Chương 3 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004: Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Số hiệu: | 25/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em; vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.
3. Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.
1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật.
1. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình.
2. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em có cha, mẹ chấp hành hình phạt tù trong trại giam mà không còn nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
2. Cơ sở y tế công lập có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức y tế học đường.
Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh học đường và các bệnh khác cho trẻ em.
4. Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.
Trong cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Y tế và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Chính phủ dành riêng một khoản ngân sách để bảo đảm cho việc khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới sáu tuổi ở các cơ sở y tế công lập trung ương và địa phương.
5. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện ủng hộ kinh phí chữa bệnh cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
4. Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
5. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương.
Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
4. Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.
1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.
2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
2. Phát triển phúc lợi xã hội cho trẻ em, tạo cơ hội thuận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức;
3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp trẻ em.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;
b) Vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng; phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
1. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm.
1. Thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đối với những trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư, thực hiện xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho trẻ em là con thương binh, liệt sỹ, người có công, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em của hộ nghèo, trẻ em cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em; có chính sách hỗ trợ gia đình thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em của các gia đình chưa có hộ khẩu thường trú được đăng ký khai sinh, học tập và chăm sóc sức khoẻ tại nơi mà cha mẹ đang làm việc, sinh sống.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát triển mạng lưới trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa, cơ sở thể thao, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở tư vấn cho trẻ em, cha mẹ, người giám hộ và nhân dân về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
1. Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
RESPONSIBILITIES FOR CHILD PROTECTION, CARE AND EDUCATION
Article 23.- Responsibility for birth registration
1. Parents or guardians have the responsibility to make timely birth registration for children.
2. The People's Committees of communes, wards and townships (hereafter referred to collectively as commune-level People's Committees) have the responsibility to effect birth registration for children; and mobilize parents or guardians to make timely birth registration for their children.
3. Children of poor households are exempt from the birth registration fee.
Article 24.- Responsibility for child care and nurture
1. Parents and guardians are the first persons responsible for the care and nurture of children, giving them the best conditions for development; when meeting with difficulties which cannot be overcome by themselves, they may ask for help from concerned agencies and/or organizations in order to fulfil their child-care and -nurture responsibility.
2. Parents, guardians and other adults in the families must set good examples for children in all aspects; have to build their respective families into wealthy, equal, progressive and happy ones, thus creating a healthy environment for comprehensive development of children.
3. Parents and guardians have the responsibility to care for a regime of nutrition suitable to children's physical and mental development according to their age groups.
4. In case of divorce or other cases, the fathers or mothers who do not directly bring up their minor children shall be obliged to contribute to the nurture of their children till they become mature, and have the responsibility to care for and educate their children according to law provisions.
Article 25.- Responsibility to ensure that children live with their parents
1. Parents have the responsibility to ensure conditions for their children to live with them.
2. In cases where children are adopted, the hand-over and reception of children for adoption and the bringing of children abroad or from overseas into Vietnam must comply with law provisions.
3. In cases where children whose mothers and/or fathers are serving imprisonment sentences and who have no one to rely on, the People's Committees at all levels shall organize the care and nurture of those children at surrogate families or child-support establishments.
Article 26.- Responsibility to protect children's life, body, dignity and honor
1. The family, State and society have the responsibility to protect children's life, body, dignity and honor; and take measures to prevent accidents for children.
2. All acts of infringing upon children's life, body, dignity and honor shall be handled in time and strictly according to law provisions.
Article 27.- Responsibility to protect children's health
1. Parents and guardians have the responsibility to implement the regulations on health check, vaccination, medical examination and treatment for children.
2. Public medical establishments have the responsibility to guide and organize the primary health care, disease prevention and treatment for children.
3. The Ministry of Education and Training has the responsibility to organize school healthcare.
The Ministry of Health has the responsibility to coordinate with the Ministry of Education and Training in guiding the application of measures to prevent school diseases and other ailments for children.
4. The State shall adopt policies to develop the health cause, diversify medical examination and treatment services; exempt or reduce medical examination and treatment as well as function rehabilitation charges for children; and assure medical examination and treatment funding for children under 6 years old.
In the annual budget-balance plans of the Health Ministry and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees), the Government shall earmark a separate budget for free medical examination and treatment for under-6 children at the central and local public medical establishments.
5. The State encourages organizations and individuals involved in humanitarian and charity activities to contribute to medical treatment funding for children suffering serious diseases.
Article 28.- Responsibility to ensure children's right to study
1. The family and State have the responsibility to ensure that children can exercise their right to study and finish the universal education program; and create conditions for them to study at higher levels.
2. The school and other educational establishments have the responsibility to provide the all-sided moral, intellectual, aesthetic, physical and vocational education for children; and take initiative in closely coordinating with the family and society in child protection, care and education.
3. Preschool education establishments and general education establishments must meet the necessary conditions on the contingent of teachers, material foundations and teaching facilities in order to ensure the education quality.
4. The people in charge of the Ho Chi Minh Young Pioneers' Brigades at schools must be professionally trained and fostered, have good health and moral qualities, love their jobs and children and be given conditions to fulfil their tasks.
5. The State shall adopt policies for preschool and general education development; policies for school tuition fee exemption and reduction, granting of scholarships and social supports in order to realize social justice in education.
Article 29.- Responsibility to ensure conditions for children's recreational, entertainment, cultural, artistic, physical training, sport and tourist activities
1. The family, school and society have the responsibility to create conditions for children to join in recreational, entertainment, cultural, artistic, physical training, sport and tourist activities suitable to their age groups.
2. The People's Committees at all levels have the responsibility to elaborate plannings for, and invest in the building of, recreational, entertainment, cultural, artistic, physical training, sport and tourist facilities for children in their respective localities.
The material foundations reserved for children's study, recreational and entertainment activities must not be used for other purposes affecting their interests.
3. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to invest in, and build material foundations in service of children's recreational and entertainment activities.
4. Publications, toys, radio or television broadcasting programs, artistic or cinematographic programs, if having contents unsuitable to children, must bear warnings or indicate the age of children not allowed to use them.
Article 30.- Responsibility to ensure the right to develop aptitudes
1. The family, school and society have the responsibility to find out, encourage, nurture and develop children's aptitudes.
2. The State encourages organizations and individuals to nurture and develop children's aptitudes; create conditions for children's cultural houses, schools, organizations and individuals to nurture and develop children's aptitudes.
Article 31.- Responsibility to ensure the civil rights
1. Parents and guardians have the responsibility to protect children's legitimate rights and interests; and represent children in civil transactions under law provisions.
2. Parents, guardians or concerned agencies and organizations must preserve and manage children's properties and hand them back to children according to law provisions.
3. In cases where a child causes damage to other person(s), his/her parents or guardian must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 32.- Responsibility to ensure the right to access information, express opinions and participate in social activities
1. The family, State and society have the responsibility to create conditions for, and help children to access appropriate information, develop their creative thinking and express their aspirations; and listen to and meet children's legitimate aspirations.
2. The Ho Chi Minh Communist Youth Union and schools have the responsibility to organize children's participation in social and collective activities, suitable to children's demands and age groups.
Article 33.- Responsibilities of agencies and organizations in the work of child protection, care and education
Within the ambit of their tasks and powers, agencies and organizations have the responsibility to:
1. Propagate, mobilize for, and educate in, child protection, care and education;
2. Develop social welfare for children, create favorable conditions for children to exercise their rights, perform their duties and develop physically, intellectually, mentally and ethically;
3. Provide child-care and -support services.
Article 34.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. Vietnam Fatherland Front and its member organizations have the responsibility to:
a/ Propagate among, and educate their members and individuals as well as people to well observe the legislation on children;
b/ Mobilize the family and society to well perform the work of child protection, care and education;
c/ Care for and protect children's interests, supervise the observance of the legislation on children, make necessary proposals to the concerned State agencies for performance of the above-mentioned tasks; and prevent acts of infringing upon children's legitimate rights and interests.
2. Vietnam Women's Union, apart from implementing the provisions in Clause 1 of this Article, have the responsibility to coordinate with the concerned agencies and organizations in organizing and guiding the nurture of children into healthy ones and teaching of children into good persons.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union, apart from implementing the provisions in Clause 1 of this Article, has the responsibility to organize and guide activities of adolescents and children; and take charge of the Ho Chi Minh Young Pioneers' Brigade.
Article 35.- Responsibilities of the communications and propaganda agencies
1. To propagate and disseminate the Party's undertakings and policies, and the State's laws on child protection, care and education.
2. To introduce typical progressive models, good people and good deeds in the work of child protection, care and education; detect and criticize acts of infringing upon children's rights and prohibited acts committed by children.
Article 36.- Responsibilities of the law-defending bodies
1. To protect or coordinate with the concerned agencies and organizations in the protection of, children's legitimate rights and interests; to take initiative in preventing and promptly detecting, stopping and handling acts of violating the legislation on child protection, care and education.
2. To coordinate with the family, school and society in educating children who commit acts of law violation.
3. The handling of children committing acts of law violation is aimed mainly to educate and help those children to realize their wrong-doings, redress such wrong-doings and make progress.
Article 37.- Responsibilities of the State
1. The State shall adopt policies to invest in, socialize and expand international cooperation for development of the cause of child protection, care and education.
2. The State shall adopt policies to create conditions for children of war invalids, martyrs and people with merits to the country, children of ethic minorities and poor households, children residing in areas meeting with socio-economic difficulties or special socio-economic difficulties, to enjoy children's rights; and policies to render supports for families to perform child protection, care and education responsibilities.
3. The People's Committees at all levels have the responsibility to organize birth registration, study activities and health care for children of families without permanent residence registration, right at the places where their parents are working or living.
4. The People's Committees at all levels have the responsibility to develop networks of schools, medical establishments, cultural houses, sport establishments, recreational and entertainment spots for children; encourage organizations and individuals to set up establishments providing consultancy to children, parents, guardians and the population on child protection, care and education.
Article 38.- Supporting activities for the cause of child protection, care and education
The State shall support scientific and technological works, literary and artistic works, all initiatives and jobs done for the benefit of the cause of child protection, care and education; encourage organizations of all economic sectors to set aside part of their welfare funds or profits for the work of child protection, care and education.
Article 39.- Child- support funds
1. Child-support funds are set up for the purpose of mobilizing voluntary contributions of domestic and foreign agencies, organizations and individuals, international aids and State budget supports for the cause of child protection, care and education.
2. Child-support funds must be mobilized, managed and used for the right purposes under the State's current financial regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực