Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 số 25/2004/QH11
Số hiệu: | 25/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
1. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
2. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
3. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước, viện trợ quốc tế, ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
1. Trẻ em có quyền được học tập.
2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.
Trẻ em có bổn phận sau đây:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;
4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;
5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Trẻ em không được làm những việc sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;
2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;
3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em; vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.
3. Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.
1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật.
1. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình.
2. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em có cha, mẹ chấp hành hình phạt tù trong trại giam mà không còn nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
2. Cơ sở y tế công lập có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức y tế học đường.
Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh học đường và các bệnh khác cho trẻ em.
4. Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.
Trong cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Y tế và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Chính phủ dành riêng một khoản ngân sách để bảo đảm cho việc khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới sáu tuổi ở các cơ sở y tế công lập trung ương và địa phương.
5. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện ủng hộ kinh phí chữa bệnh cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
4. Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
5. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương.
Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
4. Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.
1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.
2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
2. Phát triển phúc lợi xã hội cho trẻ em, tạo cơ hội thuận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức;
3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp trẻ em.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;
b) Vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng; phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
1. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm.
1. Thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đối với những trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư, thực hiện xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho trẻ em là con thương binh, liệt sỹ, người có công, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em của hộ nghèo, trẻ em cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em; có chính sách hỗ trợ gia đình thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em của các gia đình chưa có hộ khẩu thường trú được đăng ký khai sinh, học tập và chăm sóc sức khoẻ tại nơi mà cha mẹ đang làm việc, sinh sống.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát triển mạng lưới trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa, cơ sở thể thao, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở tư vấn cho trẻ em, cha mẹ, người giám hộ và nhân dân về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
1. Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.
1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế.
3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;
4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;
2. Nhân lực có chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;
3. Nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp trẻ em.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em gồm có:
a) Đơn xin thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
b) Đề án thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm đủ điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em quy định tại Điều 44 của Luật này;
d) Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em;
đ) Sơ yếu lý lịch của người đứng ra thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
e) ý kiến đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở trợ giúp trẻ em đặt trụ sở hoạt động.
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, chủ sở hữu, nội dung hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thành lập cơ sở đó phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải giải quyết; trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
2. Cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động.
1. Thẩm quyền thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm một trong các nội dung sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động:
a) Cơ sở trợ giúp trẻ em không bảo đảm đủ điều kiện như khi xin phép thành lập;
b) Vi phạm quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em đã được phê duyệt;
c) Sử dụng kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em vào mục đích khác, không phục vụ cho việc trợ giúp trẻ em;
d) Vi phạm các quyền của trẻ em.
3. Cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở trợ giúp trẻ em có quyền tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó.
Cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện một hoặc một số nội dung đã đăng ký hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tư vấn; khám bệnh, chữa bệnh, giải độc; phục hồi chức năng, sức khoẻ, tinh thần, giáo dục đạo đức; giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt, dạy nghề; tổ chức việc làm; tổ chức hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao, giải trí; tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng;
2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, chất lượng;
3. Bảo đảm kinh phí để hoạt động đúng mục đích;
4. Quản lý, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý tài chính, trang thiết bị, tài sản;
5. Được quyền tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm có:
1. Ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở trợ giúp trẻ em công lập;
2. Nguồn tự có của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
3. Hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
4. Đóng góp của gia đình, người thân thích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Cơ sở trợ giúp trẻ em có tổ chức dịch vụ theo nhu cầu phục hồi chức năng, cai nghiện ma tuý, điều trị HIV/AIDS, tổ chức dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật, nuôi dưỡng trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và các nhu cầu khác được thu tiền dịch vụ theo quy định hoặc theo hợp đồng thoả thuận với gia đình, người giám hộ.
2. Trẻ em của hộ nghèo có nhu cầu dịch vụ được người đứng đầu cơ sở trợ giúp trẻ em xét miễn, giảm phí dịch vụ cho từng trường hợp.
Chính phủ quy định cụ thể mức thu phí dịch vụ và đối tượng được miễn, giảm phí dịch vụ.
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi trong phạm vi địa phương.
2. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khoẻ, học văn hoá, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo.
2. Đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội.
1. Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
1. Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma tuý có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma tuý theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý.
2. Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu vực dành riêng cho trẻ em.
3. Trẻ em cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính.
1. Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.
3. Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hoá, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.
4. Trường hợp trẻ em đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt mà không có nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để được học nghề và có việc làm.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 25/2004/QH11 |
Hanoi, June 15, 2004 |
ON CHILD PROTECTION, CARE AND EDUCATION
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for child protection, care and education.
Children prescribed in this Law are Vietnamese citizens aged under 16 years.
Article 2.- Scope of regulation and subjects of application
1. This Law prescribes the fundamental rights and duties of children; responsibilities of the family, State and society in child protection, care and education.
2. This Law applies to the Vietnamese State's agencies, political organizations, socio-political organizations, political-social-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people's armed force units, families and citizens (hereinafter referred to collectively as agencies, organizations, families and individuals); foreign organizations operating in the Vietnamese territory, foreigners residing in Vietnam. In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain different provisions the provisions of such international agreements shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Disadvantaged children mean children with physically or mentally abnormal conditions, who are unable to exercise their fundamental rights and integrate with the family and community.
2. Street children mean children, who leave their families and earn a living by themselves with unfixed places of livelihood and residence; children wandering with their families.
3. Surrogate families mean the families or individuals that undertake to care for and bring up disadvantaged children.
4. Child-support establishments mean organizations set up to protect, care for and educate disadvantaged children.
Article 4.- Non-discrimination against children
Children, whether female or male, in or out of wedlock, biological or adopted, born to one party or both parties to a marriage; irrespective of their nationality, belief, religion, social background and position as well as political opinions of their parents or guardians, are all protected, cared for and educated, and enjoy rights prescribed by law.
Article 5.- Responsibilities for child protection, care and education
1. The child protection, care and education rest with the families, schools, State, society and citizens. In all children-related activities of agencies, organizations, families or individuals, the interests of children must be of primary concern.
2. The State encourages and creates conditions for agencies, organizations, families and individuals at home and abroad to contribute to the cause of child protection, care and education.
Article 6.- Exercise of children's rights
1. Children's rights must be respected and exercised.
2. All acts of infringing upon children's rights, causing harms to the normal development of children shall be severely punished by law.
The following acts are strictly prohibited:
1. Abandoning children by their parents or guardians;
2. Seducing, enticing children to live a street life; abusing street children to seek personal benefits;
3. Seducing, deceiving, forcing children to illegally buy, sell, transport, store and/or use drugs; enticing children to gamble; selling to children or letting them use liquors, beers, cigarettes or other stimulants harmful to their health;
4. Seducing, deceiving, leading, harboring or forcing children into prostitution; sexually abusing children;
5. Abusing, seducing or forcing children to buy, sell or use violence-provoking or depraved cultural products; making, duplicating, circulating, transporting or storing pornographic cultural products; producing, trading in toys or games harmful to the healthy development of children;
6. Torturing, maltreating, affronting, appropriating, kidnapping, trafficking in or fraudulently exchanging children; abusing children for personal benefits; inciting children to hate their parents or guardians or to infringe upon the life, body, dignity or honor of others;
7. Abusing child labor, employing children for heavy or dangerous jobs, jobs in exposure to noxious substances or other jobs in contravention with the provisions of the labor legislation;
8. Obstructing children's study;
9. Applying measures that offend or lower the honor or dignity of, or applying corporal punishments to, juvenile offenders;
10. Locating establishments for the production or storage of pesticides, toxic chemicals, inflammables and/or explosives near child-rearing establishments or educational, medical, cultural and recreation establishments for children.
Article 8.- State management responsibilities for child protection, care and education
1. The Government shall exercise the uniform State management over child protection, care and education.
2. The Population, Family and Child Committee shall assist the Government in exercising the uniform State management over child protection, care and education according to its functions, tasks and powers; assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, Vietnam Fatherland Front and its member organizations in, child protection, care and education.
3. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, the Ministry of Culture and Information, the Physical Training and Sports Committee, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries and branches shall exercise the function of State management over child protection, care and education under the Government's assignment
4. The People's Committees at all levels shall exercise the State management over child protection, care and education in localities under the Government's decentralization.
Article 9.- Financial sources for the work of child protection, care and education
Financial sources for the work of child protection, care and education include the State budget, international aids, supports from domestic and foreign agencies, organizations and individuals, and other lawful sources.
Article 10.- International cooperation on child protection, care and education
1. The State shall adopt policies to expand international cooperation on child protection, care and education with other countries and international organizations on the basis of equality, respect for national sovereignty and conformity with the laws of each country as well as international practices.
2. Contents of international cooperation include:
a/ Elaborating and implementing programs and projects, and conducting activities for child protection, care and education;
b/ Joining in international organizations; signing and acceding to international agreements in child protection, care and education;
c/ Researching into, applying sciences to, and transferring modern technologies in service of, the work of child protection, care and education;
d/ Training and fostering human resources; exchanging information and experiences on child protection, care and education.
3. The State encourages and creates conditions for overseas Vietnamese as well as foreign organizations and individuals to take part in the work of child protection, care and education.
4. Overseas international organizations involved in child protection, care and education may operate on the Vietnamese territory under the provisions of Vietnamese laws.
BASIC RIGHTS AND DUTIES OF CHILDREN
Article 11.- Right to have birth registered and acquire nationality
1. Children have the right to birth registration and to acquire a nationality.
2. Children whose parents are not yet identified, if having request, shall be assisted by the competent agencies to identify their parents according to law provisions.
Article 12.- Right to be cared for and brought up
Children have the right to be cared for and brought up to develop physically, intellectually, mentally and ethically.
Article 13.- Right to live with parents
Children have the right to live with their parents.
No one has the right to force children to separate from their parents, except cases for children's interests.
Article 14.- Right to be respected and have their life, body, dignity and honor protected
Children have their life, body, dignity and honor protected by their respective families, the State and society.
Article 15.- Right to health care
1. Children have the right to health care and protection.
2. Children under 6 years old are entitled to primary health care and free medical examination and treatment at public medical establishments.
1. Children have the right to study.
2. Children studying at the primary education level in public education establishments don't have to pay school fees.
Article 17.- Right to join in recreational, entertainment, cultural, art, physical, sport and tourist activities
Children have the right to join in healthy recreational, entertainment, cultural, art, physical, sport and tourist activities suitable to their age groups.
Article 18.- Right to develop aptitudes
Children have the right to develop their aptitudes. Any aptitude of children is encouraged and given favorable conditions for development.
Article 19.- Right to have assets
Children have the right to possess assets and to inheritance under law provisions
Article 20.- Right to access information, express opinions and participate in social activities
1. Children have the right to access information suitable to their development, express their opinions and aspirations on the matters of their concern.
2. Children may take part in social activities suitable to their demands and capabilities.
Article 21.- Children's duties
Children have the following duties:
1. To love, respect and be dutiful to grandparents and parents; respect teachers; be polite to adults, love the minors and unite with their friends; help the elderly, the defective and disabled people and people with difficulties, according to their capabilities;
2. To study diligently, to keep hygiene, do physical exercises, observe public order and traffic safety, protect public properties, respect the properties of other people and protect the environment;
3. To love labor and help their families do jobs suitable to their health;
4. To be modest, honest and ethical; respect laws; observe the school's rules; live a civilized lifestyle and build cultured families; respect and preserve the national cultural identities;
5. To love their homeland, the country and fellow-countrymen; have sense of building and defending the Fatherland of the Socialist Republic of Vietnam, and international solidarity.
Article 22.- Things which must not be done by children
Children must not do the following:
1. Dropping out of school or leaving their families to lead a wandering life at their own will;
2. Infringing upon the life, body, dignity, honor or assets of others; disturbing the public order;
3. Gambling, using alcohols, beers, cigarettes or other stimulants harmful to their health;
4. Exchanging, using violence-provoking or depraved cultural products; playing toys or games harmful to their healthy development.
RESPONSIBILITIES FOR CHILD PROTECTION, CARE AND EDUCATION
Article 23.- Responsibility for birth registration
1. Parents or guardians have the responsibility to make timely birth registration for children.
2. The People's Committees of communes, wards and townships (hereafter referred to collectively as commune-level People's Committees) have the responsibility to effect birth registration for children; and mobilize parents or guardians to make timely birth registration for their children.
3. Children of poor households are exempt from the birth registration fee.
Article 24.- Responsibility for child care and nurture
1. Parents and guardians are the first persons responsible for the care and nurture of children, giving them the best conditions for development; when meeting with difficulties which cannot be overcome by themselves, they may ask for help from concerned agencies and/or organizations in order to fulfil their child-care and -nurture responsibility.
2. Parents, guardians and other adults in the families must set good examples for children in all aspects; have to build their respective families into wealthy, equal, progressive and happy ones, thus creating a healthy environment for comprehensive development of children.
3. Parents and guardians have the responsibility to care for a regime of nutrition suitable to children's physical and mental development according to their age groups.
4. In case of divorce or other cases, the fathers or mothers who do not directly bring up their minor children shall be obliged to contribute to the nurture of their children till they become mature, and have the responsibility to care for and educate their children according to law provisions.
Article 25.- Responsibility to ensure that children live with their parents
1. Parents have the responsibility to ensure conditions for their children to live with them.
2. In cases where children are adopted, the hand-over and reception of children for adoption and the bringing of children abroad or from overseas into Vietnam must comply with law provisions.
3. In cases where children whose mothers and/or fathers are serving imprisonment sentences and who have no one to rely on, the People's Committees at all levels shall organize the care and nurture of those children at surrogate families or child-support establishments.
Article 26.- Responsibility to protect children's life, body, dignity and honor
1. The family, State and society have the responsibility to protect children's life, body, dignity and honor; and take measures to prevent accidents for children.
2. All acts of infringing upon children's life, body, dignity and honor shall be handled in time and strictly according to law provisions.
Article 27.- Responsibility to protect children's health
1. Parents and guardians have the responsibility to implement the regulations on health check, vaccination, medical examination and treatment for children.
2. Public medical establishments have the responsibility to guide and organize the primary health care, disease prevention and treatment for children.
3. The Ministry of Education and Training has the responsibility to organize school healthcare.
The Ministry of Health has the responsibility to coordinate with the Ministry of Education and Training in guiding the application of measures to prevent school diseases and other ailments for children.
4. The State shall adopt policies to develop the health cause, diversify medical examination and treatment services; exempt or reduce medical examination and treatment as well as function rehabilitation charges for children; and assure medical examination and treatment funding for children under 6 years old.
In the annual budget-balance plans of the Health Ministry and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees), the Government shall earmark a separate budget for free medical examination and treatment for under-6 children at the central and local public medical establishments.
5. The State encourages organizations and individuals involved in humanitarian and charity activities to contribute to medical treatment funding for children suffering serious diseases.
Article 28.- Responsibility to ensure children's right to study
1. The family and State have the responsibility to ensure that children can exercise their right to study and finish the universal education program; and create conditions for them to study at higher levels.
2. The school and other educational establishments have the responsibility to provide the all-sided moral, intellectual, aesthetic, physical and vocational education for children; and take initiative in closely coordinating with the family and society in child protection, care and education.
3. Preschool education establishments and general education establishments must meet the necessary conditions on the contingent of teachers, material foundations and teaching facilities in order to ensure the education quality.
4. The people in charge of the Ho Chi Minh Young Pioneers' Brigades at schools must be professionally trained and fostered, have good health and moral qualities, love their jobs and children and be given conditions to fulfil their tasks.
5. The State shall adopt policies for preschool and general education development; policies for school tuition fee exemption and reduction, granting of scholarships and social supports in order to realize social justice in education.
Article 29.- Responsibility to ensure conditions for children's recreational, entertainment, cultural, artistic, physical training, sport and tourist activities
1. The family, school and society have the responsibility to create conditions for children to join in recreational, entertainment, cultural, artistic, physical training, sport and tourist activities suitable to their age groups.
2. The People's Committees at all levels have the responsibility to elaborate plannings for, and invest in the building of, recreational, entertainment, cultural, artistic, physical training, sport and tourist facilities for children in their respective localities.
The material foundations reserved for children's study, recreational and entertainment activities must not be used for other purposes affecting their interests.
3. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to invest in, and build material foundations in service of children's recreational and entertainment activities.
4. Publications, toys, radio or television broadcasting programs, artistic or cinematographic programs, if having contents unsuitable to children, must bear warnings or indicate the age of children not allowed to use them.
Article 30.- Responsibility to ensure the right to develop aptitudes
1. The family, school and society have the responsibility to find out, encourage, nurture and develop children's aptitudes.
2. The State encourages organizations and individuals to nurture and develop children's aptitudes; create conditions for children's cultural houses, schools, organizations and individuals to nurture and develop children's aptitudes.
Article 31.- Responsibility to ensure the civil rights
1. Parents and guardians have the responsibility to protect children's legitimate rights and interests; and represent children in civil transactions under law provisions.
2. Parents, guardians or concerned agencies and organizations must preserve and manage children's properties and hand them back to children according to law provisions.
3. In cases where a child causes damage to other person(s), his/her parents or guardian must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 32.- Responsibility to ensure the right to access information, express opinions and participate in social activities
1. The family, State and society have the responsibility to create conditions for, and help children to access appropriate information, develop their creative thinking and express their aspirations; and listen to and meet children's legitimate aspirations.
2. The Ho Chi Minh Communist Youth Union and schools have the responsibility to organize children's participation in social and collective activities, suitable to children's demands and age groups.
Article 33.- Responsibilities of agencies and organizations in the work of child protection, care and education
Within the ambit of their tasks and powers, agencies and organizations have the responsibility to:
1. Propagate, mobilize for, and educate in, child protection, care and education;
2. Develop social welfare for children, create favorable conditions for children to exercise their rights, perform their duties and develop physically, intellectually, mentally and ethically;
3. Provide child-care and -support services.
Article 34.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. Vietnam Fatherland Front and its member organizations have the responsibility to:
a/ Propagate among, and educate their members and individuals as well as people to well observe the legislation on children;
b/ Mobilize the family and society to well perform the work of child protection, care and education;
c/ Care for and protect children's interests, supervise the observance of the legislation on children, make necessary proposals to the concerned State agencies for performance of the above-mentioned tasks; and prevent acts of infringing upon children's legitimate rights and interests.
2. Vietnam Women's Union, apart from implementing the provisions in Clause 1 of this Article, have the responsibility to coordinate with the concerned agencies and organizations in organizing and guiding the nurture of children into healthy ones and teaching of children into good persons.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union, apart from implementing the provisions in Clause 1 of this Article, has the responsibility to organize and guide activities of adolescents and children; and take charge of the Ho Chi Minh Young Pioneers' Brigade.
Article 35.- Responsibilities of the communications and propaganda agencies
1. To propagate and disseminate the Party's undertakings and policies, and the State's laws on child protection, care and education.
2. To introduce typical progressive models, good people and good deeds in the work of child protection, care and education; detect and criticize acts of infringing upon children's rights and prohibited acts committed by children.
Article 36.- Responsibilities of the law-defending bodies
1. To protect or coordinate with the concerned agencies and organizations in the protection of, children's legitimate rights and interests; to take initiative in preventing and promptly detecting, stopping and handling acts of violating the legislation on child protection, care and education.
2. To coordinate with the family, school and society in educating children who commit acts of law violation.
3. The handling of children committing acts of law violation is aimed mainly to educate and help those children to realize their wrong-doings, redress such wrong-doings and make progress.
Article 37.- Responsibilities of the State
1. The State shall adopt policies to invest in, socialize and expand international cooperation for development of the cause of child protection, care and education.
2. The State shall adopt policies to create conditions for children of war invalids, martyrs and people with merits to the country, children of ethic minorities and poor households, children residing in areas meeting with socio-economic difficulties or special socio-economic difficulties, to enjoy children's rights; and policies to render supports for families to perform child protection, care and education responsibilities.
3. The People's Committees at all levels have the responsibility to organize birth registration, study activities and health care for children of families without permanent residence registration, right at the places where their parents are working or living.
4. The People's Committees at all levels have the responsibility to develop networks of schools, medical establishments, cultural houses, sport establishments, recreational and entertainment spots for children; encourage organizations and individuals to set up establishments providing consultancy to children, parents, guardians and the population on child protection, care and education.
Article 38.- Supporting activities for the cause of child protection, care and education
The State shall support scientific and technological works, literary and artistic works, all initiatives and jobs done for the benefit of the cause of child protection, care and education; encourage organizations of all economic sectors to set aside part of their welfare funds or profits for the work of child protection, care and education.
Article 39.- Child- support funds
1. Child-support funds are set up for the purpose of mobilizing voluntary contributions of domestic and foreign agencies, organizations and individuals, international aids and State budget supports for the cause of child protection, care and education.
2. Child-support funds must be mobilized, managed and used for the right purposes under the State's current financial regulations.
PROTECTION, CARE AND EDUCATION OF DISADVANTAGED CHILDREN
Article 40.- Disadvantaged children
Disadvantaged children include orphans having no one to rely on, abandoned children; defective and disabled children; children being victims of toxic chemicals; children infected with HIV/AIDS; children doing hard or hazardous jobs or contacting noxious substances; children working far from their families; street children; sexually-abused children; children addicted to narcotics and juvenile offenders.
Article 41.- The work of protection, care and education of disadvantaged children
1. In the work of child protection, care and education, importance must be attached to preventing and stopping children from falling into disadvantaged circumstances; promptly handling and alleviating children's disadvantaged circumstances; constantly supporting disadvantaged children in health and mental restoration and moral education; detecting, preventing and promptly handling acts of letting children fall into disadvantaged circumstances.
2. The care for and nurture of disadvantaged children shall be carried out mainly at their families or surrogate families. The care for and nurture of disadvantaged children in child-support establishments shall only apply to those children who are not cared for, or brought up in their families or surrogate families.
3. To create conditions for disadvantaged children to study at schools or special education establishments.
Article 42.- State's policies towards disadvantaged children
1. The State shall adopt policies to create conditions for disadvantaged children to enjoy children's rights; support individuals and families that undertake to care for and bring up children; encourage organizations and individuals to support children or set up child-support establishments in order to ensure that all disadvantaged children having no one to rely on be cared for and brought up.
2. The People's Committees at all levels have the responsibility to organize the care for, and nurture of, disadvantaged children at their families, surrogate families or public/non-public child-support establishments.
3. The concerned ministries and branches have the responsibility to provide professional guidance for child-support establishments in handling and alleviating children's disadvantaged circumstances, restoring their health or mental conditions and providing moral education to them.
Article 43.- Forms of support for disadvantaged children
Forms of support for disadvantaged children include:
1. Voluntary contributions in cash or kind;
2. Adopting, sponsoring or acting as surrogate families to take care of, and bring up, disadvantaged children;
3. Taking part in the care for, and nurture of, disadvantaged children;
4. Organizing activities to help children alleviate their disadvantaged circumstances, restore their health or mental conditions, and providing them moral education for them.
Article 44.- Conditions for setting up child-support establishments
Agencies, organizations and individuals that wish to set up child-support establishments have to meet the following conditions:
1. Their material foundations and equipment are suitable to the contents of child support activities;
2. Their personnel have professional qualifications suitable to the contents of child-support activities;
3. Their financial sources are capable of covering expenses for child-support activities.
Article 45.- Dossiers of application for setting up child-support establishments
1. Agencies, organizations and individuals that wish to set up child-support establishments must acquire operation licenses from competent State management agencies.
2. The dossier of application for setting up a child-support establishment includes:
a/ The application for setting up the child-support establishment;
b/ The scheme on setting up the child-support establishment;
c/ The papers and documents proving that the applicant fully meets the conditions for setting up a child-support establishment as prescribed in Article 44 of this Law;
d/ The draft operation regulation of the child-support establishment;
e/ The curriculum vitae of the person in charge of setting up the child-support establishment;
f/ The consent of the commune-level People's Committee of the locality where the child-support establishment is headquartered.
3. When changing names, addresses, owners or operation contents of child-support establishments, the agencies, organizations or individuals that have set up such establishments must fill in the procedures for change of their operation licenses.
Article 46.- Time limit for licensing the setting up of child-support establishments
1. Within 30 days as from the date of receiving dossiers of application for setting up child-support establishments, the competent State management agencies must process them. In case of refusal, the reasons therefor must be stated in writing.
2. Child-support establishments must operate strictly according to the contents in their operation licenses.
Article 47.- Competence to set up, suspend operation and withdraw operation licenses of, child-support establishments
1. Competence to set up child-support establishments:
a/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall decide to set up child-support establishments under their respective management;
b/ The presidents of the provincial-level People's Committees shall decide to set up child-support establishments under their management;
c/ The presidents of the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capital or towns shall decide to set up child-support establishments under their respective management.
2. Child-support establishments committing one of the following violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, have their operations suspended or operation licenses withdrawn:
a/ Failing to maintain their conditions as at the time of application for setting up the establishments;
b/ Violating the approved operation regulations of their own establishments;
c/ Using operation funding of the establishments for purposes other than child supports;
d/ Infringing upon children's rights.
3. Agencies that have granted operation licenses for child-support establishments may suspend operation or withdraw operation licenses of such establishments.
Article 48.- Tasks and powers of establishments supporting disadvantaged children
Establishments supporting disadvantaged children have the following tasks and powers:
1. To organize the realization of one or a number of the registered contents of supporting disadvantaged children such as providing consultancy, medical examination and treatment, detoxification; rehabilitating functions, health and mental conditions for children, providing moral education; providing integration education, specialized education and vocational training; providing employment services; organizing social, cultural, sport and recreational activities for children; organizing child care and nurture;
2. To ensure the provision of convenient, safe and quality services;
3. To ensure funding for operation for the right purposes;
4. To undertake professional management and fostering; to manage the finance, equipment, facilities and assets;
5. To receive financial supports and supports in kind from domestic and foreign agencies, organizations and individuals so as to organize activities in support of disadvantaged children.
Article 49.- Operation funding of establishments supporting disadvantaged children
The operation funding of establishments supporting disadvantaged children includes:
1. The State budget allocations for public child-support establishments;
2. Self-procured sources of agencies, organizations or individuals setting up child-support establishments;
3. Supports from domestic and foreign agencies, organizations and individuals;
4. Contributions from families and relatives of disadvantaged children;
5. Other lawful revenue sources.
Article 50.- Service activities of child-support establishments
1. Child-support establishments that provide on-demand services on function rehabilitation, drug detoxification, HIV/AIDS treatment or vocational training for juvenile offenders; upbringing of children addicted to narcotics or infected with HIV/AIDS, and other services on demand, may collect service charges according to regulations or contractual agreements reached with children's families or guardians.
2. Children of poor households that have a demand for the said services may be considered by the heads of child-support establishments for service charge exemption or reduction on a case-by-case basis.
The Government shall specify the service charge rates and subjects entitled to service charge exemption and reduction.
Article 51.- Orphans having no one to rely on and abandoned children
1. Orphans having no one to rely on and abandoned children shall be assisted by the local People's Committees to have surrogate families or organizations to care for and bring them up at public or non-public child-support establishments.
2. The State encourages families and individuals to adopt children; agencies, organizations and individuals to sponsor children or take charge of the care for and nurture of, orphans with no one to rely on or abandoned children.
3. The State shall adopt policies to support families, individuals or non-public child-support establishments that care for and bring up orphans with no one to rely on or abandoned children.
Article 52.- Defective children, disabled children and children being victims of toxic chemicals
Defective children, disabled children and children being victims of toxic chemicals are supported and cared for by their families, the State and society; given conditions for early detection and treatment of their diseases, for function rehabilitation; admitted into integration classes or exclusive classes for defective and disabled children; and assisted in general education, vocational training, and participation in social activities.
Article 53.- Children infected with HIV/AIDS
Children infected with HIV/AIDS are not discriminated against but given conditions to be treated medically and brought up at their families or child-support establishments.
Article 54.- Children doing heavy or dangerous jobs or jobs in exposure to toxic substances, children working far from their families
1. The People's Committees at all levels have the responsibility to detect and settle in time the state of children doing heavy or dangerous jobs or jobs in exposure to toxic chemicals; create conditions for those children to learn or do jobs suitable to their health and age groups in their respective localities.
2. Parents and guardians have to maintain regular contact with children who have to work far from their families in order to help and educate them.
3. The commune-level People's Committees of the localities, where children work far from their families, have to create conditions for those children to live in a safe environment, be cared for and study, and temper themselves morally.
1. The provincial-level People's Committees of the localities where street children live shall coordinate with the provincial-level People's Committees of the localities where street children come from, in organizing for and supporting those children to return to their families; street children with no one to rely on shall be cared for and brought up at surrogate families or child-support establishments; street children from poor households shall be given priority and support to eliminate hunger and alleviate poverty.
2. For street children wandering with their families, the provincial-level People's Committees of the localities where those children and their families live shall have to request and create conditions for them to settle down and stabilize their life and to ensure that children can enjoy their rights.
3. The People's Committees at all levels have to create conditions for street children to live in a safe environment, not affected by social evils.
Article 56.- Sexually-abused children
1. Sexually-abused children are assisted by their families, the State and society through consultancy measures, physical and mental restoration, and given conditions to stabilize their life.
2. Agencies, organizations and individuals have the responsibility to undertake measures to educate, prevent, stop and denounce acts of sexually abusing children.
Article 57.- Children addicted to narcotics
1. Agencies and organizations involved in drug prevention and combat activities have to organize detoxification for addicted children at home or detoxification establishments exclusively for addicted children according to the provisions of the Law on Drug Prevention and Combat.
2. Detoxification establishments have the responsibility to create conditions for addicted children to take part in healthy and beneficial activities and make arrangement for them to stay in separate areas.
3. Addicted children being detoxified at compulsory detoxification establishments are not considered children subject to the handling of administrative violations.
Article 58.- Juvenile offenders
1. Juvenile offenders are educated and assisted by their families, the schools and society to redress their wrong-doings, have a sense of law observance, respect the rules of the social life and be responsible for themselves, their families and the society. The organization of education of juvenile offenders shall be effected mainly at communities or reformatories.
2. The handling of administrative liabilities, civil liabilities or examination for penal liabilities, of juvenile offenders, must comply with law provisions applicable to juveniles.
3. Juvenile offenders who have been handled through administrative or penal measures, separated from their communities for a certain duration, when returning to their families, shall be given conditions and assisted by the commune-level People's Committees in coordination with concerned agencies and organizations to continue their schooling, to learn and seek jobs.
4. In cases where children have completed their education duration or completely severed their penalties but still have no one to rely on, the provincial-level People's Committees shall send them to establishments supporting disadvantaged children and create conditions for them to learn and seek jobs.
Article 59.- Implementation effect
1. This Law takes effect as from January 1, 2005.
2. This Law replaces the 1991 Law on Child Protection, Care and Education.
Article 60.- Guidance for implementation
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 15, 2004 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |