Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12
Số hiệu: | 43/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 23/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 27/03/2010 | Số công báo: | Từ số 133 đến số 134 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 43/2009/QH12 |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2009 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật dân quân tự vệ,
Luật này quy định về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của dân quân tự vệ; chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và trách nhiệm quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.
1. Công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân quân tự vệ nòng cốt là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, được tuyển chọn vào phục vụ có thời hạn trong các đơn vị dân quân tự vệ.
2. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
3. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động.
4. Dân quân tự vệ biển là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam.
5. Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
6. Dân quân tự vệ rộng rãi là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng và huy động khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
7. Mở rộng lực lượng dân quân tự vệ là biện pháp tăng cường biên chế, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
1. Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.
2. Tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
3. Tổ chức, biên chế của dân quân tự vệ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; giám sát hoạt động của dân quân tự vệ.
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.
1. Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nồng cốt là 04 năm.
2. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có thể được kéo dài đối với dân quân không quá 02 năm, đối với tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ có thể được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.
3. Việc tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được quy định như sau:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng;
b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thực hiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;
d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;
đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;
b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;
c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
1. Tháng 4 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch đăng ký, quản lý dân quân tự vệ rộng rãi.
3. Dân quân tự vệ nòng cốt khi vắng mặt ở địa bàn cấp xã, cơ quan, tổ chức phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để quản lý và huy động khi cần thiết.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
1. Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt, nhưng còn trong độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật này thì chuyển sang dân quân tự vệ rộng rãi hoặc được đăng ký vào quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật.
1. Ngày 28 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn hình thức, quy mô tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.
1. Tổ chức, huấn luyện, sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt; chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ.
3. Giả danh dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ trái pháp luật.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ.
1. Tổ chức đơn vị dân quân tự vệ gồm:
a) Tổ;
b) Tiểu đội, khẩu đội;
c) Trung đội;
d) Đại hội, hải đội;
đ) Tiểu đoàn, hải đoàn.
2. Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:
a) Thôn đội;
b) Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
c) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi có tổ chức lực lượng tự vệ, có lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
3. Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương).
1. Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Thôn tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;
b) Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động; theo yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh tổ chức tiểu đội dân quân thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã. Cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển;
c) Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;
d) Trên cơ sở các đơn vị dân quân tự vệ quy định tại các điểm a, b và c khoản này, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên địa bàn cấp huyện có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ luân phiên thường trực. Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc mở rộng lực lượng dân quân tự vệ.
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự phù hợp về quy mô lao động, tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này quyết định việc thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chưa tổ chức lực lượng tự vệ, thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
1. Chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ gồm:
a) Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng;
b) Trung đội trưởng;
c) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội;
d) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn.
2. Chỉ huy quân sự ở cơ sở gồm:
a) Thôn đội trưởng;
b) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
c) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
3. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương.
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó; Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã do Chính phủ quy định.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng và nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
c) Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;
d) Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
đ) Tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
e) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương;
h) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.
1. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức mình; đăng ký, quản lý tự vệ tại cơ quan, tổ chức, thực hiện công tác tuyển quân và quản lý lực lượng dự bị động viên dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của tự vệ; kế hoạch bảo vệ cơ quan, tổ chức; kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
c) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất khác theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương nơi đặt trụ sở;
d) Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
e) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chức và hoạt động của tự vệ thuộc quyền.
1. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ, ngành trung ương kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương có chức năng tham mưu cho Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, cấp ủy Đảng, người đứng đầu bộ, ngành trung ương về công tác quốc phòng của bộ, ngành; phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương và công tác dân quân tự vệ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương do Chính phủ quy định.
1. Thôn đội có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền.
2. Chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và phối hợp với Trưởng thôn, Công an viên và tổ chức, đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở thôn.
Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được cấp phát, sử dụng trang phục, sao mũ, phù hiệu và Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt theo quy định của Chính phủ.
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng.
2. Chính phủ quy định mẫu dấu, việc khắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;
b) Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội pháo phòng không, đại đội pháo binh dân quân tự vệ;
c) Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn, hải đội tự vệ và đại đội dân quân tự vệ công binh;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; đại đội dân quân tự vệ, trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ biển và đơn vị dân quân tự vệ thường trực;
đ) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập thôn đội, trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ tại chỗ, khẩu đội dân quân tự vệ pháo binh, tiểu đội dân quân tự vệ trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, tiểu đội dân quân tự vệ biển và tiểu đội tự vệ;
e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ, tiểu đội dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có quyền quyết định giải thể Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quân tự vệ.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sau khi thống nhất với người đứng đầu bộ, ngành trung ương.
2. Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp tiểu đoàn, hải đoàn theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
3. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; cán bộ cấp đại đội, hải đội, theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm cán bộ thôn đội, trung đội, tiểu đội và khẩu đội dân quân tự vệ theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi không có Ban chỉ huy quân sự.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ nòng cốt trong trường hợp cần thiết.
1. Miễn nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huy quân sự cơ sở và cán bộ dân quân tự vệ trong các trường hợp sau:
a) Thuyên chuyển công tác khác;
b) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
1. Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật.
2. Việc trang bị, chế độ đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên. Việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở được thực hiện tại trường quân sự cấp tỉnh, đào tạo trình độ cao hơn tại nhà trường cấp quân khu, nhà trường, học viện thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, đối tượng, chương trình, nội dung, thời gian đào tạo và ban hành quy chế đào tạo.
1. Bồi dưỡng tập trung về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn được thực hiện đối với các đối tượng sau:
a) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;
b) Cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng, quân sự địa phương;
c) Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã chưa qua đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.
2. Tập huấn hằng năm được thực hiện đối với các đối tượng sau:
a) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;
b) Cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cơ quan, tổ chức;
c) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
d) Thôn đội trưởng;
đ) Cán bộ tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội, trung đội, tiểu đội, khẩu đội dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, thời gian và cơ sở bồi dưỡng, tập huấn cán bộ dân quân tự vệ.
1. Hàng năm, dân quân tự vệ nòng cốt được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật theo chương trình cơ bản của từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
2. Thời gian huấn luyện hằng năm được quy định như sau:
a) 15 ngày đối với dân quân tự vệ năm thứ nhất;
b) 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế;
c) 7 ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ;
d) 60 ngày đối với dân quân thường trực.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung huấn luyện, danh mục vật chất bảo đảm huấn luyện dân quân tự vệ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức diễn tập, hội thi, hội thao dân quân tự vệ hằng năm hoặc định kỳ.
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động của dân quân tự vệ thuộc quyền theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trình Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp trên trực tiếp phê chuẩn
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nội dung, trình tự lập và phê chuẩn kế hoạch hoạt động của dân quân tự vệ.
1. Đơn vị dân quân tự vệ phải duy trì chế độ hoạt động theo các trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo và bảo đảm hoạt động sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ thuộc quyền.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, nội dung, chế độ hoạt động của dân quân tự vệ trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu và của sở chỉ huy các cấp về công tác dân quân tự vệ.
1. Nội dung hoạt động chiến đấu của dân quân tự vệ gồm:
a) Làm nòng cốt xây dựng làng, xã chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng khác đánh địch tiến công bằng hỏa lực;
c) Bảo vệ việc phòng tránh, sơ tán của cơ quan, tổ chức và nhân dân; phối hợp với Công an nhân dân và lực lượng khác bảo vệ an ninh, trật tự ở khu căn cứ hậu phương, khu sơ tán nhân dân và cơ sở kinh tế, xã hội trong thời chiến;
d) Độc lập hoặc phối hợp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ dưới sự chỉ huy của người chỉ huy cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp;
đ) Tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị trong thời chiến và làm nòng cốt cùng nhân dân đấu tranh chính trị.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo việc bảo đảm hoạt động chiến đấu của dân quân tự vệ thuộc quyền trong khu vực phòng thủ.
1. Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp với bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, Công an nhân dân và lực lượng khác nắm tình hình an ninh trật tự, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
2. Chính phủ quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo.
1. Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp với Công an nhân dân và lực lượng khác nắm tình hình, tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
2. Chính phủ quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
1. Dân quân tự vệ phải gương mẫu chấp hành và có trách nhiệm tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Đơn vị dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp với lực lượng khác tham gia các cuộc vận động, phong trào của địa phương xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
1. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn ở cơ sở theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp với lực lượng khác trên địa bàn làm nhiệm vụ bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh.
2. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa dân quân tự vệ với kiểm lâm và lực lượng khác trong công tác bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
1. Trong trường hợp chưa đến mức ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp nhưng cần thiết sử dụng dân quân tự vệ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước;
b) Tư lệnh Quân khu điều động dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dân quân tự vệ được điều động;
c) Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh Quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có dân quân tự vệ biển được điều động;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều động dân quân tự vệ trong địa bàn thành phố Hà Nội sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
đ) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh điều động dân quân tự vệ trong địa bàn cấp tỉnh sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh Quân khu;
e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện điều động dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
g) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở điều động dân quân tự vệ thuộc quyền làm nhiệm vụ trong phạm vi của xã, cơ quan, tổ chức sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, việc điều động, sử dụng dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động của cấp có thẩm quyền.
1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, thôn đội và cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội, khẩu đội trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị.
2. Chính phủ quy định mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ.
1. Chế độ tiền lương đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng; đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc có lý do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần.
3. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.
4. Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hàng tháng.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách trong trường hợp sau đây:
a) Khi được huy động làm nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 44 của Luật này.
2. Chế độ, chính sách đối với dân quân, trừ dân quân biển và dân quân thường trực, được quy định như sau:
a) Được trợ cấp ngày công lao động theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương tối thiểu chung; nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ hoặc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo quy định của Bộ luật lao động;
b) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định.
3. Tự vệ, trừ tự vệ biển, được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.
4. Cấp quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều này.
5. Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, nếu tiếp tục được kéo dài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định chung, khi được huy động làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm. Mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,04 mức lương tối thiểu chung.
1. Dân quân tự vệ biển khi huấn luyện, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tìm kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:
a) Dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp không thấp hơn hệ số 0,12 mức lương tối thiểu chung; được hỗ trợ tiền ăn như chiến sĩ hải quân trên tàu cấp một neo đậu tại căn cứ;
b) Tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.
2. Dân quân tự vệ biển trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo được hưởng các chế độ, chính sách do Chính phủ quy định.
1. Dân quân thường trực được trợ cấp ngày công lao động không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương tối thiểu chung, được bố trí nơi ăn, nghỉ.
2. Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ và được hỗ trợ như sau:
a) 01 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng;
b) 02 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 18 tháng đến dưới 24 tháng;
c) 03 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 24 tháng trở lên.
1. Cán bộ, chiến sĩ tự vệ đang làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức trong thời gian tập trung thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này thì được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
2. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được áp dụng theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này; nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp làm nhiệm vụ quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 của Luật này và thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 44 của Luật này, nếu bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh; nếu hy sinh được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, hồ sơ, kinh phí và cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm chế độ, cơ sở cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quy định tại Điều này.
1. Kinh phí cho tổ chức, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách của dân quân tự vệ do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí do doanh nghiệp bảo đảm cho người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Luật này, khoản kinh phí này được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
3. Các nguồn thu hợp pháp khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và các chi phí cho hoạt động của dân quân tự vệ được huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng.
2. Bảo đảm nhiệm vụ tổ chức, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập và hoạt động hằng năm của dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, quân khu, quân chủng tổ chức.
3. Bảo đảm vũ khí, phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị theo biên chế cơ bản cho dân quân tự vệ; mua sắm công cụ hỗ trợ để cấp cho dân quân tự vệ khi cần thiết.
4. Sản xuất học cụ mẫu, vật chất huấn luyện, sao mũ, phù hiệu dân quân tự vệ, kỷ niệm chương, thiết bị phòng học chuyên dùng về quân sự địa phương tại các trường quân sự cấp tỉnh, mẫu trang phục; in ấn sổ sách, giấy chứng nhận, mẫu biểu đăng ký, thống kê.
5. Biên soạn và in ấn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện, thông tin và nghiên cứu khoa học chuyên ngành về quốc phòng, quân sự địa phương; đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã tại nhà trường cấp quân khu, nhà trường, học viện thuộc Bộ Quốc phòng.
6. Xây dựng mô hình điểm về dân quân tự vệ, làng, xã chiến đấu; xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện về quốc phòng, quân sự; diễn tập ở cấp xã do Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, quân khu, quân chủng tổ chức.
7. Bảo đảm cho hoạt động thông tin tuyên truyền; hoạt động Ngày truyền thống của dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, quân khu, quân chủng tổ chức.
8. Chi phí cho dân quân tự vệ quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn.
9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng về công tác dân quân tự vệ.
10. Các khoản chi khác cho dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
1. Nhiệm vụ chi của địa phương gồm:
a) Bảo đảm kinh phí cho việc đăng ký, quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ thuộc quyền và tuyên truyền pháp luật về dân quân tự vệ;
b) Bảo đảm phụ cấp cho cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở, thôn đội trưởng và cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ thuộc quyền;
c) Tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ dân quân tự vệ;
d) Đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
đ) Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và các chi phí cho hoạt động của dân quân tự vệ được huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
e) Bảo đảm cho các đơn vị dân quân thường trực; chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ dân quân thường trực;
g) Mua sắm trang phục của cán bộ, chiến sĩ dân quân nòng cốt theo quy định của pháp luật;
h) Bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
i) Bảo đảm chính sách ưu đãi đối với dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ ở vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
k) Bảo đảm cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động Ngày truyền thống của dân quân tự vệ do địa phương tổ chức;
l) Vận chuyển, sửa chữa, bảo quản trang bị, vũ khí, đầu tư sản xuất vũ khí tự tạo, mua sắm công cụ hỗ trợ và các phương tiện thiết yếu để trang bị cho dân quân tự vệ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương;
m) Xây dựng mới, sửa chữa kho tàng, công trình chiến đấu; nơi ở của dân quân thường trực; trụ sở hoặc nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
n) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền về công tác dân quân tự vệ.
o) Các khoản chi khác cho dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật;
2. Hội đồng dân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của địa phương.
1. Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức gồm:
a) Đăng ký, quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động đơn vị tự vệ thuộc quyền; tuyên truyền pháp luật về dân quân tự vệ;
b) Tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng, quân sự cho cán bộ tự vệ;
c) Bảo đảm tiền lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành đối với tự vệ được huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền hoặc người lao động trong doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ tại địa phương;
d) Mua sắm trang phục của cán bộ, chiến sĩ tự vệ nòng cốt;
đ) Bảo đảm cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động Ngày truyền thống của dân quân tự vệ tại cơ quan, tổ chức;
e) Mua sắm, sửa chữa, bảo quản công cụ hỗ trợ cho tự vệ theo yêu cầu nhiệm vụ;
g) Thực hiện kế hoạch hoạt động của tự vệ trong khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
i) Các khoản chi khác cho dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật;
2. Bộ, ngành trung ương bảo đảm phụ cấp trách nhiệm và hoạt động cho Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương theo quy định của pháp luật.
Hằng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Tư lệnh quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách tổ chức huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách của dân quân tự vệ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ ở địa phương.
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sau:
a) Trình Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân quân tự vệ theo thẩm quyền;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, đề án tổ chức, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hoạt động, quản lý và nghiên cứu khoa học quân sự về dân quân tự vệ;
d) Quyết định xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ;
đ) Tổ chức, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thực hiện công tác thi đua khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về dân quân tự vệ;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về dân quân tự vệ.
2. Bộ Tổng tham mưu chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.
3. Bộ Tư lệnh Quân khu có trách nhiệm giúp Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi địa bàn quân khu, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất nội dung, biện pháp thực hiện công tác dân quân tự vệ.
4. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ ở địa phương.
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội giữa Công an nhân dân và dân quân tự vệ ở địa phương, cơ sở.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng bố trí ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Luật này và Luật ngân sách nhà nước.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước cho tổ chức, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách của dân quân tự vệ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn địa phương, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; phối hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ dân quân tự vệ theo quy định của Luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các bộ, ngành và cơ quan, tổ chức ở trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước về công tác dân quân tự vệ trong thời bình, thời chiến theo nhiệm vụ được giao;
c) Kết hợp việc xây dựng, huấn luyện hoạt động của dân quân tự vệ gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong quy hoạch, kế hoạch của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
1. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, quyết định quy hoạch, kế hoạch, đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và dự toán thu, chi ngân sách bảo đảm cho dân quân tự vệ.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ ở địa phương; ban hành văn bản chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo việc tổ chức, đào tạo, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ; thi hành các biện pháp huy động, sử dụng dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ; chỉ đạo việc quản lý và kiểm tra vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ của dân quân tự vệ; bảo đảm hậu cần, tài chính, thực hiện chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền; phối hợp với thanh tra quốc phòng thanh tra việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân quân tự vệ.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện việc thi đua, khen thưởng về công tác dân quân tự vệ.
1. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức, huấn luyện, hoạt động của đơn vị tự vệ nòng cốt thuộc quyền theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương.
3. Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện, hoạt động của tự vệ nòng cốt thuộc cơ quan, tổ chức.
4. Tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền; phối hợp với thanh tra quốc phòng thanh tra việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ; kiểm tra, sơ kết, tổng kết và thực hiện việc thi đua, khen thưởng về công tác dân quân tự vệ thuộc cơ quan, tổ chức.
5. Phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ.
1. Cán bộ, chiến sĩ, đơn vị dân quân tự vệ có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Cơ quan quân sự các cấp, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan thi đua, khen thưởng cùng cấp tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong dân quân tự vệ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức và sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan quân sự cấp trên.
3. Tổ chức phong trào thi đua quyết thắng trong dân quân tự vệ gắn với phong trào thi đua của địa phương, cơ quan, tổ chức.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở việc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ, vi phạm các quy định khác của pháp luật về dân quân tự vệ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Dân quân tự vệ nòng cốt tạm thời không được thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước danh hiệu dân quân tự vệ nòng cốt kể từ ngày bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1. Đối với chiến sĩ dân quân tự vệ, khi làm nhiệm vụ nếu vi phạm quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan thì áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Đối với cán bộ dân quân tự vệ, khi làm nhiệm vụ nếu vi phạm quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan thì áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức.
3. Đối với tổ chức dân quân tự vệ, nếu vi phạm quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan thì áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Đình chỉ hoạt động.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thời hạn, trình tự và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sĩ và tổ chức dân quân tự vệ có vi phạm khi làm nhiệm vụ.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2. Pháp lệnh dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 43/2009/QH12 |
Hanoi, November 23, 2009 |
ON MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCES
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the law on Militia and Self Defense Forces.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the obligation to join militia and self-defense forces: the organization, tasks and operations of militia and self-defense forces, regimes and policies for militia and self-defense forces and state management responsibilities for militia and self-defense forces.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese citizen, agencies and organizations.
2. Foreign organizations and individuals residing and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam related to the organization and operation of militia and self-defense forces.
Article 3. Position and functions of militia and self-defense forces
Militia and self-defense forces are mass armed forces not detached from production and work and constitute a part of the people's armed forces of the Socialist Republic of Vietnam. They shall protect the Party, the administration, the lives and property of people and property of the State, act as core forces together with the entire people to fight enemies in their localities and workplaces when a war breaks out. These forces, if organized in communes, wards and townships (below referred collectively to as communes), are called militia: if organized in state agencies, political organizations, socio-political organizations, non-business units and economic organizations (below referred collectively to as agencies and organizations), are called self-defense forces.
Article 4. Composition of militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces include the core militia and self-defense force and mass militia and self-defense force.
2. The core militia and self-defense forces comprise:
a/ Mobile militia and self-defense force:
b/ On-site militia and self-defense force:
c/ Marine militia and self-defense force:
d/ Air defense, artillery, engineer, reconnaissance, communication, chemical warfare and medical militia and self-defense forces.
Article 5. Interpretation of terms
In this Law. the terms and phrases below are construed as follows:
1. Core militia and self-defense force means a force of citizens in the age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces recruited to serve for a specified period in militia and self-defense units.
2. Mobile militia and self-defense force means a force within the core militia and self-defense force organized into mobile units ready to perform tasks in different geographical areas upon commands of competent authorities.
3. On-site militia and self-defense force means a force within the core militia and self-defense force organized and operating in hamlets, villages and street quarters (below collectively referred to as villages) and in agencies and organizations to perform tasks on site, ready to reinforce the mobile militia and self-defense force.
4. Marine militia and sell-defense force means a force within the core militia and self-defense force organized in coastal communes, island communes and in agencies and organizations with vessels operating at sea to perform tasks on Vietnam's sea areas.
5. Standing militia and self-defense force means the core militia and self-defense force standing ready for combat in key defense and security geographical areas.
6. Mass militia and self-defense force means the force consisting of citizens in the age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces who have been registered and managed to be ready to expand the forces and be mobilized upon commands of competent authorities.
7. Expansion of militia and self-defense forces means a measure for increasing the payroll and organization of militia and self-defense forces to meet the requirements of defense and security tasks upon commands of competent authorities.
Article 6. Principles on the organization and operation of militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces are placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the command of the President, the management and administration of the Government, directly under the leadership and direction of Party committees and local administrations at all levels: the uniform command of the Minister of National Defense and the direct command of commanders of local military agencies.
2. The organization and operation of militia and self-defense forces must abide by the Constitution and the laws: rely on the people and promote the aggregate strength of the entire people and the political system to perform their tasks.
3. The organization and payroll of militia and self-defense forces must be based on the requirements of defense and security tasks and linked with their geographical areas and tasks of their production units or workplaces: ensure convenience for direction, management and command work and conformity with the socioeconomic conditions of each locality.
Article 7. Oversight of the implementation of the law on militia and self-defense forces
1. The National Assembly. National Assembly agencies, delegations of National Assembly deputies. National Assembly deputies. People's Councils and People's Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, oversee the implementation of the law on militia and self-defense forces.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall conduct propaganda and mobilize people of all strata to participate in building militia and self-defense forces: and shall oversee operations of militia and self-defense forces.
Article 8. Tasks of militia and self-defense forces
1. To stand ready for combat, to combat and render combat services to defend their localities and worplaces; to collaborate with border guard, navy and marine police units and other forces in defending the national sovereignty and border security and the sovereignty and sovereign rights on Vietnam's sea areas.
2. To collaborate with People's Army and People's Public Security units and other forces in localities in participating in building the all-people defense and defense zones: in maintaining political security as well as social order and safety, in protecting the Party, the administration.
The lives and property of people and the property of the State:
3. To perform the tasks of preventing and fighting, and overcoming consequences of, natural disasters and epidemics, search and rescue, protecting forests and preventing and fighting forest fires and protecting the environment and other civil defense tasks:
4. To conduct propaganda and mobilize people to implement the Party's line and policies and the State's laws on defense and security: to participate in building up a comprehensively strong grassroots and in the construction and socio-economic development of localities and establishments.
5. To study politics and law and attend military training and exercises.
6. To perform other tasks as prescribed by law.
Article 9. Age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces in peacetime
Vietnamese citizens aged between full 18 and full 45 for men and between full 18 and full 40 for women are obliged to join militia or self-defense forces; for volunteers, their maximum age may be 50 years for men and 45 years for women.
Article 10. Term of service in the core militia and self-defense force in peacetime
1. The term of service in the core militia and self-defense force is 4 years.
2. Based on the practical situation, the nature of tasks and work requirements, the term of service in the core militia and self-defense force may be prolonged for not more than 2 years for militiamen or for a longer period for self-defense members and commanders of militia and self-defense units until they reach the age limits specified in Article 9 of this Law.
3. 3. Chairpersons of commune-level People's Committees and heads of agencies or organizations shall decide to prolong the term of service in the core militia and self-defense force under Clause 2 of this Article.
Article 11. Criteria and selection for recruitment into the core militia and self-defense force
1. Vietnamese citizens who fully satisfy the following criteria may be recruited into the core militia and self-defense force:
a/ Having a clear personal record;
b/ Having properly observed the Party's line and policies and the State's laws:
c/ Being physically fit to serve in militia and self-defense forces.
2. Those who fully meet the criteria specified in Clause 1 of this Article and are capable of operating at sea may be recruited into the marine militia and self-defense force.
3. Recruitment into the core militia and self-defense force is provided as follows:
a/ Ensuring publicity, democracy and equality:
b/ Annually, the military commands of districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district level) shall direct and guide commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and units or self-defense units in agencies or organizations without military commands in planning and carrying out the selection and recruitment of qualified citizens into the core militia and self-defense force in accordance with the situation of the geographical area, population and socio-economic conditions and the requirements of defense and security tasks in each locality or establishment;
c/ Chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations shall decide on the lists of core militiamen or self-defense members.
4. Reserve army men not yet enlisted into mobilization reserve units shall be arranged in militia or self-defense units.
5. The Minister of National Defense shall detail this Article.
Article 12. Postponement of. exemption from or termination ahead of time of the performance of the obligation to join the core militia and self-defense force in peacetime.
1. To postpone the performance of the obligation to join the core militia and self-defense force in the following cases:
a/ Women who are pregnant or nursing a under-36-month child;
b/ Being physically unfit as concluded by a commune- or higher-level health establishment;
c/ Having the spouse who is an officer, professional army man, non-commissioned officer or a soldier currently serving in the People's Army or People's Public Security Force:
d/ Being the sole breadwinner in a poor household;
e/ Persons who are learning at general school, professional secondary school, vocational intermediate school, college, vocational college, university or academy.
2. To exempt from performing the obligation to join the core militia and self-defense force in the following cases:
a/ Spouses or children of fallen heroes; spouses or children of class-1 war invalids or diseased soldiers; spouses or children of orange agent victims who have lost their working capacity;
b/ Reserve army men already arranged in mobilization reserve units:
c/ Caretakers of those who have lost 81 % or more of their working capacity.
3. If volunteering, those specified at Points c and d. Clause 1. and Point a. Clause 2 of this Article, may be considered and recruited into the core militia and self-defense force.
4. Core militiamen and self-defense members may be allowed to stop their service ahead of time in the following cases:
a/ Because of health decline as concluded by a commune- or higher-level health establishment, they are unable to complete their service in the core militia and self-defense force;
b/ Because of unexpected difficult familial circumstances, they have no condition to complete their service in militia and self-defense forces.
5. Chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations may decide on the postponement of. Exemption from or termination ahead of time of the performance of the obligation to join the core militia and self-defense force.
Article 13. Registration and management of militia and self-defense forces
1. In April every year, chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations shall organize first-time registration for citizens in the eligible age group to join militia and self-defense forces.
2. Commune-level military commands and military commands of grassroots agencies and organizations shall make plans for the registration and management of the mass militia and self-defense force.
3. Before leaving their communes, core militiamen and self-defense members shall report to their direct commanders for management and mobilization when necessary.
4. When changing their places of residence or workplaces for 3 or more months, core militiamen and self-defense members shall report the change to the commune-level military commands of their places of residence or military commands of their grassroots agencies or organizations or the commanders of their self-defense units, in case there is no such military command; when arriving at their new places of residence or workplaces, they shall register themselves with the commune-level People's Committees or their new agencies or organizations for performing the obligation to join militia and self-defense forces.
Article 14. Fulfillment of the obligatory service in the core militia and self-defense force in peacetime
1. Citizens who have fulfilled their obligatory service in the core militia and self-defense force shall be issued certificates of fulfillment of the obligatory service in the core militia and self-defense force by chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations.
2. Citizens who have fulfilled their obligatory service in the core militia and self-defense force but are still in the age group specified in Article 9 of this Law shall be transferred to the mass militia and self-defense force or registered themselves as reserve army men in accordance with law.
Article 15. Traditional day of militia and self-defense forces
1. March 28 every year is taken as the traditional day of militia and self-defense forces.
2. The Minister of National Defense shall guide the form and scope of organization of the celebration of the traditional day of militia and
self-defense forces.
3. The People's Committees at all levels and agencies and organizations shall direct and organize the celebration of the traditional day of militia and self-defense forces.
1. To illegally organize, train and use militia and self-defense forces.
2. To dodge service in the core militia and self-defense force: to oppose and obstruct the organization, training and operation of militia and self-defense forces.
3. To impersonate as core militiaman and self-defense member.
4. To abuse the position and powers of militia and self-defense forces to infringe upon the interests of the State or lawful rights and interests of agencies, organizations or individuals.
5. To illegally produce, trade in. stockpile or use weapons, explosive materials, support instruments, technical equipment, uniforms, stars and caps and insignias of militia and self-defense forces.
6. Other illegal acts related to the organization and operation of militia and self-defense forces.
ORGANIZATION. PAYROLL. WEAPONS AND EQUIPMENT OF MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCES
Article 17. Organization of militia and self-defense forces
1. The organization of militia and self-defense units is as follows:
a/ Group:
b/ Squad:
c/ Platoon:
d/ Company, flotilla:
e/ Battalion, fleet.
2. The organization of grassroots military commands is as follows:
a/ Village militia unit:
b/ Commune-level military command:
c/ Military commands of grassroots agencies or organizations which have self-defense forces, the reserve mobilization force and human resources ready for enlistment as prescribed by law.
3. Military commands of ministries ministerial-level agencies, government-attached agencies, central Party commissions, the National Assembly Office, the President Office the State Audit Office of Vietnam, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, central agencies of socio-political organizations slate economic groups and corporations established under decisions of the Prime Minister (below collectively referred to as military commands of ministries and central branches).
Article 18. Scope of organization of militia and self-defense forces
1. The scope of organization of militia and self-defense forces is provided as follows:
a/ On-site militia groups, squads or platoons shall be organized in villages:
b/ Mobile militia platoons shall be organized in communes, possibly with scout, communication, engineer, chemical warfare or medical groups or squads depending on task requirements. In key defense and security communes, standing militia squads shall be organized in their mobile militia platoons. In coastal and island communes, marine militia squads or platoons shall he organized:
c/ Agencies and organizations shall organize sell-defense squads, platoons, companies or battalions. Those with vessels operating at sea shall organize marine self-defense squads, platoons, flotillas or fleets:
d/ On the basis of militia or self-defense units mentioned at Points a. b and c of this Clause and depending on their task requirements, mobile militia and self-defense companies, air defense and artillery militia and self-defense platoons and rotary standing militia and self-defense platoons may be organized in districts. Air defense and artillery militia and self-defense companies may be organized in provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial level).
2. The Minister of National Defense shall stipulate the expansion of militia and self-defense forces.
Article 19. Organization of self-defense forces in enterprises
1. Based on the requirements of defense and security tasks, approved plans on the building of local militia and self-defense forces and the suitability of the workforce and production and business organization of enterprises with the organization and operation of militia and self-defense forces, competent authorities specified in Article 28 of this Law shall decide on the formation of self-defense units in enterprises.
2. For enterprises without self-defense forces, the owners or their lawful representatives shall make arrangement for their employees to perform the obligation to join militia and self-defense forces in localities where enterprises are based.
3. The Government shall detail this Article.
Article 20. Basic command posts of militia and self-defense forces
1. Commanders of militia or self-defense units include:
a/ Squad commander:
b/ Platoon commander:
c/ Company commander, company political commissar; flotilla commander and flotilla political commissar:
d/ Battalion commander, battalion political commissar: fleet commander and fleet political commissar.
2. Military commanders at the grassroots level include:
a/ Village militia leader;
b/ Commander and political commissar of a commune-level military command;
c/ Commander and political commissar of a military command of a grassroots agency or organization.
3. Commander, political commissar of a military command of a ministry or central branch.
Article 21. Commune-level military commands
1. A commune-level military command is composed of the commander who is a member of the commune-level People's Committee: deputy commander, political commissar and deputy political commissar, who all work on a part-time basis. The number of deputy commanders of a commune-level military command shall be stipulated by the Government.
2. A commune-level military command has the following functions and tasks:
a/ To advise the commune-level Party committee and People's Committee on leading, directing and administering the performance of defense and military tasks at the grassroots level: to register and manage citizens in the age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces and male citizens in the age group to be ready for enlistment: to select citizens to join the army, and manage the mobilization reserve force in accordance with law;
b/ To make and implement plans on defense and military work at the grassroots level; plans on the organization of militia forces and their drill and operation; plans on the building of combat villages and commune: and plans on civil defense; and to participate in making other plans related to defense and security tasks at the grassroots level;
c/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with local departments, branches and mass organizations in. organizing the performance of defense and military work under the leadership and direction of the Party Committee and People's Committee of the same level, and according to directives, commands, plans and instructions of superior military agencies:
d/ To coordinate with local departments, branches and mass organizations in carrying out defense and security propaganda and education for the armed forces and people: to organize militia and mobilization reserve forces to participate in building up a comprehensively strong grassroots, and implement the military rear policy:
e/ To organize political and legal training and education for militiamen: to command militia forces in performing the tasks specified in Article 8 of this Law:
f/ To organize the registration, management, maintenance and use of weapons and equipment of militia units under its command in accordance with law:
g/ To organize the implementation of plans to ensure on-site logistics and technical services to meet the requirements of local defense and military tasks:
h/ To assist the commune-level People's Committee in supervising and reviewing local defense and military work and the organization and operation of militia forces under its command.
Article 22. Military commands of grassroots agencies and organizations
1. A military command of a grassroots agency or organization is composed of the commander who is the head or a deputy head of the agency or organization; the political commissar, deputy commander and deputy political commissar, who all work on a part-time basis.
2. A military command of a grassroots agency or organization has the following functions and tasks:
a/ To advise the Party committee and the head of the agency or organization on leading and directing defense and military work in the agency or organization: to register and manage self-defense forces in the agency or organization; to recruit and manage the mobilization reserve force under the direction of the local military command: to perform the task of defense and security education for cadres, civil servants, public employees and laborers of the agency or organization; to implement the army rear policy;
b/ To make and implement plans on defense and military work in the agency or organization; plans on the organization of self-defense forces and their drill and operation; plans on the protection of the agency or organization: plans on civil defense and plans to ensure on-site logistics and technical services, and to participate in preparing other plans related to defense and security tasks at the grassroots level;
c/ To assist the head of the agency or organization in implementing defense mobilization plans with regard to manpower, technical facilities and other physical foundations under the State-assigned norms: to participate in building the defense zone and a comprehensively strong grassroots, and ready to meet the requirements of defense and military tasks in the locality where the agency or organization is based:
d/ To build and conduct political and legal training and education for self-defense forces; to command self-defense forces in performing the tasks specified in Article 8 of this Law;
e/ To organize the registration, management, maintenance and use of weapons and equipment of self-defense units under its command in accordance with law:
f/ To assist the head of the agency or organization in supervising and reviewing local defense and military work and the organization and operation of self-defense forces under its command.
Article 23. Military commands of ministries and central branches
1. The military command of a ministry or central branch is composed of the commander who is the head or a deputy head of the ministry or central agency; the political commissar, deputy commander and deputy political commissar, who all work on a part-time basis.
2. The military command of a ministry or central branch shall advise the Party organization, the Party Caucus committee, the Party committee and the head of the ministry or central branch on its defense work: shall coordinate with local Party committees and administrations in directing local defense and military work and militia and self-defense work.
3. The tasks, powers and mechanism for coordinating the operation of the military commands of ministries and central branches shall be stipulated by the Government.
1. Village militia shall give advice on and organize defense and military work in villages: and shall directly manage and command militiamen under their command.
2. They shall be led by Party committees and directly directed and commanded by commune- level military commands and shall coordinate with village chiefs, police officers and mass organizations in performing defense and security tasks in their villages.
Article 25. Uniforms, stars and caps, insignias and certificates of the core militia and sell-defense force
Core militia and self-defense officers and soldiers shall be distributed uniforms, stars and caps, insignias and certificates of core militiaman or self-defense member under the Government's regulations.
Article 26. Working offices and equipment of commune-level military commands
1. Commune-level military commands have own working offices.
2. The Government shall stipulate criteria and norms of equipment in working offices of commune-level military commands.
Article 27. Seals of military commands
1. Commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and organizations and military commands of ministries and central branches may use their own seals.
2. The Government shall stipulate seal models, the carving of seals and the management and use of seals provided in Clause 1 of this Article.
Article 28. Establishment and disbandment of military commands of ministries, central branches, and organization of grassroots military commands and militia and self-defense units
1. Competence to establish military commands of ministries, central branches and organize grassroots military commands and militia and self-defense units is provided as follows:
a/ The Minister of National Defense may decide to establish military commands of ministries and central branches:
b/ The Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army may decide to establish air-defense and artillery militia and self-defense companies:
c/ The commanders of military zones, the Navy and the Hanoi Capital High Command may decide to establish self-defense battalions, self-defense fleets and flotillas and engineer militia and self-defense companies;
d/ The commander of the Hanoi Capital High Command and the commanders of provincial-level military headquarters may decide to establish commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and units: militia and self-defense companies, air-defense, engineer and artillery militia and self-defense platoons, marine militia and self-defense platoons and standing militia and self-defense units;
e/ The commanders of district-level military commands may decide to establish village militia, mobile militia and self-defense platoons, on-site militia and self-defense platoons, artillery militia and self-defense squads, reconnaissance communication, engineer, chemical warfare, medical and marine militia and sell-defense squads, and self-defense squads:
f/ The commanders of commune-level military commands may decide to establish on-site militia groups and squads after reporting such to district-level military commands and commune-level People's Committees.
2. The levels competent to establish are also competent to disband military commands of ministries and central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units.
Article 29. Competence to appoint officers of military commands of ministries, central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units
1. The Minister of National Defense may decide to appoint officers of military commands of ministries and central branches at the proposal of the Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army after reaching agreement with the heads of ministries or central branches.
2. The commanders of military zones, the Navy and the Hanoi Capital High Command may decide to appoint officers at the battalion or fleet level at the proposal of the commanders of provincial-level military headquarters, the Chief of Staff of the Navy or the Chief of Staff of the Hanoi Capital High Command.
3. The commander of the Hanoi Capital High Command and the commanders of provincial-level military headquarters may decide to appoint officers of military commands of grassroots agencies and organizations and officers of company or flotilla level at the proposal of the chief commanders of district-level military commands.
4. Chairpersons of district-level People's Committees may decide to appoint officers of commune-level military commands at the proposal of chairpersons of commune-level People's Committees after reaching agreement with the commanders of district-level military commands.
5. Commanders of district-level military commands may decide to appoint officers of village militia and militia and self-defense platoons and squads at the proposal of the commanders of commune-level military commands, the commanders of the military commands of grassroots agencies or organizations or the heads of agencies or organizations without military commands.
6. The Minister of National Defense shall stipulate the command by People's Army officers of core militia and self-defense units in cases of necessity.
Article 30. Relief from duty officers of military commands of ministries and central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units
1. Officers of military commands of ministries and central branches, grassroots military commands and militia and self-defense units may be relieved from duty in the following cases:
a/ They are seconded to other working posts:
b/ Their current posts no longer exist because of organizational change:
c/ They no longer fully satisfy the criteria and conditions for performing their current posts.
2. The levels competent to decide to appoint officers arc also competent to relieve them from duty.
Article 31. Weapons, support instruments and technical equipment of militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces shall be equipped with weapons, support instruments and technical equipment.
2. The equipment and registration, management and use of weapons, support instruments and technical equipment of militia and self-defense forces comply with law.
TRAINING AND REFRESHER TRAINING OF OFFICERS AND TRAINING OF THE CORE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE
Article 32. Training of military officers of commune-level military commands
1. Commanders and deputy commanders of commune-level military commands shall be trained to obtain intermediate or higher professional military degrees. Intermediate professional military training shall be conducted at provincial-level military schools while higher training shall be conducted at schools of military zones and schools and academies of the Ministry of National Defense.
2. The Minister of National Defense shall stipulate criteria, trainees, training programs, contents and terms and promulgate training regulations.
Article 33. Refresher training of militia and self-defense officers
1. Concentrated training in politics, military affairs, law and professional skills shall be provided for the following:
a/ Officers of military commands of ministries and central branches and of grassroots agencies and organizations;
b/ Local full-time officials in charge of defense and military work;
c/ Commanders and deputy commanders of commune-level military commands who have not yet attended intermediate professional training in basic military affairs.
2. Annual training shall be provided for:
a/ Officers of military commands of grassroots agencies and organizations;
b/ Full-time and part-time officials of agencies and organizations in charge of local defense and military work;
c/ Officers of commune-level military commands;
d/ Village militia leaders;
el Officers of militia and self-defense battalions, fleets, companies, flotillas, platoons and squads.
3. The Minister of National Defense shall stipulate refresher training programs, contents and terms and training institutions for militia and self-defense officers.
Article 34. Training of militia and self-defense forces
1. Annually, the core militia and self-defense force shall be trained in military operations, politics and law under basic programs for each category of trainees suitable to their tasks and geographical areas of operation.
2. Annual training terms are provided as follows:
a/ 15 days for first-year militiamen and self-defense members:
b/ 12 days for mobile, marine, air-defense, artillery, engineer, reconnaissance, communication, chemical warfare and medical militiamen and self-defense members;
c/ 7 days for on-site militiamen and self-defense members;
d/ 60 days for standing militiamen.
3. The Minister of National Defense shall stipulate training programs and contents and list of materials to ensure training of militiamen and self-defense members.
Article 35. Training and refresher training of militia and self-defense officers and training of militiamen and self-defense members in a state of defense emergency and a state of war
The Minister of National Defense shall stipulate training and refresher training programs and contents for militia and self-defense officers and training of militiamen and self-defense members in a state of defense emergency and a state of war.
Article 36. Military exercises, contests and maneuvers
The Minister of National Defense shall stipulate the organization of military exercises, contests and maneuvers annually or periodically.
OPERATIONS OF THE CORE MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCE
Article 37. Making and approval of operation plans
1. Commune-level military commands and military commands of grassroots agencies and organizations shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, making, adjusting and supplementing operation plans of militia and self-defense forces under their command according to the direction of chairpersons of People's Committees of the same level or heads of agencies or organizations, and shall submit them to the commanders of immediate superior military commands for approval.
2. The Minister of National Defense shall stipulate the contents of and procedures for making and approving operation plans of militia and self-defense forces.
Article 38. Combat-ready operations
1. Militia and self-defense units shall maintain operation in ready-combat states.
2. Chairpersons of commune-level People's Committees and heads of agencies and organizations shall direct and ensure combat-ready operations of militia and self-defense forces under their management.
3. The Minister of National Defense shall stipulate tasks, contents and regimes of operation of militia and self-defense forces in combat-ready states and of military headquarters at all levels regarding militia and self-defense work.
Article 39. Combat operations of militia and self-defense forces
1. Contents of combat operations of militia and self-defense forces include:
a/ Acting as the core in building combat villages and communes and performing civil defense tasks as prescribed by law:
b/ Coordinating with regular and local troops and other forces in fighting lire-power enemy attacks;
c/ Protecting the sheltering and evacuation of agencies, organizations and people; collaborating with the People's Public Security and other forces in protecting security and order in rear bases, people's evacuation areas and economic and social facilities during wartime:
d/ Being engaged in independent or concerted combat and serving combat in defense zones under the command of commanders of immediate superior military offices:
e/ Participating in building and consolidating political bases in wartime and acting as the core in political struggles together with the people.
2. Chairpersons of People's Committees at all levels and heads of agencies and organizations shall direct the assurance of combat operations of militia and self-defense forces under their management in defense zones.
Article 40. Protection of national borders, sea and islands
1. Militia and self-defense forces shall coordinate with the border guard, navy, marine police. People's Public Security and other forces in grasping the security and order situation and stand ready to protect the national sovereignty and border security and the national sovereignty and sovereign rights over Vietnam's sea areas.
2. The Government shall stipulate the coordination between militia and self-defense forces and other forces in protecting the national borders, sea and islands.
Article 41. Protection of political security and social order and safety
1. Militia and self-defense forces shall coordinate with the Peoples Public Security and other forces in grasping the situation, patrolling, guarding and defending targets, protecting production, political security and social order and safety at the grassroots level.
2. The Government shall stipulate the coordination between militia and self-defense forces and other forces in protecting political security and social order and safety at the grassroots level.
Article 42. Mass mobilization and participation in grassroots building
1. Militia and self-defense forces must be exemplary in observing and responsible for participating in mobilizing people to observe the Party's line and policies and the Slate's laws.
2. Militia and self-defense units shall coordinate with other forces in participating in local movements and campaigns to build comprehensively strong grassroots.
Article 43. Prevention and control and remedy of consequences of natural disasters, epidemics, search and rescue, and protection of forests and prevention and fighting of forest fires, and environmental protection
1. Militia and self-defense forces are on-site core forces in preventing and controlling, and remedying consequences of. natural disasters, search and rescue at the grassroots level under plans of the People's Committees at all levels. They shall coordinate with other forces in localities in protecting forests, preventing and fighting forest fires, protecting the environment and preventing and controlling epidemics.
2. The Government shall stipulate the coordination between militia and self-defense forces and forest protection and other forces in the protection of forests and prevention and fighting of forest fires.
Article 44. Competence to deploy militia and self-defense forces
1. In case it is not so serious enough to proclaim a state of war. a stale of defense emergency or a state of emergency but it is necessary to deploy militia and self-defense forces, the deployment competence is provided as follows:
a/ The Minister of National Defense or the Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army may deploy militia and self-defense forces nationwide:
b/ Commanders of military zones may deploy militia and self-defense forces within military zones after reaching agreement with chairpersons of provincial-level People's Committees of localities in which militia and self-defense forces are deployed:
c/ The Commander of the Navy may deploy the marine militia and self-defense force after reaching agreement with commanders of military zones, chairpersons of provincial-level People's Committees and heads of agencies and organizations in which the marine militia and self-defense force is deployed;
d/ The Commander of the Hanoi Capital High Command may deploy militia and self-defense forces after reaching agreement with the chairperson of the Hanoi Municipal People's Committee and the Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army;
e/ Commanders of provincial-level military headquarters may deploy militia and self-defense forces within provinces after reaching agreement with chairpersons of provincial-level People's Committees and commanders of military zones:
f/ Commanders of district-level military commands may deploy militia and self-defense forces within districts after reaching agreement with chairpersons of district-level People's Committees and commanders of provincial-level military headquarters:
g/ Commanders of commune-level military commands and commanders of military commands of grassroots agencies and organizations may deploy militia and self-defense forces under their command to perform tasks within their communes after reaching agreement with chairpersons of commune-level People's Committees and heads of agencies and organizations and commanders of district-level military headquarters.
2. In a stale of war. a stale of defense emergency or a stale of emergency, the deployment and use of militia and self-defense forces must comply with law.
3. Chairpersons of People's Committees and heads of agencies and organizations in which militia and self-defense forces are deployed shall strictly observe deployment decisions of competent authorities.
REGIMES AND POLICIES FOR MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCES
Article 45. The regime of management and command responsibility allowance
1. Officers of commune-level military commands, military commands of ministries and central branches and military commands of grassroots agencies and organizations and village militia and commanders of militia and self-defense units from squads to higher levels are entitled to a unit management and command responsibility allowance.
2. The Government shall stipulate the levels of responsibility allowance for managing and commanding militia and self-defense units.
Article 46. The salary and allowance regime for officers of commune-level military commands and village militia leaders
1. The salary regime for commanders of commune-level military commands complies with the law on cadres and civil servants.
2. Deputy commanders of commune-level military commands are entitled to a monthly allowance, and pay and enjoy social insurance and health insurance in accordance with law. Those who have worked for 60 or more consecutive months, if giving up their work for plausible reasons but ineligible for retirement pension, are entitled to a lump-sum allowance.
3. Officers of commune-level military commands who have worked for 60 or more consecutive months are entitled to a seniority allowance.
4. Village militia leaders are entitled to a monthly allowance.
5. The Government shall detail this Article.
Article 47. Regimes and policies for militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces are entitled to regimes and policies in the following cases:
a/ When mobilized to perform the tasks specified in Article 8 of this Law;
b/ When implementing deployment decisions of competent authorities mentioned in Article 44 of this Law.
2. Regimes and policies for militia forces, except marine and standing militia, are provided as follows:
a/ Workday allowances prescribed by provincial-level People's Committees which are not lower than 0.08 of the common minimum wage; if performing their tasks from 22 hrs to 6 hrs or in places with dangerous or hazardous elements, they are entitled to the regime prescribed in the Labor Code;
b/ When performing their tasks at places far from their places of residence and unable to travel to and from there every day, they shall be provided with free lodgings, transport or travel expense supports or payment for a return ticket and food expense supports at the levels proposed by provincial-level People's Committees and decided by the People's Councils of the same level.
3. Self-defense forces, except the marine self-defense force, arc entitled to full salaries, welfare benefits, travel allowances and fares under current regulations.
4. Authorities deciding to deploy militia and self-defense forces for performing tasks shall ensure regimes and policies for them under this Article.
5. Core militiamen who have completed their service in the militia, if continuing their service terms as permitted, are entitled to regimes according to common regulations and. when mobilized to perform tasks, are also entitled to increased workday allowances. The level of increased allowances shall be proposed by provincial-level People's Committees and decided by the People's Councils of the same level but must not be lower than 0.04 of the common minimum wage.
Article 48. Regimes and policies for the marine militia and self-defense force
1. When attending training or performing the tasks of protecting security and order and search and rescue at sea. the marine militia and self-defense force is entitled to the following regimes and policies:
a/ Militiamen are entitled to workday allowances, which are not lower than 0.12 of the common minimum wage; and to food expense supports like navy soldiers onboard class-1 ships mooring in their bases;
b/ Self-defense members are entitled to full salaries, welfare benefits, travel allowance and travel fares under current regulations.
2. When performing their tasks of protecting the sovereignty and sovereign rights in Vietnam's sea areas and islands, the marine militia and self-defense force is entitled to regimes and policies prescribed by the Government.
Article 49. Regimes and policies for standing militia
1. Standing militia is entitled to workday allowances which are not lower than 0.08 of the common minimum wage, and to free meals and lodgings.
2. Core militiamen who have completed their service, with at least 12 months of working as standing militiamen, are exempt from performing the military service and entitled to the following supports:
a/ One month's common minimum wage, for those who have worked for between full 12 months and under 18 months:
b/Two months" common minimum wage, for those who have worked for between full 18 months and under 24 months:
c/ Three months' common minimum wage, for those who have worked for 24 or more months.
Article 50. Postponement of performance of labor contracts during the time of service as core self-defense members
1. Self-defense officers and soldiers currently working under labor contracts in agencies or organizations are entitled to postponement of performance of their labor contracts when they are deployed to perform tasks under Article 8 of this Law.
2. Postponement of performance of labor contracts is effected in accordance with the labor law.
Article 51. Regimes and policies for militiamen and self-defense members who are sick, have accidents, are dead or injured or sacrifice their lives on duly
1. Militia and self-defense officers and soldiers who are sick, have accidents or are injured when performing the tasks defined in Article 8 of this Law. if not covered by health insurance, are entitled to payment of medical examination and treatment expenses. For those performing the tasks defined in Clauses 4. 5 and 6. Article 8 of this Law. if having accidents and losing part of their working capacity as concluded by a medical assessment council, they are entitled to allowances depending on the extent of loss of their working capacity: if they are dead, their relatives are entitled to survivorship and funeral allowances.
2. If militia and self-defense officers and soldiers are injured while performing the tasks defined in Clauses 1. 2 and 3. Article 8 of this Law. and implementing deployment decisions of competent authorities specified in Article 44 of this Law, they shall be considered and allowed to enjoy policies like war invalids: if they sacrifice their lives, they shall be considered and recognized as fallen heroes in accordance with law.
3. The Government shall stipulate conditions, procedures, dossiers, funds and agencies responsible for assuring regimes and policies for militia and self-defense officers and soldiers under this Article.
1. Funds for the organization, training and operation and for implementing regimes and policies for militia and self-defense forces shall be assured by the state budget and annually arranged in accordance with the law on the state budget.
2. Funds shall be assured by enterprises for their laborers serving in militia and self-defense forces defined in Clauses 1 and 2. Article 19 of this Law. These funds shall be accounted as expenses deductible upon determination of enterprises' taxable incomes.
3. Other lawful revenue sources.
4. The Government shall detail this Article.
Article 53. Spending tasks of the Ministry of National Defense
1. Providing workday allowances, food expenses and funds for operations of militia and self-defense forces mobilized and deployed to perform tasks according to the competence of the Minister of National Defense, the Chief of the General Staff of the Vietnam People's Army and commanders of military zones or arms.
2. Assuring the organization of refresher training in defense and military knowledge, training, military contests, maneuvers and exercises and annual operations of militia and self-defense forces organized by the Ministry of National Defense, the General Staff, military zones and arms.
3. Assuring weapons, technical equipment and other equipment according to the basic-payroll for militia and self-defense forces; procuring support instruments for militia and self-defense forces when necessary.
4. Producing model training tools, training materials, stars and caps and insignias of militia and self-defense forces, commemorative medals and exclusive equipment for training classrooms on local military affairs in provincial-level military schools, model uniforms: and printing registers, certificates and registration and statistics forms.
5. Developing and printing programs, syllabuses and materials for training, specialized information and scientific research on local defense and military affairs; training officers of commune-level military commands at schools of military zones and schools and academies of the Ministry of National Defense.
6. Building pilot models of militia and self-defense forces and combat villages: building comprehensively strong defense and military grassroots: and military exercises at the commune level organized by the Ministry of National Defense, the General Staff and military zones and arms.
7. Assuring communication and propaganda activities and activities on the traditional day of militia and self-defense forces organized by the Ministry of National Defense, the General Staff and military zones and arms.
8. Expenses for militia and self-defense forces engaged in managing and protecting defense works and military areas in localities.
9. Organizing examination and inspection, settlement of complaints and denunciations, conducting preliminary and final reviews, commendation, and handling of violations under the competence of the Ministry of National Defense, military zones and arms regarding militia and self-defense work.
10. Other expenses for militia and self-defense forces as prescribed by law.
Article 54. Spending tasks of localities
1. Spending tasks of localities include:
a/ Assuring funds for the registration, management, organization, training and operation of militia and self-defense forces under their management, and disseminating the law on militia and self-defense forces;
b/ Assuring allowances for officers of commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and organizations, village militia leaders and commanders of militia and self-defense units under their management;
c/ Holding meetings and training and refresher training courses on defense and security skills and knowledge for militia and self-defense officers;
d/ Training officers of commune-level military commands:
el Providing workday allowances, food expenses and expenses for operations of the militia and self-defense force mobilized and deployed to perform tasks under the competence of commanders of provincial-level military headquarters, district-level military commands and commune-level military commands;
f/ Assuring the operation of standing militia units and regimes for standing militia officers and soldiers;
g/ Procuring uniforms for core militia officers and soldiers as prescribed by law:
h/ Assuring regimes and policies for militia and self-defense forces under Article 51 of this Law;
i/ Assuring preferential policies for militia and self-defense forces performing tasks in extremely difficult areas as prescribed by law:
j/ Assuring physical foundations for refresher training in defense and military knowledge, military training, contests, maneuvers and exercises, information and propaganda activities, and activities on the traditional day of militia and self-defense forces organized by localities;
k/ Transporting, repairing, preserving equipment, weapons and producing weapons, procuring support tools and essential equipment for militia and self-defense forces to meet the requirements of local tasks;
1/ Building and repairing military warehouses and combat works; lodgings of the standing militia; and working offices of commune-level military commands;
m/ Organizing examination and inspection, settlement of complaints and denunciations, preliminary and final reviews, commendation, and handling of violations under their competence regarding militia and self-defense work:
n/ Other expenses for militia and self-defense forces as prescribed by law.
2. Provincial-level People's Councils shall decide to decentralize specific spending tasks to each local budget level.
Article 55. Spending tasks of agencies and organizations
1. Spending tasks of agencies and organizations include:
a/ Registering, managing, organizing, training, and operations of. self-defense forces under their management: disseminating the law on militia and self-defense forces:
b/ Holding meetings and training and refresher training courses on defense and military skills and knowledge for self-defense officers:
c/ Assuring salaries, welfare benefits and travel allowances and fares according to current regulations for self-defense members mobilized and deployed to perform tasks under their management or for laborers in enterprises in which no self-defense force has been organized, to serve in local militia and self-defense forces:
d/ Procuring uniforms for core self-defense officers and soldiers:
e/ Assuring physical foundations for refresher training in defense and military knowledge, military training, contests, maneuvers and exercises, information and propaganda activities, and activities on the traditional day of militia and self-defense forces organized by agencies and organizations:
f/ Procuring, repairing and preserving support instruments for self-defense forces to meet task requirements:
g/ Implementing plans on operations of self-defense forces in defense zones and performing civil defense tasks;
h/ Examining, conducting preliminary and final reviews, and commending agencies, units and individuals that make achievements in building self-defense forces:
i/ Other expenses for militia and self-defense forces as prescribed by law.
2. Ministries and central branches shall assure responsibility allowances and operations for military commands of ministries and central branches as prescribed by law.
Article 56. Estimation, observance and finalization of budgets
Annually, the Ministry of National Defense, the High Commands of military zones, the High Commands of military arms, the Hanoi Capital High Command, provincial-level military headquarters, district-level and commune-level military commands and military commands of ministries and central branches, military commands of grassroots agencies and organizations shall estimate, observe and finalize budgets for organizing training and operations, and assuring regimes and policies for militia and self-defense forces under their management in accordance with law.
STATE MANAGEMENT OF MILITIA AND SELF-DEFENSE FORCES
Article 57. State management of militia and self-defense forces
1. The Government shall perform the uniform state management of militia and self-defense forces nationwide.
2. The Ministry of National Defense shall take responsibility before the Government for performing the state management of militia and self-defense forces.
3. People's Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers. perform the state management of militia and self-defense forces in localities.
Article 58. Responsibilities of the Ministry of National Defense, military agencies at all levels and commune-level military commands
1. The Ministry of National Defense shall:
a/ Submit to the Government for promulgation and promulgate according to its competence legal documents on militia and self-defense forces;
b/ Propagate, disseminate, educate in. and organize the implementation of, the law on militia and self-defense forces;
c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. elaborating strategies, master plans, plans, policies and schemes on the organization, building, training, refresher training, operation, management and military scientific research of militia and self-defense forces;
d/ Decide on key defense and security communes under the Government's regulations;
e/ Organize and guide the inspection, supervision, preliminary and final reviews and implement emulation and commendation work: settle complaints and denunciations and handle violations of the law on militia and self-defense forces;
f/ Implement international cooperation on militia and self-defense work.
2. The General Staff shall assume the prime responsibility for. and coordinate with agencies and units under the Ministry of National Defense in. advising and assisting the Ministry of National Defense in performing the state management of militia and self-defense forces.
3. The High Commands of military zones shall assist the Ministry of National Defense in performing the state management of militia and self-defense forces within their respective military zones, and shall guide provincial-level People's Committees in reaching agreement on contents and measures for performing militia and self-defense work.
4. The Hanoi Capital High Command, provincial-level military headquarters and district-level and commune-level military commands shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in. assisting People's Committees of the same levels in performing the state management of militia and self-defense forces in localities.
Article 59. Responsibilities of ministries and branches
1. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense in. directing and guiding the coordination of the protection of national security and preservation of social order and safely between the People's Public Security and militia and self-defense forces in localities and establishments.
2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of National Defense in. arranging budget funds for capital construction under this Law and the Law on the Stale Budget.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the
Ministry of National Defense and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in. guiding the estimation, observance and finalization of state budget funds for the organization, training and operation of and regimes and policies for militia and self-defense forces under the Law on the State Budget.
4. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of National Defense in. directing and guiding localities, ministries, branches, organizations and organizations in. implementing the planning, training and refresher training of officers of commune-level military commands; to implement regimes and policies for officers of commune-level military commands, military commands of ministries and central branches and military commands of grassroots agencies and organizations.
5. The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense in, guiding localities, ministries, branches, agencies and organizations in implementing regimes and policies for militia and self-defense forces in accordance with law.
6. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for. and coordinate" with the Ministry of National Defense in. promulgating framework programs on basic military training at professional intermediate, collegial and university levels; and coordinate in elaborating master plans, plans and schemes on training and refresher training of militia and self-defense officers in accordance with the Education Law and other relevant laws.
7. Ministries, branches and agencies and organizations at the central level shall, within the scope of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of National Defense in:
a/ Promulgating or submitting to competent authorities for promulgation legal documents for performing the task of building militia and self-defense forces in accordance with law;
b/ Directing and organizing the implementation of the State's master plans and plans on militia and self-defense work in peacetime and wartime according to their respective assigned tasks;
c/ Combining the building and training of militia and self-defense forces with the performance of political tasks in their respective master plans and plans.
Article 60. Responsibilities of People's Committees at all levels
1. To submit to the People's Councils of the same level for approval and decision master plans, plans and schemes on the organization and operation of and regimes and policies for militia and self-defense forces and assure budget revenue and expenditure estimates for militia and self-defense forces.
2. To direct and organize the implementation of legal documents on militia and self-defense forces in localities; to promulgate documents directing the building of militia and self-defense forces according to their competence.
3. To direct the organization, training and operation of militia and self-defense forces, implement measures for mobilizing and using militia and self-defense forces to perform tasks: to direct the management and inspection of the transport and use of weapons and explosive materials of militia and self-defense forces; to ensure logistics and finance for the implementation of regimes and policies for militia and self-defense forces in accordance with law.
4. To organize the implementation of competent authorities' decisions on expanding militia and self-defense forces: to collaborate with the defense inspectorate in inspecting the implementation of the law on militia and self-defense forces: to examine and settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on militia and self-defense forces.
5. To conduct preliminary and final reviews and perform emulation and commendation of militia and self-defense work.
Article 61. Responsibilities of heads of agencies and organizations
1. To organize the implementation of the direction of competent authorities in accordance with the law on militia and self-defense forces.
2. To direct the elaboration and implementation of plans on the organization, training and operation of core self-defense units under their management according to the direction and guidance of local military agencies.
3. To assure funds, physical foundations and equipment for the organization, training and operation of their core self-defense units.
4. To organize the implementation of competent authorities' decisions on expanding militia and self-defense forces; to collaborate with the defense inspectorate in inspecting the implementation of the law on militia and self-defense forces: to examine, review and emulate and command militia and self-defense work of their agencies or organizations.
5. To collaborate with Party committees and local administrations in organizing, training and operating, and assuring regimes and policies for, militia and self-defense forces.
COMMENDATION. AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. Militia and self-defense officers, soldiers and units that make outstanding achievements in performing their tasks; agencies, organizations and individuals that make outstanding achievements in the organization and operation of militia and self-defense forces shall be commended under the law on emulation and commendation.
2. Military agencies at all levels, commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and organizations and military commands of ministries and central branches shall assume the prime responsibility for. and coordinate with emulation and commendation agencies of the same level in. performing emulation and commendation work in militia and self-defense forces under the leadership and direction of Party committees, local administrations or heads of agencies and organizations and under the direction and management of superior military agencies.
3. To organize "Determined to win" emulation campaigns in militia and self-defense forces in association with emulation campaigns of localities, agencies and organizations.
4. The Minister of National Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Home Affairs in. guiding emulation and commendation work in militia and self-defense forces in accordance with law.
Article 63. Handling of violations
1. Agencies, organizations and individuals that commit acts of opposing or obstructing the organization and operation of militia and self-defense forces or violating other provisions of the law on militia and self-defense forces shall, depending on the nature and seriousness of violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
2. Militia and self-defense officers and soldiers on duty who breach discipline or commit illegal acts shall, depending on the nature and seriousness of violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation under law.
3. Core militiamen and self-defense members against whom criminal cases are instituted or who are seized or detained shall not be temporarily allowed to perform their service in militia and self-defense forces; if sentenced to prison, they shall be automatically deprived of the title of core militiaman or self-defense member on the date the court judgment concerned takes effect.
Article 64. Forms of disciplining
1. Militia and self-defense soldiers on duty who violate this Law or other relevant laws shall be subjected to one of the following disciplinary forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution:
c/ Deprivation of the title of core militiaman or self-defense member.
2. Militia and self-defense officers on duty who violate this Law or other relevant laws shall be subjected to one of the following disciplinary forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution:
c/ Demotion:
d/ Dismissal.
3. Militia and self-defense organizations on duty which violate this Law or other relevant laws shall be subjected to one of the following disciplinary forms:
a/ Reprimand:
b/ Caution;
c/ Termination of operation.
4. The Minister of National Defense shall stipulate the application of disciplinary forms and time limits, order and competence for disciplining militia and self-defense officers, soldiers and organizations committing violations while on duty.
1. This Law takes effect on July 1, 2010.
2. Ordinance No. 19/2004/PL-UBTVQH11 on Militia and Self-Defense Forces ceases to be effective on the effective date of this Law.
Article 66. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of articles and clauses assigned to it in the Law: and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on November 23, 2009. of the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 6thsession.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |