Luật Đặc xá 2007
Số hiệu: | 07/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2008 |
Ngày công báo: | 19/01/2008 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2007/QH12 |
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật đặc xá.
Luật này quy định về thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá, người được đặc xá.
Luật này áp dụng đối với:
1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân;
2. Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
2. Quyết định về đặc xá là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá.
3. Quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
4. Hội đồng tư vấn đặc xá là tổ chức liên ngành gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập để triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước thực hiện hoạt động đặc xá.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo đảm yêu cầu về đối nội, đối ngoại, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Chủ tịch nước quyết định đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Nhà nước động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng đặc xá; giúp đỡ người được đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện được đặc xá; không đề nghị đặc xá cho người có đủ điều kiện được đặc xá; cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá.
2. Nhận hối lộ, sách nhiễu trong việc thực hiện đặc xá.
3. Cố ý cấp giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá trái với quy định của pháp luật.
4. Từ chối cấp giấy tờ, tài liệu mà theo quy định của pháp luật người được đề nghị đặc xá phải được cấp.
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, làm Tờ trình để Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá.
Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước được công bố và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sau khi Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước được công bố thì được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam.
1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân;
c) Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.
2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam;
b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;
c) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;
d) Khi phạm tội là người chưa thành niên;
đ) Là người từ 70 tuổi trở lên;
e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú;
g) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
3. Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc áp dụng điều kiện của người được đề nghị đặc xá theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này không được đề nghị đặc xá trong các trường hợp sau đây:
1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
3. Trước đó đã được đặc xá;
4. Có từ hai tiền án trở lên;
5. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
1. Được thông báo về chính sách, pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện của người được đề nghị đặc xá và thông tin khác về đặc xá liên quan đến người được đề nghị đặc xá.
2. Liên hệ với thân nhân, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu thập, cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.
3. Khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương V của Luật này.
1. Nộp đơn xin đặc xá theo quy định của Luật này.
2. Khai báo đầy đủ, trung thực thông tin về cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá.
3. Chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá.
1. Đơn xin đặc xá.
2. Tài liệu chứng minh về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của người được đề nghị đặc xá.
3. Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.
4. Cam kết không vi phạm pháp luật, tiếp tục chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá.
5. Văn bản đề nghị đặc xá của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam.
Căn cứ vào Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá được thực hiện như sau:
1. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm rà soát, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện đề nghị đặc xá theo quy định của pháp luật, thông báo, niêm yết công khai danh sách người được đề nghị đặc xá tại trại giam, trại tạm giam và làm văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét.
2. Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Giám thị trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương có trách nhiệm rà soát, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện đề nghị đặc xá theo quy định của pháp luật, báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương xét duyệt danh sách, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét. Giám thị trại tạm giam thông báo, niêm yết công khai danh sách này tại trại tạm giam.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị đặc xá được lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để trình Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét.
Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ, danh sách do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình; lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
1. Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá và hướng dẫn thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, phối hợp thực hiện việc lập danh sách, xét duyệt hồ sơ đề nghị đặc xá.
Khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm:
1. Tổ chức công bố và thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá;
2. Cấp giấy chứng nhận đặc xá cho người được đặc xá;
3. Thông báo ngay bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được đặc xá về cư trú.
Khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước đối với người nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người được đặc xá là công dân biết và đề nghị phối hợp thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước.
1. Người được đặc xá có quyền:
a) Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
b) Được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện, giúp đỡ để hoà nhập với gia đình và cộng đồng;
c) Được hưởng các quyền khác như đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
2. Người được đặc xá có nghĩa vụ:
a) Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc theo đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
1. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước trong trường hợp đặc biệt.
2. Việc thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước đối với người nước ngoài trong trường hợp đặc biệt được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
1. Ban hành văn bản hướng dẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, mục đích và nội dung của hoạt động đặc xá.
3. Chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan khác của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện đặc xá theo quy định của Luật này, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Hội đồng tư vấn đặc xá do Chủ tịch nước quyết định thành lập khi có Quyết định về đặc xá, gồm một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch và các uỷ viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Bộ Công an;
b) Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Tư pháp;
d) Toà án nhân dân tối cao;
đ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
e) Văn phòng Chủ tịch nước;
g) Văn phòng Chính phủ;
h) Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
i) Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.
2. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn đặc xá:
a) Triển khai Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước;
b) Xem xét, thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình;
c) Xem xét, lập và trình Chủ tịch nước danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đặc xá để Chủ tịch nước quyết định;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác về đặc xá do Chủ tịch nước giao.
3. Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về hoạt động của Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động đặc xá tại các trại giam, trại tạm giam, giúp Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá.
3. Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ người được đặc xá trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống và phòng ngừa họ vi phạm pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động đặc xá.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tòa án cấp dưới thực hiện đặc xá theo quy định tại khoản 2 Điều 17, Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.
1. Tuyên truyền, phổ biến Luật đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhân thân; cấp giấy chứng nhận, xác nhận về việc chấp hành chính sách, pháp luật hoặc hoàn cảnh gia đình hoặc các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác của người được đề nghị đặc xá.
3. Tiếp nhận, tạo điều kiện, giúp đỡ người được đặc xá trở về hoà nhập với gia đình và cộng đồng, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
1. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, phổ biến Luật đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện, giúp đỡ người được đặc xá trở về hoà nhập với gia đình và cộng đồng, phòng ngừa tái phạm, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
3. Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc thực hiện Luật đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc người đó có đủ điều kiện nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương đưa vào danh sách người được đề nghị đặc xá.
2. Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
3. Thời hạn khiếu nại là năm ngày làm việc, kể từ ngày Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thông báo, niêm yết danh sách người được đề nghị đặc xá.
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét, nếu chấp nhận khiếu nại thì đưa vào danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá; nếu không chấp nhận khiếu nại thì đưa vào danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá.
Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá.
Việc giải quyết tố cáo trong việc thực hiện đặc xá theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2008.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 07/2007/QH12 |
|
ON SPECIAL AMNESTY
(No. 07/2007/QH12)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Tlie National Assembly promulgates the Law on Special Amnesty.
This Law provides for the time, order, procedures, competence and responsibilities for effecting the special amnesty; conditions for, rights and obligations of, persons to be proposed for special amnesty and persons to be granted special amnesty.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to:
1. Persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment;
2. Agencies, organizations and citizens of the Socialist Republic of Vietnam; foreign organizations and individuals and international organizations residing and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam that are involved in special amnesty activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Special amnesty is a special leniency granted by the State, under the State Presidents decisions to release from prisons ahead of time persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment on the occasion of great national events or anniversaries, or in special cases.
2. Decision on special amnesty is a document promulgated by the State President, stipulating the time of special amnesty, eligible subjects, conditions that must be met by persons proposed for special amnesty, and responsibilities of agencies and organizations in effecting the special amnesty.
3. Special amnesty decision is the State Presidents document, deciding to release from prisons ahead of time persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment.
4.The Special Amnesty Advisory Council is an inter-branch organization composed of representatives of concerned agencies and organizations, which is set up under the State Presidents decision to implement the State Presidents decisions on special amnesty and to advise the State President on special amnesty activities.
Article 4. Principles for effecting special amnesty
1. Observing the Constitution and law and ensuring the interests of the State and lawful rights and interests of organizations and individuals.
2. Ensuring democracy, objectivity, fairness, publicity and transparency.
3. Meeting the requirements on internal relations, foreign relations, national security and social order and safety.
Article 5. Time of granting special amnesty
1. The State President shall consider and decide to grant special amnesty on the occasion of great national events or anniversariesto persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment already commuted to termed imprisonment who are serving their imprisonment penalties.
2. In special cases, the State President shall decide to grant special amnesty to persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment who are serving imprisonment penalties and eligible for postponement of, or suspension from, serving their imprisonment penalties, regardless of the time speci fied in Clause 1 of this Article.
Article 6. State policies on special amnesty
The State encourages persons sentenced to imprisonment to show repentance and actively participate in rehabilitation study and labor in order to be granted special amnesty; and helps special amnesty grantees stabilize theirlives and strive to become citizens useful for society.
Article 7. Prohibited acts in effecting the special amnesty
1. Taking advantage of or abusing positions or powers to propose special amnesty for ineligible persons; failing to propose special amnesty for eligible persons; or obstructing persons sentenced to imprisonment from exercising their right to special amnesty proposal.
2. Taking bribes or causing harassment in effecting the special amnesty.
3. Intentionally issuing papers or documents related to persons proposed for special amnesty in contravention of law.
4. Refusing to issue papers or documents which, as prescribed by law. should be issued to persons proposed for special amnesty.
SPECIAL AMNESTY ON THE OCCASION OF GREAT NATIONAL EVENTS OR ANNIVERSARIES
Section 1. PROCEDURES FOR SUBMITTING REPORTS TO THE STATE PRESIDENT FOR PROMULGATION AND PUBLICIZATION OF DECISIONS ON SPECIAL AMNESTY
Article 8. Procedures for submitting reports to the State President for promulgation of decisions-on special amnesty
At the request of the State President or if its special amnesty proposal is accepted by the State Presidennt the Government shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy and concerned agencies in, studying and submitting reports to the State President for consideration and promulgation of decisions on special amnesty.
Article 9. Publicization and announcement of the State Presidents decisions on special amnesty
The State Presidents decisions on special amnesty shall be publicized and announced on the mass media.
After being publicized, the State Presidents decisions on special amnesty shall be posted up at prisons or detention camps.
Section 2. CONDITIONS FOR, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF, PERSONS PROPOSED FOR SPECIAL AMNESTY
Article 10. Conditions for being proposed for special amnesty
1. To be proposed for special amnesty, persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment already commuted to termed imprisonment who are serving their imprisonment penalties shall fully meet the following conditions;
a/ Having well observed regulations and rules of prisons or detention camps: having actively participated in study and labor; having been ranked as satisfactory or excellent while serving their imprisonment penalties; and committing not to infringe upon security or social order and safety when being granted special amnesty;
b/ Having served their imprisonment term for a period of time decided by the State President which, however, must represent at least one-third of their imprisonment term; if they previously enjoyed commutation, the commutation duration shall not be included in the duration they have served their imprisonment penalties; or at least fourteen years, for life imprisonment;
c/ In order to be granted special amnesty by the State President upon each drive of special amnesty, persons sentenced to imprisonment for corruption crime or some other crimes shall have completely served their additional penalties being fines, damage compensations, legal costs or other civil obligations.
2. Persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment already commuted to termed imprisonment who are serving imprisonment penalties and fully meet the conditions specified at Points a and c, Clause 1 of this Article may have their duration of having served their imprisonment penalties decided by the State President shorter than that specified at Point b. Clause 1 of this Article when falling in one of the following cases:
a/ Having recorded exploits during the time of serving their imprisonment penalties, with certification by their prisons or detention camps;
b/ Being war invalids; diseased soldiers; persons with achievements in national defense or socialist construction who are awarded the Peoples Armed Forces Hero or Labor Hero title, or Resistance-War Order or Medal, or Brave Combatant title in the anti-US resistance war for national salvation; having relatives being fallen heroes; children of Vietnamese Heroic Mothers; or children of families with meritorious services to the nation;
c/ Suffering from dangerous diseases or chronic ailments, with medical examination conclusions or written certification of competent medical bodies;
d/ Being juveniles at the time of committing crimes;
e/ Being 70 years of age or older;
f/ Being in exceptionally-difficult family circumstances, being the only work-hands in their families, with certification of commune-level Peoples Committees of localities where their families reside;
g/ Other cases decided by the State President.
3. The Government shall guide in detail the application of conditions for persons proposed for special amnesty under the State Presidents decisions on special amnesty.
Article 11. Cases not proposed for special amnesty
Persons who fully meet the conditions specified in Article 10 of this Law will not be proposed for special amnesty in the following cases;
1. Court judgments or rulings against them are being protested according to cassation or reopening procedures;
2. They are being examined for penal liability for other criminal acts;
3. They were previously granted special amnesty;
4. They have two or more previous convictions;
5. Other cases decided by the State President.
Article 12. Rights of persons proposed for special amnesty
1. To be informed of policies and laws on special amnesty, the State Presidents decisions on special amnesty, competent agencies guiding documents on conditions for persons proposed for special amnesty, and other special amnesty information relevant to them.
2. To contact their relatives, individuals, competent agencies or organizations in collecting and supplying papers and documents necessary for the finalization of special amnesty proposal dossiers.
3. To lodge complaints or denunciations according to the provisions of Chapter V of this Law.
Article 13. Obligations of persons proposed for special amnesty
1. To submit special amnesty applications in accordance with this Law.
2. To fully and truthfully declare personal information related to special amnesty application.
3. To completely serve their additional penalties being fines or damage compensations, fully pay legal costs or fulfill other civil obligations after being granted special amnesty.
Section 3. ORDER OF AND PROCEDURES FOR SPECIALAMNESTY PROPOSAL, IMPLEMENTATION OF SPECIAL AMNESTY DECISIONS
Article 14. Special amnesty proposal dossier
1. A special amnesty application.
2. Documents evidencing the personal backgrounds and family circumstances of the person proposed for special amnesty.
3. Documents evidencing the complete service of their additional penalties being fines or damage compensations, full payment of legal costs or fulfillment of other civil obligations.
4. The commitment not to violate law and to continue to completely serve the additional penalties being fines or damage compensations, fully pay legal costs or fulfill other civil obligations after being, granted special amnesty.
5. A written special amnesty proposal, made by the superintendent of the prison or detention camp.
Article 15. Order of and procedures for making special amnesty proposal dossier
Based on the State Presidents decisions on special amnesty and competent state agencies guidance, the order of and procedures for making a special amnesty proposal dossier are as follows:
1. Superintendents of prisons or detention camps under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense shall make lists and dossiers of persons who are serving imprisonment penalties and eligible for special amnesty proposal under law, announce and publicly post up lists of those persons at prisons or detention camps, and send written proposals to the Minister of Public Security or the Minister of Defense for consideration.
2. Superintendents of detention camps under provincial-level Public Security Services and superintendents of detention camps under military zones or equivalent levels shall make lists and dossiers of persons who are serving imprisonment penalties and eligible for special amnesty proposal under law, then report them to directors of provincial-level Public Security Services, commanders of military zones or equivalent levels. Directors of provincial-level Public Security Services, commanders of military zones or equivalent levels shall approve those lists and propose the Minister of Public Security or the Minister of Defense to consider them. Superintendents of detention camps shall announce and publicly post up those lists at the detention camps.
3. The Minister of Public Security or the Minister of Defense shall examine special amnesty proposal dossiers, made according to Clauses 1 and 2 of this Article, make lists of persons eligible for special amnesty proposal and lists of persons ineligible therefor and submit them to the Special Amnesty Advisory Council for consideration.
Article 16. Procedures for submitting to the State President lists of persons proposed for special amnesty
The Special Amnesty Advisory Council shall examine dossiers and lists submitted by the Minister of Public Security or the Minister of Defense: make lists of persons eligible for special amnesty and lists of persons ineligible therefor and submit them to the State President for consideration and decision.
Article 17. Guidance on order of and procedures for making lists and examining dossiers of special amnesty proposal
1. The Government shall guide in detail order of and procedures for making lists and examining dossiers of special amnesty proposal and the implementation of the State Presidents decisions on special amnesty.
2. The Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy and concerned agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, guide and coordinate in making lists and approving dossiers of special amnesty proposal.
Article 18. Implementation of special amnesty decisions
Upon the issuance of the State Presidents special amnesty decisions, superintendents of prisons or detention camps under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, directors of provincial-level Public Security Services, commanders of military zones or equivalent levels shall:
1. Publicize and implement special amnesty decisions for special amnesty grantees;
2. Grant special amnesty certificates to special amnesty grantees;
3. Notify immediately in writing those decisions to commune-level Peoples Committees of localities where special amnesty grantees return to reside.
Article 19. Implementation of special amnesty decisions for foreigners
Upon the issuance of the State Presidents special amnesty decisions for foreigners, the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in, notifying those decisions to diplomatic missions or consulates of countries of which special amnesty grantees are citizens for coordinated implementation.
Article 20. Rights and obligations of special amnesty grantees
1. Special amnesty grantees have the rights:
a/ To be granted special amnesty certificates;
b/ To be created conditions for, and assisted by local administrations and concerned agencies or organizations in. integrating themselves into their families and communities;
c/ To enjoy other rights like persons who have completely served their imprisonment penalties in accordance with law.
2. Special amnesty grantees have the obligations:
a/ To produce special amnesty certificates to commune-level Peoples Committees of localities where they reside;
b/ To fulfill all the committed obligations;
c/ To strictly observe state policies and laws.
SPECIAL AMNESTY IN SPECIAL CASES
Article 21. Persons granted special amnesty in special cases
In special cases, in order to meet the States domestic and foreign relation requirements, the State President may decide to grant special amnesty to persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment who are serving imprisonment penalties or persons eligible for postponement of or suspension from serving their imprisonment penalties, regardless of whether they satisfy the conditions specified in Articles 10 and 11 of this Law.
Article 22. Order of and procedures for making special amnesty dossiers in special cases
At the State Presidents request or the Governments special amnesty proposal accepted by the State President, the Government shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy and concerned agencies or organizations in. making dossiers of persons proposed for special amnesty and submit them to the State President for consideration and decision.
Article 23. Implementation of special amnesty decisions in special cases
1. The Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, implement the State Presidents special amnesty decisions in special cases.
2. The implementation of the State Presidents special amnesty decisions for foreigners in special cases complies with Article 19 of this Law.
3. Persons granted special amnesty in special cases have the rights and obligations defined in Article 20 of this Law.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN EFFECTING THE SPECIAL AMNESTY
Article 24. Responsibilities of the Government
1. To promulgate guiding documents in accordance with Clause 3, Article 10 and Clause 1, Article 17 of this Law.
2. To direct the propagation and dissemination of the significance, purposes and contents of special amnesty activities.
3. To direct the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, other governmental agencies and Peoples Committees at all levels to effect the special amnesty in accordance with this Law, the Slate Presidents decisions on special amnesty, and guiding documents.
Article 25. Responsibilities of the Special Amnesty Advisory Council
1. The Special Amnesty Advisory Council, set up under the State Presidents decision upon the issuance of decisions on special amnesty, is composed of a deputy prime minister as its chairman and representatives of leaderships of the following agencies and organizations as its members:
a/ The Ministry of Public Security;
b/ The Ministry of Defense;
c/ The Ministry of Justice;
d/ The Supreme Peoples Court;
e/ The Supreme Peoples Procuracy;
f/ The State Presidents Office;
g/ The Government Office;
h/ The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front;
i/ Concerned ministries, branches, agencies and organizations, to be decided by the State President when necessary.
2. Responsibilities of the Special Amnesty Advisory Council:
a/ To implement the State Presidents decisions on special amnesty;
b/ To consider and examine dossiers and lists of persons eligible and lists of persons ineligible for special amnesty, submitted by the Minister of Public Security or the Minister of Defense;
c/ To consider, make and submit to the State President for decision lists of persons eligible and lists of persons ineligible for special amnesty;
d/ To perform other special amnesty-related tasks assigned by the State President.
3. The Chairman of the Special Amnesty Advisory Council is answerable to the State President for the Councils activities in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 26. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To guide, inspect and urge superintendents of prisons and detention camps under the Ministry of Public Security and directors of provincial-level Public Security Services to make special amnesty proposal dossiers and implement special amnesty decisions in accordance with Clauses 1 and 2, Article 15; Clause 2, Article 17; and Article 18 of this Law, and guiding documents of competent state agencies.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme Peoples Court, the Supreme People’s Procuracy, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and concerned agencies in, inspecting special amnesty activities in prisons and detention camps, and assist the Special Amnesty Advisory Council in examining special amnesty proposal dossiers.
3. To direct Public Security bodies at all levels to coordinate with concerned agencies or organizations in managing, educating and helping special amnesty grantees who return to their localities stabilize their life soon, and preventing them from relapsing into illegal acts.
Article 27. Responsibilities of the Ministry of Defense
To guide, inspect and urge superintendents of prisons and detention camps under the Ministry of Defense, commanders of military zones or equivalent levels to make special amnesty proposal dossiers and implement special amnesty decisions in accordance with Clauses 1 and 2. Article 15; Clause 2, Article 17; and Article 18 of this Law, and guiding documents of competent state agencies.
Article 28. Responsibilities of the Supreme Peoples Court
1. To coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Supreme Peoples Procuracy and concerned agencies and organizations in special amnesty activities
2. To guide, inspect and urge subordinate courts to effect the special amnesty in accordance with Clause 2, Article 17; Article 22; and CIause 1, Article 23 of this Law, and guiding documents of competent state agencies.
Article 29. Responsibilities of the Supreme Peoples Procuracy
1. To directly conduct the procuracy of making special amnesty proposal dossiers and the implementation of the State Presidents special amnesty decisions at prisons and detention camps under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense in accordance with Clauses 1 and 2, Article 15, and Article 18 of this Law.
2. To guide, inspect and urge provincial-level Peoples Procuracies, military procuracies of military zones or equivalent levels to conduct the procuracy of making of special amnesty proposal dossiers and the implementation of die State Presidents special amnesty decisions at detention camps under provincial-level Public Security Services, military zones or equivalent levels in accordance with Clauses 1 and 2, Article 15, and Article 18 of this Law.
Article 30. Responsibilities of Peoples Committees at all levels and concerned agencies and organizations
1. To propagate and disseminate the Law on Special Amnesty, the State Presidents decisions on special amnesty and competent state agencies guiding documents.
2. To supply information and documents on personal backgrounds; grant certificates to, or certify the observance of policies and laws, family circumstances, other necessary papers or documents of. persons proposed for special amnesty.
3. To receive, create conditions for. and help special amnesty grantees reintegrate into their families and communities, get jobs, stabilize their life and become citizens useful for society.
Article 31. Responsibilities of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. To coordinate with concerned agencies or organizations in propagating and disseminating the Law on Special Amnesty, the State Presidents decisions on special amnesty and competent state agencies guiding documents.
2. To coordinate with local administrations in creating conditions for and helping special amnesty grantees reintegrate into their families and communities, preventing them from relapsing into illegal acts, get employed, stabilize their life and become citizens useful for society.
3. To supervise activities of competent agencies, organizations and persons in implementing the Law on Special Amnesty, the State Presidents decisions on special amnesty and competent state agencies guiding documents.
Article 32. Complaints about lists of persons proposed for special amnesty on the occasion of great national events or anniversaries
1. Special amnesty applicants may lodge complaints about non-inclusion of their names in lists of persons proposed for special amnesty by superintendents of prisons or detention camps under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, directors of provincial-level Public Security Services, commanders of military zones or equivalent levels, despite their satisfaction of prescribed conditions.
2. Complainants may lodge complaints by themselves or through their representatives at law.
3. The time limit for lodging complaints is five working days from the date superintendents of prisons or detention camps announce and post up lists of persons proposed for special amnesty.
Article 33. Complaint settlement competence and time limit
Superintendents of prisons or detention camps under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, directors of provincial/ municipal Public Security Services, commanders of military zones or equivalent levels shall consider and settle complaints within three working days after receiving them.
If disagreeing with complaint settlement results of superintendents of prisons or detention camps under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, directors of provincial-level Public Security Services, commanders of military zones or equivalent levels, within three working days after receiving those results, complainants may further lodge their complaints to the Minister of Public Security or the Minister of Defense. The Minister of Public Security or the Minister of Defense shall consider the complaints: if accepting them, they shall include the complainants in lists of persons proposed for special amnesty; if not accepting the complaints, they shall include the complainants in lists of persons ineligible for special amnesty proposal.
Article 34. Denunciations against law violations in effecting the special amnesty
Citizens may denounce law violations in effecting the special amnesty.
Denunciations against law violations in effecting the special amnesty shall be settled in accordance with the law on denunciations.
This Law takes effect on March 1, 2008.
Article 36.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 21, 2007, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its second session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực