Chương V Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
Số hiệu: | 19/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, trong đó có nội dung mới quy định về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Theo đó, nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã quy định như sau:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản,… . Bao gồm những đối tượng sau:
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Trẻ em;
+ Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người bị bệnh hiểm nghèo;
+ Thành viên hộ nghèo.
- Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện như sau:
+ Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
+ Khi các đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp từ chối giải quyết yêu cầu của các đối tượng người tiêu dùng này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương nếu chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng này cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 phù hợp với thẩm quyền theo quy định.
Xem chi tiết tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
1. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiếp nhận yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không trả lời yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 57 của Luật này hoặc từ chối thương lượng mà không có lý do chính đáng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
1. Người tiêu dùng gửi yêu cầu thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan (nếu có) đến tổ chức, cá nhân kinh doanh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử hoặc thông qua phương thức liên lạc khác do tổ chức, cá nhân kinh doanh đã công khai hoặc đang áp dụng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật này, người tiêu dùng gửi yêu cầu hỗ trợ thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
6. Trường hợp từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Người tiêu dùng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hợp pháp.
2. Người yêu cầu hỗ trợ thương lượng không phải là người tiêu dùng hoặc người đại diện hợp pháp của người tiêu dùng.
3. Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
4. Nội dung yêu cầu hỗ trợ thương lượng không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Yêu cầu hỗ trợ thương lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết.
1. Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền sau đây:
a) Đồng ý hoặc từ chối tham gia thương lượng theo quy định của Luật này;
b) Lựa chọn thời gian, hình thức thương lượng;
c) Yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt thương lượng;
d) Yêu cầu giữ bí mật về việc thương lượng;
đ) Được tự do bày tỏ ý chí về nội dung thương lượng;
e) Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Tiến hành thương lượng theo quy định của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, quyền, trách nhiệm công dân, văn hóa kinh doanh;
b) Trình bày đúng sự thật các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp;
c) Thực hiện kết quả thương lượng thành trên nguyên tắc trung thực, thiện chí;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Kết quả thương lượng của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản, văn bản về kết quả thương lượng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các bên tham gia thương lượng;
b) Thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng;
c) Nội dung thương lượng;
d) Kết quả thương lượng;
đ) Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì văn bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên thương lượng.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba để thực hiện việc hòa giải.
2. Trình tự, thủ tục hòa giải thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải.
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, bình đẳng, công bằng, tự nguyện; không được ép buộc, lừa dối.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
a) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Tổ chức hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại, pháp luật về hòa giải tại cơ sở, pháp luật về hòa giải tại tòa án;
c) Tổ chức khác có chức năng hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hòa giải theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm công nhận, công bố Danh sách hòa giải viên đủ điều kiện theo quy định của Luật này và chỉ định các hòa giải viên tham gia thực hiện việc hòa giải theo yêu cầu của các bên.
Hòa giải viên hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
1. Hòa giải viên theo quy định của pháp luật về hòa giải có liên quan;
2. Hòa giải viên thuộc tổ chức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 63 của Luật này là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có uy tín;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật khác có liên quan;
d) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
3. Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có người dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất 01 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số hoặc là người sử dụng thông thạo tiếng của dân tộc thiểu số đó. Trường hợp không có hòa giải viên đáp ứng yêu cầu tại khoản này thì các bên tham gia hòa giải tự bố trí phiên dịch hoặc đề nghị hòa giải viên bố trí phiên dịch, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành.
2. Văn bản về kết quả hòa giải thành đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 63 của Luật này phải có các nội dung sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
b) Các bên tham gia hòa giải;
c) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
d) Nội dung hòa giải;
đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
e) Kết quả hòa giải và giải pháp thực hiện;
g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành;
h) Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hòa giải, có chữ ký xác nhận của cá nhân tiến hành hòa giải và đóng dấu xác nhận của tổ chức tiến hành hòa giải (nếu có).
1. Các bên tham gia hòa giải có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong văn bản về kết quả hòa giải thành.
2. Một trong các bên tham gia hòa giải có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
3. Việc yêu cầu và công nhận kết quả hòa giải thành thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận.
2. Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Luật này. Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
3. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Án phí đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án và quy định của Luật này.
2. Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đại diện cho người tiêu dùng theo ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí.
1. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng có trách nhiệm công khai thông báo thụ lý vụ án của Tòa án về việc khởi kiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý.
2. Việc công khai thông báo thụ lý vụ án được thực hiện bằng hình thức niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tối thiểu 15 ngày kể từ ngày niêm yết, đăng tải.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc vụ án, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm công khai kết quả giải quyết vụ án theo hình thức, thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Tiền bồi thường thiệt hại và đối tượng thụ hưởng trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
2. Trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.
SETTLEMENT OF DISPUTES BETWEEN CONSUMERS AND TRADERS
Article 54. Methods of settling disputes between consumers and traders
1. Disputes between consumers and traders shall be settled adopting the following methods:
a) Negotiation;
b) Mediation;
c) Arbitration;
d) Courts.
2. Negotiation or mediation will not be allowed in the following cases:
a) Infringing upon national or public interests;
b) Violating a prohibition by law or being contrary to social ethics;
c) Causing damage to interests of multiple consumers, except where the number of consumers suffering from damage is fully determined.
3. The methods of settling disputes between consumers and traders may be adopted in person, online or another manner under relevant regulations of law.
Article 55. Responsibility for providing information and documents during settlement of disputes between consumers and traders
1. Related agencies, organizations and individuals shall provide sufficient, accurate and timely information and documents at the request of competent authorities and social organizations participating in protection of consumers' rights during settlement of disputes between consumers and traders according to regulations of law.
2. Competent authorities and social organizations participating in protection of consumers' rights shall keep confidentiality of the information and documents provided as prescribed by law.
Article 56. Requirements and receipt of requests for negotiation
1. Consumers are entitled to request traders to enter into negotiation.
2. Traders shall receive consumers’ negotiation requests as prescribed in Article 57 of this Law.
3. If a trader fails to respond to a consumer’s request as prescribed in Article 57 of this Law or refuses to enter into negotiation without a plausible reason, the consumer is entitled to request a consumer right protection authority or social organization participating in protection of consumers' rights to assist him/her in conducting a negotiation as his/her legitimate rights and interests are infringed upon.
Article 57. Negotiation procedures
1. A consumer shall send his/her negotiation request, related information and documents (if any) to the trader at their head office, branch, representative office or business location, through website or another contact method published or applied by the trader.
2. The trader shall receive the negotiation request and enter into negotiation with the consumer within 07 working days from the date of receipt.
3. In the case specified in clause 3 Article 56 of this Law, the consumer shall send his/her negotiation request and related information and documents in person or by post or online to the consumer right protection authority or social organization participating in protection of consumers' rights.
4. Within 07 working days from the receipt of the consumer's request, the consumer right protection authority or social organization participating in protection of consumers' rights shall transfer it to the trader requested to conduct the negotiation.
5. The trader shall negotiate with the consumer within 07 working days from the receipt of the request and notify the result in writing to the consumer right protection authority or social organization participating in protection of consumers' rights within 05 working days from the end of the negotiation.
6. In case of rejecting the consumer’s request, the trader shall, within 07 working days from the receipt of the request, give a written response clearly stating the reason for rejection.
Article 58. Cases in which requests for assistance in negotiation are not received and processed
1. The consumer is a minor or a person who has lost capacity for civil acts or has a restricted capacity for civil acts or has difficulty in awareness and control of their acts but fails to have a legal representative.
2. The person requesting assistance in negotiation is not the consumer or the consumer’s legal representative.
3. The consumer fails to provide adequate information and documents so as to accurately identify the related organization or individual or evidence related to transactions.
4. Any issue in the request for assistance in negotiation is beyond the power of the consumer right protection authority or the purpose, scope or field of operation of the social organization participating in protection of consumers’ rights.
5. The request for assistance in negotiation has been settled by a competent authority or social organization participating in protection of consumers’ rights.
Article 59. Rights and responsibilities of parties during negotiation
1. During a negotiation, the consumer and the trader have the right to:
a) Agree or refuse to participate in the negotiation as prescribed by this Law;
b) Select the time and method of negotiation;
c) Request that the negotiation be suspended or terminated;
d) Request that the negotiation be kept confidential;
dd) Have the freedom to express their opinions on the negotiation;
e) Other rights under regulations of this Law and other relevant regulations of law.
2. During a negotiation, the consumer and the trader have the responsibility to:
a) Conduct the negotiation as prescribed by law and in a manner which is appropriate to social ethics, rights and responsibilities of citizens and business culture;
b) Truthfully present facts of the dispute, provide information and documents related to the dispute;
c) Adhere to the agreement reached after the result of the negotiation on the principle of honesty and good faith;
d) Other responsibility according to regulations of this Law and other relevant regulations of law.
Article 60. Negotiation results
1. The result of negotiation between a trader and a consumer must be documented, unless otherwise agreed upon by the parties.
2. If the negotiation result is documented, the document stating the result shall contain the following information:
a) Parties to the negotiation;
b) Time and place of the negotiation;
c) Issues to be negotiated;
d) Negotiation result;
dd) Other information as agreed upon by the parties in compliance with regulations of law.
3. If the negotiation result is documented, the document must bear signatures or fingerprints of the parties to the negotiation.
Article 61. Mediation procedures
1. Traders and consumers are entitled to select a third party to carry out mediation.
2. Mediation procedures shall comply with regulations of law on mediation.
Article 62. Principles of mediation
1. Objectivity, honesty, good faith, impartiality, fairness, voluntariness and self-determination are ensured.
2. Organizations and individuals carrying out mediation and parties to mediation must keep confidentiality of information relating to the mediation, unless otherwise agreed upon by the parties or prescribed by law.
Article 63. Mediation organizations
1. Organizations mediating in disputes between consumers and traders consist of:
a) Social organizations participating in protection of consumers’ rights;
b) Mediation organizations under regulations of law on commercial mediation, law on grassroots mediation and law on mediation at courts;
c) Other organizations having the functions of mediating in disputes between consumers and traders under regulations of law.
2. The mediation organizations specified in points a and c clause 1 of this Article shall recognize and publish the list of eligible mediators under regulations of this Law and designate mediators to participate in mediation at the request of parties.
Mediators in disputes between consumers and traders are composed of:
1. Mediators under relevant regulations of law on mediation;
2. Any mediator of the organizations specified in points a and c clause 1 Article 63 of this Law must be a Vietnamese citizen who fully satisfies the following conditions:
a) He/she has full capacity for civil acts;
b) He/she has good moral qualities, be honest and reputable;
c) He/she has skills in mediation, be knowledgeable about the law on protection of consumers’ rights and other relevant laws;
d) He/she is not facing a criminal prosecution or does not have an unspent conviction.
3. If the dispute between a consumer and a trader involves any ethnic, there must be at least 01 mediator who has the same ethnic group or is proficient in the language of that ethnic. If there is not any mediator satisfying the requirement in this clause, the parties to mediation shall arrange or request the mediator to arrange an interpreter, unless otherwise provided for by law.
1. When achieving the successful mediation result, involved parties shall document it.
2. The document on successful mediation in the cases specified in points and c clause 1 Article 63 of this Law shall contain the following information:
a) The organization or individual conducting mediation;
b) Parties to mediation;
c) Time and place of the mediation;
d) Issues under mediation;
dd) Opinions of parties to mediation;
e) Mediation result and solution for compliance thereof;
g) Time limit for complying with the successful mediation result;
h) Other information as agreed upon by the parties in compliance with regulations of law.
3. The document on successful mediation shall bear signatures or fingerprints of parties to mediation, signature the individual conducting mediation and seal of the organization conducting mediation (if any).
Article 66. Complying with and recognizing successful mediation results
1. Parties to mediation shall comply with the successful mediation result within the time limit agreed upon in the document on successful mediation result.
2. One of the parties to mediation is entitled to request the Court to issue a decision to recognize successful mediation result.
3. The request for recognition and the recognition of successful mediation results shall comply with regulations of law on civil procedures.
Article 67. Effect of arbitration clauses
1. Traders must notify arbitration clauses before entering into any contract and obtain the consumer's consent.
2. If the trader specifies an arbitration clause in the standard form contract or general trading conditions, the consumer is entitled to select another method of dispute settlement when a dispute arises.
Article 68. Procedures for settling disputes by arbitration
Procedures for settling disputes by arbitration shall comply with regulations of law on commercial arbitration.
1. Every consumer shall bear the burden to provide evidence and proof to protect his/her legitimate rights and obligations as prescribed by law, except for the case of proving the trader’s faults.
2. Every trader shall bear the burden to prove that they are not at fault for damage as prescribed by law.
Section 5. SETTLEMENT OF DISPUTES AT COURTS
Article 70. Civil cases of protection of consumers’ rights
1. Civil case of protection of consumers’ rights means a case in which the plaintiff is a consumer or a social organization participating in the protection of consumers' rights as prescribed in this Law. Courts shall handle civil cases of protection of consumers’ rights according to the procedures specified under the Code of Civil Procedure.
2. Any civil case of protection of consumers' rights which values less than 100 million dong shall be handled following simplified procedures without satisfying the conditions specified in clause 1 Article 317 of the Code of Civil Procedure.
3. Any civil case of protection of consumers' rights other than that specified in clause 2 of this Article shall be handled following simplified procedures when fully satisfying the conditions specified in clause 1 Article 317 of the Code of Civil Procedure.
Article 71. Court fees for civil cases of protection of consumers’ rights
1. Court fees for civil cases of protection of consumers’ rights shall comply with regulations of law on Court fees and charges and this Law.
2. Any consumer who initiates a civil lawsuit over protection of consumers’ rights to protect his/her legitimate rights and interests or social organization participating in protection of consumers' rights which represents a consumer as authorized to initiates a civil lawsuit over protection of consumers’ rights is not required to pay any court fee advance.
3. Any social organization participating in protection of consumers' rights which initiates a civil lawsuit over protection of consumers’ rights in the public interests is not required to pay any court fee advance or court fee.
Article 72. Disclosure of information about civil lawsuits over protection of consumers’ rights initiated by social organizations participating in protection of consumers' rights
1. Any social organization participating in protection of consumers’ rights which initiates a civil lawsuit over the protection of consumers' rights in the public interests shall publicly disclose the Court’s notification of lawsuit acceptance within 07 working days from the date of acceptance.
2. The Court’s notification of lawsuit must be publicly disclosed at the head office and on any websites or apps (if any) of the social organization participating in protection of consumers’ rights for at least 15 days from the date of disclosure.
3. Within 07 working days from the end of the lawsuit, the social organization participating in protection of consumers’ rights shall publicly disclose the result according to the method and within the time limit specified in clause 2 of this Article.
Article 73. Damages in civil lawsuits over protection of consumers’ rights in the public interests initiated by social organizations participating in protection of consumers' rights
1. Damages and their beneficiaries in civil lawsuits over protection of consumers’ rights in the public interests initiated by social organizations participating in protection of consumers' rights shall comply with the Court’s verdicts and decisions.
2. In case of failure to determine the beneficiaries, damages in civil lawsuits over protection of consumers’ rights in the public interests initiated by social organizations participating in protection of consumers' rights shall be used to service general activities with the aim of protecting consumers’ rights according to the Government's regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực