quân tự vệ;
c) Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn, hải đội tự vệ và đại đội dân quân tự vệ công binh;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; đại đội dân quân tự vệ, trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ biển và đơn vị dân quân tự vệ thường trực;
đ) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập thôn đội, trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ tại chỗ, khẩu đội dân quân tự vệ pháo binh, tiểu đội dân quân tự vệ trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, tiểu đội dân quân tự vệ biển và tiểu đội tự vệ;
e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ, tiểu đội dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có quyền quyết định giải thể Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quân tự vệ.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sau khi thống nhất với người đứng đầu bộ, ngành trung ương.
2. Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp tiểu đoàn, hải đoàn theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
3. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; cán bộ cấp đại đội, hải đội, theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm cán bộ thôn đội, trung đội, tiểu đội và khẩu đội dân quân tự vệ theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi không có Ban chỉ huy quân sự.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ nòng cốt trong trường hợp cần thiết.
1. Miễn nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huy quân sự cơ sở và cán bộ dân quân tự vệ trong các trường hợp sau:
a) Thuyên chuyển công tác khác;
b) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
1. Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật.
2. Việc trang bị, chế độ đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
ORGANIZATION. PAYROLL. WEAPONS AND EQUIPMENT OF MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCES
Article 17. Organization of militia and self-defense forces
1. The organization of militia and self-defense units is as follows:
a/ Group:
b/ Squad:
c/ Platoon:
d/ Company, flotilla:
e/ Battalion, fleet.
2. The organization of grassroots military commands is as follows:
a/ Village militia unit:
b/ Commune-level military command:
c/ Military commands of grassroots agencies or organizations which have self-defense forces, the reserve mobilization force and human resources ready for enlistment as prescribed by law.
3. Military commands of ministries ministerial-level agencies, government-attached agencies, central Party commissions, the National Assembly Office, the President Office the State Audit Office of Vietnam, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, central agencies of socio-political organizations slate economic groups and corporations established under decisions of the Prime Minister (below collectively referred to as military commands of ministries and central branches).
Article 18. Scope of organization of militia and self-defense forces
1. The scope of organization of militia and self-defense forces is provided as follows:
a/ On-site militia groups, squads or platoons shall be organized in villages:
b/ Mobile militia platoons shall be organized in communes, possibly with scout, communication, engineer, chemical warfare or medical groups or squads depending on task requirements. In key defense and security communes, standing militia squads shall be organized in their mobile militia platoons. In coastal and island communes, marine militia squads or platoons shall he organized:
c/ Agencies and organizations shall organize sell-defense squads, platoons, companies or battalions. Those with vessels operating at sea shall organize marine self-defense squads, platoons, flotillas or fleets:
d/ On the basis of militia or self-defense units mentioned at Points a. b and c of this Clause and depending on their task requirements, mobile militia and self-defense companies, air defense and artillery militia and self-defense platoons and rotary standing militia and self-defense platoons may be organized in districts. Air defense and artillery militia and self-defense companies may be organized in provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial level).
2. The Minister of National Defense shall stipulate the expansion of militia and self-defense forces.
Article 19. Organization of self-defense forces in enterprises
1. Based on the requirements of defense and security tasks, approved plans on the building of local militia and self-defense forces and the suitability of the workforce and production and business organization of enterprises with the organization and operation of militia and self-defense forces, competent authorities specified in Article 28 of this Law shall decide on the formation of self-defense units in enterprises.
2. For enterprises without self-defense forces, the owners or their lawful representatives shall make arrangement for their employees to perform the obligation to join militia and self-defense forces in localities where enterprises are based.
3. The Government shall detail this Article.
Article 20. Basic command posts of militia and self-defense forces
1. Commanders of militia or self-defense units include:
a/ Squad commander:
b/ Platoon commander:
c/ Company commander, company political commissar; flotilla commander and flotilla political commissar:
d/ Battalion commander, battalion political commissar: fleet commander and fleet political commissar.
2. Military commanders at the grassroots level include:
a/ Village militia leader;
b/ Commander and political commissar of a commune-level military command;
c/ Commander and political commissar of a military command of a grassroots agency or organization.
3. Commander, political commissar of a military command of a ministry or central branch.
Article 21. Commune-level military commands
1. A commune-level military command is composed of the commander who is a member of the commune-level People's Committee: deputy commander, political commissar and deputy political commissar, who all work on a part-time basis. The number of deputy commanders of a commune-level military command shall be stipulated by the Government.
2. A commune-level military command has the following functions and tasks:
a/ To advise the commune-level Party committee and People's Committee on leading, directing and administering the performance of defense and military tasks at the grassroots level: to register and manage citizens in the age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces and male citizens in the age group to be ready for enlistment: to select citizens to join the army, and manage the mobilization reserve force in accordance with law;
b/ To make and implement plans on defense and military work at the grassroots level; plans on the organization of militia forces and their drill and operation; plans on the building of combat villages and commune: and plans on civil defense; and to participate in making other plans related to defense and security tasks at the grassroots level;
c/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with local departments, branches and mass organizations in. organizing the performance of defense and military work under the leadership and direction of the Party Committee and People's Committee of the same level, and according to directives, commands, plans and instructions of superior military agencies:
d/ To coordinate with local departments, branches and mass organizations in carrying out defense and security propaganda and education for the armed forces and people: to organize militia and mobilization reserve forces to participate in building up a comprehensively strong grassroots, and implement the military rear policy:
e/ To organize political and legal training and education for militiamen: to command militia forces in performing the tasks specified in Article 8 of this Law:
f/ To organize the registration, management, maintenance and use of weapons and equipment of militia units under its command in accordance with law:
g/ To organize the implementation of plans to ensure on-site logistics and technical services to meet the requirements of local defense and military tasks:
h/ To assist the commune-level People's Committee in supervising and reviewing local defense and military work and the organization and operation of militia forces under its command.
Article 22. Military commands of grassroots agencies and organizations
1. A military command of a grassroots agency or organization is composed of the commander who is the head or a deputy head of the agency or organization; the political commissar, deputy commander and deputy political commissar, who all work on a part-time basis.
2. A military command of a grassroots agency or organization has the following functions and tasks:
a/ To advise the Party committee and the head of the agency or organization on leading and directing defense and military work in the agency or organization: to register and manage self-defense forces in the agency or organization; to recruit and manage the mobilization reserve force under the direction of the local military command: to perform the task of defense and security education for cadres, civil servants, public employees and laborers of the agency or organization; to implement the army rear policy;
b/ To make and implement plans on defense and military work in the agency or organization; plans on the organization of self-defense forces and their drill and operation; plans on the protection of the agency or organization: plans on civil defense and plans to ensure on-site logistics and technical services, and to participate in preparing other plans related to defense and security tasks at the grassroots level;
c/ To assist the head of the agency or organization in implementing defense mobilization plans with regard to manpower, technical facilities and other physical foundations under the State-assigned norms: to participate in building the defense zone and a comprehensively strong grassroots, and ready to meet the requirements of defense and military tasks in the locality where the agency or organization is based:
d/ To build and conduct political and legal training and education for self-defense forces; to command self-defense forces in performing the tasks specified in Article 8 of this Law;
e/ To organize the registration, management, maintenance and use of weapons and equipment of self-defense units under its command in accordance with law:
f/ To assist the head of the agency or organization in supervising and reviewing local defense and military work and the organization and operation of self-defense forces under its command.
Article 23. Military commands of ministries and central branches
1. The military command of a ministry or central branch is composed of the commander who is the head or a deputy head of the ministry or central agency; the political commissar, deputy commander and deputy political commissar, who all work on a part-time basis.
2. The military command of a ministry or central branch shall advise the Party organization, the Party Caucus committee, the Party committee and the head of the ministry or central branch on its defense work: shall coordinate with local Party committees and administrations in directing local defense and military work and militia and self-defense work.
3. The tasks, powers and mechanism for coordinating the operation of the military commands of ministries and central branches shall be stipulated by the Government.
1. Village militia shall give advice on and organize defense and military work in villages: and shall directly manage and command militiamen under their command.
2. They shall be led by Party committees and directly directed and commanded by commune- level military commands and shall coordinate with village chiefs, police officers and mass organizations in performing defense and security tasks in their villages.
Article 25. Uniforms, stars and caps, insignias and certificates of the core militia and sell-defense force
Core militia and self-defense officers and soldiers shall be distributed uniforms, stars and caps, insignias and certificates of core militiaman or self-defense member under the Government's regulations.
Article 26. Working offices and equipment of commune-level military commands
1. Commune-level military commands have own working offices.
2. The Government shall stipulate criteria and norms of equipment in working offices of commune-level military commands.
Article 27. Seals of military commands
1. Commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and organizations and military commands of ministries and central branches may use their own seals.
2. The Government shall stipulate seal models, the carving of seals and the management and use of seals provided in Clause 1 of this Article.
Article 28. Establishment and disbandment of military commands of ministries, central branches, and organization of grassroots military commands and militia and self-defense units
1. Competence to establish military commands of ministries, central branches and organize grassroots military commands and militia and self-defense units is provided as follows:
a/ The Minister of National Defense may decide to establish military commands of ministries and central branches:
b/ The Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army may decide to establish air-defense and artillery militia and self-defense companies:
c/ The commanders of military zones, the Navy and the Hanoi Capital High Command may decide to establish self-defense battalions, self-defense fleets and flotillas and engineer militia and self-defense companies;
d/ The commander of the Hanoi Capital High Command and the commanders of provincial-level military headquarters may decide to establish commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and units: militia and self-defense companies, air-defense, engineer and artillery militia and self-defense platoons, marine militia and self-defense platoons and standing militia and self-defense units;
e/ The commanders of district-level military commands may decide to establish village militia, mobile militia and self-defense platoons, on-site militia and self-defense platoons, artillery militia and self-defense squads, reconnaissance communication, engineer, chemical warfare, medical and marine militia and sell-defense squads, and self-defense squads:
f/ The commanders of commune-level military commands may decide to establish on-site militia groups and squads after reporting such to district-level military commands and commune-level People's Committees.
2. The levels competent to establish are also competent to disband military commands of ministries and central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units.
Article 29. Competence to appoint officers of military commands of ministries, central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units
1. The Minister of National Defense may decide to appoint officers of military commands of ministries and central branches at the proposal of the Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army after reaching agreement with the heads of ministries or central branches.
2. The commanders of military zones, the Navy and the Hanoi Capital High Command may decide to appoint officers at the battalion or fleet level at the proposal of the commanders of provincial-level military headquarters, the Chief of Staff of the Navy or the Chief of Staff of the Hanoi Capital High Command.
3. The commander of the Hanoi Capital High Command and the commanders of provincial-level military headquarters may decide to appoint officers of military commands of grassroots agencies and organizations and officers of company or flotilla level at the proposal of the chief commanders of district-level military commands.
4. Chairpersons of district-level People's Committees may decide to appoint officers of commune-level military commands at the proposal of chairpersons of commune-level People's Committees after reaching agreement with the commanders of district-level military commands.
5. Commanders of district-level military commands may decide to appoint officers of village militia and militia and self-defense platoons and squads at the proposal of the commanders of commune-level military commands, the commanders of the military commands of grassroots agencies or organizations or the heads of agencies or organizations without military commands.
6. The Minister of National Defense shall stipulate the command by People's Army officers of core militia and self-defense units in cases of necessity.
Article 30. Relief from duty officers of military commands of ministries and central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units
1. Officers of military commands of ministries and central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units may be relieved from duty in the following cases:
a/ They are seconded to other working posts:
b/ Their current posts no longer exist because of organizational change:
c/ They no longer fully satisfy the criteria and conditions for performing their current posts.
2. The levels competent to decide to appoint officers arc also competent to relieve them from duty.
Article 31. Weapons, support instruments and technical equipment of militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces shall be equipped with weapons, support instruments and technical equipment.
2. The equipment and registration, management and use of weapons, support instruments and technical equipment of militia and self-defense forces comply with law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực