Chương VI Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023: Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Số hiệu: | 19/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, trong đó có nội dung mới quy định về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Theo đó, nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã quy định như sau:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản,… . Bao gồm những đối tượng sau:
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Trẻ em;
+ Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người bị bệnh hiểm nghèo;
+ Thành viên hộ nghèo.
- Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện như sau:
+ Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
+ Khi các đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp từ chối giải quyết yêu cầu của các đối tượng người tiêu dùng này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương nếu chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng này cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 phù hợp với thẩm quyền theo quy định.
Xem chi tiết tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực được phân công quản lý, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường, thực hành kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan.
2. Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
6. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan để triển khai các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
8. Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo thẩm quyền.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 10 và 11 Điều 75 của Luật này trong lĩnh vực được phân công quản lý; phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 4 và khoản 9 Điều 75 của Luật này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền trong lĩnh vực được phân công quản lý.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10 và 11 Điều 75 của Luật này theo thẩm quyền tại địa phương; phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 75 của Luật này;
b) Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tiếp nhận, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại địa phương;
c) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phân công, phân cấp hoặc hợp tác quốc tế với địa phương của các quốc gia có chung đường biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 10 Điều 75 của Luật này theo thẩm quyền tại địa phương;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
c) Kiểm tra hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc thẩm quyền quản lý tại địa phương;
d) Quản lý theo thẩm quyền đối với các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm này;
đ) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại;
e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên;
g) Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan nhà nước cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này tại địa phương;
b) Kiểm tra hoạt động của các ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ trên địa bàn trong việc thực hiện nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nội quy của chợ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ;
c) Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động tại địa phương ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên và kiểm tra, theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên trên địa bàn theo quy định của Luật này;
đ) Xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên truyền, khuyến khích để cá nhân hoạt động thương mại trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ.
STATE MANAGEMENT OF PROTECTION OF CONSUMERS’ RIGHTS
Article 74. Responsibility for state management of protection of consumers’ rights
1. The Government shall perform uniform state management of protection of consumers’ rights.
2. The Ministry of Industry and Trade shall act as a conduit which assists the Government in performing uniform state management of protection of consumers’ rights.
3. Ministries and ministerial agencies shall, within their jurisdiction, implement consumer right protection activities in the fields under their management and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in performing state management of protection of consumers’ rights.
4. People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, perform state management of protection of consumers’ rights within their provinces.
Article 75. Responsibility of Ministry of Industry and Trade
1. Promulgate under its authority or submit to a competent authority for promulgation and organize the implementation of policies, laws, strategies, plans, projects, schemes, programs and activities at national level with regard to the protection of consumers’ rights; promote sustainable production and consumption in the direction of green and circular economy; encourage and promote investment, production, distribution, export and import of eco-friendly products and technologies, responsible business practices for the consumers' sake in accordance with the roadmap for international integration and implementation of relevant treaties.
2. Propagate, disseminate and provide education about knowledge and laws on protection of consumers’ rights; advise, support and raise awareness of protection of consumers’ rights; provide training for human resources and offer refresher courses to serve the protection of consumers’ rights.
3. Organize survey and testing activities; announce results of survey and testing of quality of products, goods and services; provide consumers with information and warnings about products, goods and services in the fields under its management.
4. Build a national consumer protection database.
5. Assign tasks to social organizations whose principles and purposes are to protect consumers’ rights as prescribed in clause 2 Article 53 of this Law and other relevant regulations of law.
6. Manage consumer right protection activities by social organizations participating in the protection of consumers' rights and mediation organizations in charge of protection of consumers' rights as prescribed by law.
7. Build a mechanism for cooperation with other Ministries and ministerial agencies concerned to carry out consumer right protection activities under its authority.
8. Request other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees to submit periodic and ad hoc reports on protection of consumers’ rights and submit consolidated reports to competent authorities.
9. Keep control of standard form contracts and general trading conditions under its authority.
10. Carry out inspection, handle complaints and denunciations and impose penalties for violations against regulations of law on protection of consumers’ rights under its authority.
11. Carry out international cooperation in protection of consumers’ rights.
Article 76. Responsibility of Ministries and ministerial agencies
1. Fulfill the responsibility specified in clauses 1, 2, 3, 5, 6, 10 and 11 Article 75 of this Law in the fields under their management; cooperate with the Ministry of Industry and Trade in fulfilling the responsibility specified in clauses 4 and 9 Article 75 of this Law.
2. Preside over and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in building and carrying out consumer right protection activities under their authority in the fields under their management.
Article 77. Responsibility of People’s Committees at all levels
1. Provincial People’s Committees have the responsibility to:
a) Fulfill the responsibility specified in clauses 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10 and 11 Article 75 of this Law in the fields under their authority within their provinces; cooperate with the Ministry of Industry and Trade in fulfilling the responsibility specified in clause and 4 Article 75 of this Law;
b) Promulgate regulations on cooperation in state management of protection of consumers’ rights as well as receipt and handling of consumers’ feedback, requests and complaints within their provinces;
c) Provide professional guidance to district-level consumer right protection authorities so as for them to perform the tasks in relation of protection of consumers’ rights.
d) Participate in international cooperation in protection of consumers’ rights as assigned and decentralized or international cooperation with local authorities of bordering countries in accordance with regulations of law.
2. District-level People’s Committees have the responsibility to:
a) Fulfill the responsibility specified in clause 10 Article 75 of this Law under their authority within their districts;
b) Propagate, disseminate and provide education about knowledge and laws on protection of consumers’ rights; advise, support and raise awareness of protection of consumers’ rights within their districts;
c) Inspect activities by social organizations participating in protection of consumers’ rights under their management in their districts;
d) Manage under their authority the markets and shopping malls in their districts to protect consumers’ rights when consumers purchase and use products, goods and services at such locations;
dd) Provide professional guidance to communal People’s Committees so as for them to take necessary measures to protect consumers’ rights when consumers purchase and use products, goods and services of individuals conducting commercial activities outside markets and shopping malls;
e) Submit reports on state management of protection of consumers’ rights in their districts on a periodic basis or at the request of superior competent authorities;
g) Promulgate regulations on cooperation in state management of protection of consumers’ rights at district-level regulatory bodies.
3. Communal People’s Committees have the responsibility to:
a) Fulfill the responsibility specified in point b clause 2 of this Article in their districts;
b) Inspect activities by management boards of markets and market merchants in their districts during their performance of the tasks in protection of consumers’ rights specified in market’s internal rules according to regulations of law. If there is no management board of markets and market merchants, the communal People’s Committee shall take measures to protect consumers’ rights within markets;
c) Manage and inspect activities by individuals who conduct commercial activities independently and regularly but who are not required to have business registration in their districts outside markets and shopping malls to protect consumers’ rights;
d) Receive notifications of organizations engaging in selling activities at locations other than fixed regular locations and inspect and supervise the selling activities at locations other than fixed regular locations in their districts as prescribed in this Law;
dd) Impose penalties for violations against regulations of law on protection of consumers’ rights under their authority and regulations of law;
e) Propagate and encourage individuals to conduct commercial activities within markets and shopping malls; enable individuals to conduct commercial activities within markets.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực