Chương IV Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước
Số hiệu: | 29/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo phân công của Chính phủ;
g) Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản chuyên ngành liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của Luật này;
c) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương;
d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc;
đ) Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.
4. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và phát triển hệ thống thông tin mật mã quốc gia; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;
c) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, trừ cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
3. Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
4. Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
1. Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
d) Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
d) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
RESPONSIBILITIES FOR STATES SECRET PROTECTION
Article 24. Responsibilities for states secret protection of regulatory bodies and organizations
1. The Government shall exercise the unified state management of state secrets protection.
2. The Ministry of Public Security shall be answerable to the Government for state management of state secrets protection and have the following tasks and powers:
a) Formulating and proposing guidelines, policies and plans for state secrets protection;
b) Taking charge in developing and proposing legislative documents on state secrets protection to competent authorities for promulgation or promulgating such documents ex officio; providing guidelines for state secrets protection;
c) Organizing training in professional operation and knowledge pertaining to state secrets protection;
d) Preventing and combating violations against regulations on state secrets protection;
dd) Inspecting, settling complaints and denunciations, and handling violations against regulations on state secrets protection;
e) Carrying out international cooperation in state secrets protection as assigned by the Government;
g) Providing for specimens of confidentiality markings, confidentiality notices and other forms denoting confidentiality and specimens of documents for state secrets protection.
3. Within their duties and powers, the Office of the Central Steering Committee and Party Central Committee’s Commission, supervisory communist organizations, Party Civil Affairs Committees, Party Executive Committees under Party Central Committee; central bodies of socio-political organizations and social organizations; Ethnic Minorities Council, Committees of the National Assembly, affiliates of the Standing Committee of the National Assembly, Office of the National Assembly; Office of the President; Ministries, Ministerial-level bodies, Governmental agencies, the Supreme People’s Court; the Supreme People’s Procuracy; the State Audit Office; Party Executive Committees of provinces and cities, Delegation of the National Assembly Deputies, People’s Councils and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:
a) Organize state secrets protection;
b) Take charge in developing and proposing specialized documents related to state secrets protection within the scope of this Law to competent authorities for promulgation or promulgating such documents ex officio;
c) Promulgate regulations on state secrets protection in regulatory bodies, organizations and localities and organize the implementation thereof;
d) Inspect, settle complaints and denunciations, and handle violations against regulations on state secrets protection committed by affiliated bodies, organizations and individuals;
dd) Assign personnel for state secrets protection tasks; prepare reports on state secrets protection as regulated by the Government.
4. The Ministry of National Defense shall be answerable to the Government for state management of protection of state secrets under their management and hold the responsibilities defined in Clause 3 herein.
5. The Government Cipher Commission shall:
a) Protect state cryptographic secrets in accordance with this Law and other relevant provisions of laws;
b) Advise the Government on establishing and developing the national cryptographic information system; manage code research, production, provision and use for protection of information concerning state secrets;
c) Hold the responsibilities defined in Clause 3 herein.
Article 25. Responsibilities of heads of regulatory bodies and organizations managing state secrets
1. Promulgate regulations on state secrets protection in regulatory bodies and organizations, excluding those prescribed in Clause 3 Article 24 of this Law.
2. Direct, inspect and expedite implementation of regulations of laws and regulations on state secrets protection in regulatory bodies and organizations under their management.
3. Provide guidance upon divulgence or loss of state secrets under their management and promptly notify competent authorities of such situation.
4. Organize recall of state secret containers when a person assigned the management of a state secret resigns, transfers to another workplace, retires, passes away or is relieved of such assignment for other reasons.
Article 26. Responsibilities of persons with authorized access to state secrets and state secrets managers
1. Persons with authorized access to state secrets shall:
a) Comply with regulations of laws and regulations of regulatory bodies and organizations on state secrets protection;
b) Implement state secrets protection measures;
c) Use state secrets for authorized purposes;
d) Comply with requirements and guidelines of regulatory bodies and organizations managing state secrets.
2. State secrets managers shall:
a) Hold the responsibilities defined in Clause 1 herein;
b) Propose protection measures for the state secrets under their management to persons with competence in deciding such matter;
c) If a violation against regulations on state secrets protection is detected, they must take response measures, report to the person(s) responsible for handling such situation and notify the regulatory body or organization determining the state secret for remedial measures;
d) Hand over the assigned state secrets to authorized managing regulatory bodies/organizations before they resign, transfer to another workplace, retire or are relieved of such assignment for other reasons and commit themselves to protect the state secrets that used to be under their management.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 13. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 14. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
Điều 17. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam
Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
Điều 10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 12. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 13. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 14. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
Điều 16. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 17. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam
Điều 9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước
Điều 10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
Điều 25. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước