Chương 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Số hiệu: | 25/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.
1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế.
3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;
4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;
2. Nhân lực có chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;
3. Nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp trẻ em.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em gồm có:
a) Đơn xin thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
b) Đề án thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm đủ điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em quy định tại Điều 44 của Luật này;
d) Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em;
đ) Sơ yếu lý lịch của người đứng ra thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
e) ý kiến đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở trợ giúp trẻ em đặt trụ sở hoạt động.
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, chủ sở hữu, nội dung hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thành lập cơ sở đó phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải giải quyết; trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
2. Cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động.
1. Thẩm quyền thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm một trong các nội dung sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động:
a) Cơ sở trợ giúp trẻ em không bảo đảm đủ điều kiện như khi xin phép thành lập;
b) Vi phạm quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em đã được phê duyệt;
c) Sử dụng kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em vào mục đích khác, không phục vụ cho việc trợ giúp trẻ em;
d) Vi phạm các quyền của trẻ em.
3. Cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở trợ giúp trẻ em có quyền tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó.
Cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện một hoặc một số nội dung đã đăng ký hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tư vấn; khám bệnh, chữa bệnh, giải độc; phục hồi chức năng, sức khoẻ, tinh thần, giáo dục đạo đức; giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt, dạy nghề; tổ chức việc làm; tổ chức hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao, giải trí; tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng;
2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, chất lượng;
3. Bảo đảm kinh phí để hoạt động đúng mục đích;
4. Quản lý, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý tài chính, trang thiết bị, tài sản;
5. Được quyền tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm có:
1. Ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở trợ giúp trẻ em công lập;
2. Nguồn tự có của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
3. Hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
4. Đóng góp của gia đình, người thân thích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Cơ sở trợ giúp trẻ em có tổ chức dịch vụ theo nhu cầu phục hồi chức năng, cai nghiện ma tuý, điều trị HIV/AIDS, tổ chức dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật, nuôi dưỡng trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và các nhu cầu khác được thu tiền dịch vụ theo quy định hoặc theo hợp đồng thoả thuận với gia đình, người giám hộ.
2. Trẻ em của hộ nghèo có nhu cầu dịch vụ được người đứng đầu cơ sở trợ giúp trẻ em xét miễn, giảm phí dịch vụ cho từng trường hợp.
Chính phủ quy định cụ thể mức thu phí dịch vụ và đối tượng được miễn, giảm phí dịch vụ.
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi trong phạm vi địa phương.
2. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khoẻ, học văn hoá, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo.
2. Đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội.
1. Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
1. Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma tuý có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma tuý theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý.
2. Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu vực dành riêng cho trẻ em.
3. Trẻ em cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính.
1. Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.
3. Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hoá, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.
4. Trường hợp trẻ em đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt mà không có nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để được học nghề và có việc làm.
PROTECTION, CARE AND EDUCATION OF DISADVANTAGED CHILDREN
Article 40.- Disadvantaged children
Disadvantaged children include orphans having no one to rely on, abandoned children; defective and disabled children; children being victims of toxic chemicals; children infected with HIV/AIDS; children doing hard or hazardous jobs or contacting noxious substances; children working far from their families; street children; sexually-abused children; children addicted to narcotics and juvenile offenders.
Article 41.- The work of protection, care and education of disadvantaged children
1. In the work of child protection, care and education, importance must be attached to preventing and stopping children from falling into disadvantaged circumstances; promptly handling and alleviating children's disadvantaged circumstances; constantly supporting disadvantaged children in health and mental restoration and moral education; detecting, preventing and promptly handling acts of letting children fall into disadvantaged circumstances.
2. The care for and nurture of disadvantaged children shall be carried out mainly at their families or surrogate families. The care for and nurture of disadvantaged children in child-support establishments shall only apply to those children who are not cared for, or brought up in their families or surrogate families.
3. To create conditions for disadvantaged children to study at schools or special education establishments.
Article 42.- State's policies towards disadvantaged children
1. The State shall adopt policies to create conditions for disadvantaged children to enjoy children's rights; support individuals and families that undertake to care for and bring up children; encourage organizations and individuals to support children or set up child-support establishments in order to ensure that all disadvantaged children having no one to rely on be cared for and brought up.
2. The People's Committees at all levels have the responsibility to organize the care for, and nurture of, disadvantaged children at their families, surrogate families or public/non-public child-support establishments.
3. The concerned ministries and branches have the responsibility to provide professional guidance for child-support establishments in handling and alleviating children's disadvantaged circumstances, restoring their health or mental conditions and providing moral education to them.
Article 43.- Forms of support for disadvantaged children
Forms of support for disadvantaged children include:
1. Voluntary contributions in cash or kind;
2. Adopting, sponsoring or acting as surrogate families to take care of, and bring up, disadvantaged children;
3. Taking part in the care for, and nurture of, disadvantaged children;
4. Organizing activities to help children alleviate their disadvantaged circumstances, restore their health or mental conditions, and providing them moral education for them.
Article 44.- Conditions for setting up child-support establishments
Agencies, organizations and individuals that wish to set up child-support establishments have to meet the following conditions:
1. Their material foundations and equipment are suitable to the contents of child support activities;
2. Their personnel have professional qualifications suitable to the contents of child-support activities;
3. Their financial sources are capable of covering expenses for child-support activities.
Article 45.- Dossiers of application for setting up child-support establishments
1. Agencies, organizations and individuals that wish to set up child-support establishments must acquire operation licenses from competent State management agencies.
2. The dossier of application for setting up a child-support establishment includes:
a/ The application for setting up the child-support establishment;
b/ The scheme on setting up the child-support establishment;
c/ The papers and documents proving that the applicant fully meets the conditions for setting up a child-support establishment as prescribed in Article 44 of this Law;
d/ The draft operation regulation of the child-support establishment;
e/ The curriculum vitae of the person in charge of setting up the child-support establishment;
f/ The consent of the commune-level People's Committee of the locality where the child-support establishment is headquartered.
3. When changing names, addresses, owners or operation contents of child-support establishments, the agencies, organizations or individuals that have set up such establishments must fill in the procedures for change of their operation licenses.
Article 46.- Time limit for licensing the setting up of child-support establishments
1. Within 30 days as from the date of receiving dossiers of application for setting up child-support establishments, the competent State management agencies must process them. In case of refusal, the reasons therefor must be stated in writing.
2. Child-support establishments must operate strictly according to the contents in their operation licenses.
Article 47.- Competence to set up, suspend operation and withdraw operation licenses of, child-support establishments
1. Competence to set up child-support establishments:
a/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall decide to set up child-support establishments under their respective management;
b/ The presidents of the provincial-level People's Committees shall decide to set up child-support establishments under their management;
c/ The presidents of the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capital or towns shall decide to set up child-support establishments under their respective management.
2. Child-support establishments committing one of the following violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, have their operations suspended or operation licenses withdrawn:
a/ Failing to maintain their conditions as at the time of application for setting up the establishments;
b/ Violating the approved operation regulations of their own establishments;
c/ Using operation funding of the establishments for purposes other than child supports;
d/ Infringing upon children's rights.
3. Agencies that have granted operation licenses for child-support establishments may suspend operation or withdraw operation licenses of such establishments.
Article 48.- Tasks and powers of establishments supporting disadvantaged children
Establishments supporting disadvantaged children have the following tasks and powers:
1. To organize the realization of one or a number of the registered contents of supporting disadvantaged children such as providing consultancy, medical examination and treatment, detoxification; rehabilitating functions, health and mental conditions for children, providing moral education; providing integration education, specialized education and vocational training; providing employment services; organizing social, cultural, sport and recreational activities for children; organizing child care and nurture;
2. To ensure the provision of convenient, safe and quality services;
3. To ensure funding for operation for the right purposes;
4. To undertake professional management and fostering; to manage the finance, equipment, facilities and assets;
5. To receive financial supports and supports in kind from domestic and foreign agencies, organizations and individuals so as to organize activities in support of disadvantaged children.
Article 49.- Operation funding of establishments supporting disadvantaged children
The operation funding of establishments supporting disadvantaged children includes:
1. The State budget allocations for public child-support establishments;
2. Self-procured sources of agencies, organizations or individuals setting up child-support establishments;
3. Supports from domestic and foreign agencies, organizations and individuals;
4. Contributions from families and relatives of disadvantaged children;
5. Other lawful revenue sources.
Article 50.- Service activities of child-support establishments
1. Child-support establishments that provide on-demand services on function rehabilitation, drug detoxification, HIV/AIDS treatment or vocational training for juvenile offenders; upbringing of children addicted to narcotics or infected with HIV/AIDS, and other services on demand, may collect service charges according to regulations or contractual agreements reached with children's families or guardians.
2. Children of poor households that have a demand for the said services may be considered by the heads of child-support establishments for service charge exemption or reduction on a case-by-case basis.
The Government shall specify the service charge rates and subjects entitled to service charge exemption and reduction.
Article 51.- Orphans having no one to rely on and abandoned children
1. Orphans having no one to rely on and abandoned children shall be assisted by the local People's Committees to have surrogate families or organizations to care for and bring them up at public or non-public child-support establishments.
2. The State encourages families and individuals to adopt children; agencies, organizations and individuals to sponsor children or take charge of the care for and nurture of, orphans with no one to rely on or abandoned children.
3. The State shall adopt policies to support families, individuals or non-public child-support establishments that care for and bring up orphans with no one to rely on or abandoned children.
Article 52.- Defective children, disabled children and children being victims of toxic chemicals
Defective children, disabled children and children being victims of toxic chemicals are supported and cared for by their families, the State and society; given conditions for early detection and treatment of their diseases, for function rehabilitation; admitted into integration classes or exclusive classes for defective and disabled children; and assisted in general education, vocational training, and participation in social activities.
Article 53.- Children infected with HIV/AIDS
Children infected with HIV/AIDS are not discriminated against but given conditions to be treated medically and brought up at their families or child-support establishments.
Article 54.- Children doing heavy or dangerous jobs or jobs in exposure to toxic substances, children working far from their families
1. The People's Committees at all levels have the responsibility to detect and settle in time the state of children doing heavy or dangerous jobs or jobs in exposure to toxic chemicals; create conditions for those children to learn or do jobs suitable to their health and age groups in their respective localities.
2. Parents and guardians have to maintain regular contact with children who have to work far from their families in order to help and educate them.
3. The commune-level People's Committees of the localities, where children work far from their families, have to create conditions for those children to live in a safe environment, be cared for and study, and temper themselves morally.
1. The provincial-level People's Committees of the localities where street children live shall coordinate with the provincial-level People's Committees of the localities where street children come from, in organizing for and supporting those children to return to their families; street children with no one to rely on shall be cared for and brought up at surrogate families or child-support establishments; street children from poor households shall be given priority and support to eliminate hunger and alleviate poverty.
2. For street children wandering with their families, the provincial-level People's Committees of the localities where those children and their families live shall have to request and create conditions for them to settle down and stabilize their life and to ensure that children can enjoy their rights.
3. The People's Committees at all levels have to create conditions for street children to live in a safe environment, not affected by social evils.
Article 56.- Sexually-abused children
1. Sexually-abused children are assisted by their families, the State and society through consultancy measures, physical and mental restoration, and given conditions to stabilize their life.
2. Agencies, organizations and individuals have the responsibility to undertake measures to educate, prevent, stop and denounce acts of sexually abusing children.
Article 57.- Children addicted to narcotics
1. Agencies and organizations involved in drug prevention and combat activities have to organize detoxification for addicted children at home or detoxification establishments exclusively for addicted children according to the provisions of the Law on Drug Prevention and Combat.
2. Detoxification establishments have the responsibility to create conditions for addicted children to take part in healthy and beneficial activities and make arrangement for them to stay in separate areas.
3. Addicted children being detoxified at compulsory detoxification establishments are not considered children subject to the handling of administrative violations.
Article 58.- Juvenile offenders
1. Juvenile offenders are educated and assisted by their families, the schools and society to redress their wrong-doings, have a sense of law observance, respect the rules of the social life and be responsible for themselves, their families and the society. The organization of education of juvenile offenders shall be effected mainly at communities or reformatories.
2. The handling of administrative liabilities, civil liabilities or examination for penal liabilities, of juvenile offenders, must comply with law provisions applicable to juveniles.
3. Juvenile offenders who have been handled through administrative or penal measures, separated from their communities for a certain duration, when returning to their families, shall be given conditions and assisted by the commune-level People's Committees in coordination with concerned agencies and organizations to continue their schooling, to learn and seek jobs.
4. In cases where children have completed their education duration or completely severed their penalties but still have no one to rely on, the provincial-level People's Committees shall send them to establishments supporting disadvantaged children and create conditions for them to learn and seek jobs.