Chương I Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004: Những quy định chung
Số hiệu: | 25/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
1. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
2. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
3. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước, viện trợ quốc tế, ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
Children prescribed in this Law are Vietnamese citizens aged under 16 years.
Article 2.- Scope of regulation and subjects of application
1. This Law prescribes the fundamental rights and duties of children; responsibilities of the family, State and society in child protection, care and education.
2. This Law applies to the Vietnamese State's agencies, political organizations, socio-political organizations, political-social-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people's armed force units, families and citizens (hereinafter referred to collectively as agencies, organizations, families and individuals); foreign organizations operating in the Vietnamese territory, foreigners residing in Vietnam. In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain different provisions the provisions of such international agreements shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Disadvantaged children mean children with physically or mentally abnormal conditions, who are unable to exercise their fundamental rights and integrate with the family and community.
2. Street children mean children, who leave their families and earn a living by themselves with unfixed places of livelihood and residence; children wandering with their families.
3. Surrogate families mean the families or individuals that undertake to care for and bring up disadvantaged children.
4. Child-support establishments mean organizations set up to protect, care for and educate disadvantaged children.
Article 4.- Non-discrimination against children
Children, whether female or male, in or out of wedlock, biological or adopted, born to one party or both parties to a marriage; irrespective of their nationality, belief, religion, social background and position as well as political opinions of their parents or guardians, are all protected, cared for and educated, and enjoy rights prescribed by law.
Article 5.- Responsibilities for child protection, care and education
1. The child protection, care and education rest with the families, schools, State, society and citizens. In all children-related activities of agencies, organizations, families or individuals, the interests of children must be of primary concern.
2. The State encourages and creates conditions for agencies, organizations, families and individuals at home and abroad to contribute to the cause of child protection, care and education.
Article 6.- Exercise of children's rights
1. Children's rights must be respected and exercised.
2. All acts of infringing upon children's rights, causing harms to the normal development of children shall be severely punished by law.
The following acts are strictly prohibited:
1. Abandoning children by their parents or guardians;
2. Seducing, enticing children to live a street life; abusing street children to seek personal benefits;
3. Seducing, deceiving, forcing children to illegally buy, sell, transport, store and/or use drugs; enticing children to gamble; selling to children or letting them use liquors, beers, cigarettes or other stimulants harmful to their health;
4. Seducing, deceiving, leading, harboring or forcing children into prostitution; sexually abusing children;
5. Abusing, seducing or forcing children to buy, sell or use violence-provoking or depraved cultural products; making, duplicating, circulating, transporting or storing pornographic cultural products; producing, trading in toys or games harmful to the healthy development of children;
6. Torturing, maltreating, affronting, appropriating, kidnapping, trafficking in or fraudulently exchanging children; abusing children for personal benefits; inciting children to hate their parents or guardians or to infringe upon the life, body, dignity or honor of others;
7. Abusing child labor, employing children for heavy or dangerous jobs, jobs in exposure to noxious substances or other jobs in contravention with the provisions of the labor legislation;
8. Obstructing children's study;
9. Applying measures that offend or lower the honor or dignity of, or applying corporal punishments to, juvenile offenders;
10. Locating establishments for the production or storage of pesticides, toxic chemicals, inflammables and/or explosives near child-rearing establishments or educational, medical, cultural and recreation establishments for children.
Article 8.- State management responsibilities for child protection, care and education
1. The Government shall exercise the uniform State management over child protection, care and education.
2. The Population, Family and Child Committee shall assist the Government in exercising the uniform State management over child protection, care and education according to its functions, tasks and powers; assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, Vietnam Fatherland Front and its member organizations in, child protection, care and education.
3. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, the Ministry of Culture and Information, the Physical Training and Sports Committee, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches shall exercise the function of State management over child protection, care and education under the Government's assignment
4. The People's Committees at all levels shall exercise the State management over child protection, care and education in localities under the Government's decentralization.
Article 9.- Financial sources for the work of child protection, care and education
Financial sources for the work of child protection, care and education include the State budget, international aids, supports from domestic and foreign agencies, organizations and individuals, and other lawful sources.
Article 10.- International cooperation on child protection, care and education
1. The State shall adopt policies to expand international cooperation on child protection, care and education with other countries and international organizations on the basis of equality, respect for national sovereignty and conformity with the laws of each country as well as international practices.
2. Contents of international cooperation include:
a/ Elaborating and implementing programs and projects, and conducting activities for child protection, care and education;
b/ Joining in international organizations; signing and acceding to international agreements in child protection, care and education;
c/ Researching into, applying sciences to, and transferring modern technologies in service of, the work of child protection, care and education;
d/ Training and fostering human resources; exchanging information and experiences on child protection, care and education.
3. The State encourages and creates conditions for overseas Vietnamese as well as foreign organizations and individuals to take part in the work of child protection, care and education.
4. Overseas international organizations involved in child protection, care and education may operate on the Vietnamese territory under the provisions of Vietnamese laws.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực