Chương IV Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023: Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mặt trận tổ quốc việt nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội
Số hiệu: | 19/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, trong đó có nội dung mới quy định về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Theo đó, nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã quy định như sau:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản,… . Bao gồm những đối tượng sau:
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Trẻ em;
+ Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người bị bệnh hiểm nghèo;
+ Thành viên hộ nghèo.
- Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện như sau:
+ Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
+ Khi các đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp từ chối giải quyết yêu cầu của các đối tượng người tiêu dùng này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương nếu chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng này cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 phù hợp với thẩm quyền theo quy định.
Xem chi tiết tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh; phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tư vấn, hỗ trợ cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân về các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Tổ chức xã hội thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về hội, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan;
đ) Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu;
e) Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do mình thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
g) Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
i) Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện;
d) Có phạm vi hoạt động từ cấp huyện trở lên.
1. Tham gia các hoạt động kiểm tra liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Được cơ quan quản lý nhà nước thông báo kết quả tiếp nhận, xử lý, bảo mật thông tin do mình cung cấp, kiến nghị.
4. Được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Gia nhập các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
2. Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện hoạt động quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 50 của Luật này.
3. Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được từ chối tư vấn, hỗ trợ những khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng.
CONSUMER RIGHT PROTECTION ACTIVITIES BY VIETNAMESE FATHERLAND FRONT, SOCIO-POLITICAL ORGANIZATIONS AND SOCIAL ORGANIZATION
Article 48. Responsibility of Vietnamese Fatherland Front and socio-political organizations.
1. Vietnamese Fatherland Front has the responsibility to:
a) Disseminate the Communist Party’s policies and guidelines and the State’s policies and laws on protection of consumers’ rights to the people so that they become acquainted with and implement such.
b) Supervise the implementation of regulations of law on protection of consumers’ rights by regulatory bodies at all levels and traders; express social criticism of draft legal documents, plans, programs, projects and schemes of consumer right protection authorities.
2. Socio-political organizations have the responsibility to:
a) Implement the regulations set out in clause 1 of this Article;
b) Advise and assist their members and the People on the issues concerning protection of consumers’ rights.
Article 49. Social organizations participating in protection of consumers’ rights
1. Social organizations established and operating under regulations of law on associations are entitled to participate in protection of consumers’ rights.
2. Social organizations participating in protection of consumers’ rights include social organizations whose principles and purposes are to participate in protecting consumers' rights and other social organizations participating in protecting consumers' rights.
3. Social organizations participating in protection of consumers’ rights shall operate under regulations of this Law and other relevant regulations of law.
4. The State encourages social organizations to participate in protection of consumers’ rights. Social organizations participating in protection of consumers’ rights are assigned by the State to perform several tasks in protecting consumers’ rights and provided with state funding in accordance with regulations of law on state budget and law on associations and other relevant regulations of law.
Article 50. Activities by social organizations participating in protection of consumers’ rights
1. Activities by social organizations participating in protection of consumers’ rights include:
a) Instructing, assisting and advising consumers upon request;
b) Providing competent authorities with information about traders’ violations against laws;
c) Participating in contributing their comments on guidelines, policies, laws, plans, programs, projects and schemes on protection of consumers’ rights;
d) Propagating, disseminating and providing education about guidelines, policies and laws on protection of consumers’ rights and related guidelines, policies and laws;
dd) Participating in assisting in negotiating or mediating in disputes between consumers and traders under regulations of law upon request.
e) Independently reviewing, testing and publishing results of review or testing of quality of products, goods and services in accordance with regulations of law; reflecting and evaluating the reliability of online traders; informing and warning consumers about products, goods and services and take responsibility to the law for their information and warnings; requesting competent authorities to impose penalties for violations of the law on protection of consumers' rights;
g) Representing consumers to initiate civil lawsuits over the protection of consumers' rights upon request and with authorization in accordance with law;
h) Initiating civil lawsuits over the protection of consumers' rights themselves in the public interests when the conditions specified in clause 2 of this Article are satisfied;
i) Provide training to increase consumers’ awareness and knowledge.
2. A social organization participating in protection of consumers’ rights is entitled to initiate a civil lawsuit over the protection of consumers' rights itself in the public interests if it fully satisfies the following conditions:
a) It is lawfully established as prescribed by law;
b) Its principles and purposes are to protect consumers’ rights or in the public interests related to consumers’ rights;
c) It has been operating for at least 01 year from the date of establishment to the date of exercising its right to initiate the lawsuit itself;
d) Its scope of operation covers a district or a larger area.
Article 51. Rights of social organizations participating in protection of consumers’ rights
A social organization participating in protection of consumers’ rights reserves the right to:
1. Participate in inspection activities related to protection of consumers’ rights at the request of competent authorities.
2. Cooperate with agencies and organizations in participating in protection of consumers’ rights.
3. Be notified of the status of information provided or requested and have it processed and kept confidential.
4. Be trained in skills in protecting consumers’ rights.
5. Accede to international organizations relevant to consumer right protection under regulations of law on associations and other relevant regulations of law.
6. Participate in programs, projects, research topics, consulting, social criticism and assessment and other activities related to consumer right protection at the request of competent authorities.
Article 52. Responsibility of social organizations participating in protection of consumers’ rights
A social organization participating in protection of consumers’ rights has the responsibility to:
1. Comply with regulations enshrined in this Law and other relevant regulations of law.
2. Not to infringe upon interests of the State, legitimate rights and interests of traders during its participation in protection of consumers’ rights.
Article 53. Social organizations whose principles and purposes are to protect consumers’ rights
1. Social organizations whose principles and purposes are to protect consumers’ rights shall carry out the activities prescribed in clause 1 Article 50 of this Law.
2. Social organizations whose principles and purposes are to protect consumers’ rights are assigned by competent authorities to conduct the activities mentioned in points a, d, dd, e, g, h and i clause 1 Article 50 of this Law.
3. Social organizations whose principles and purposes are to protect consumers’ rights are not allowed to refuse to advise and assist in consumers’ legitimate complaints.