Chương III Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: Hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước
Số hiệu: | 29/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tin đề án cải cách tiền lương, BHXH là bí mật nhà nước
Ngày 15/11/2018, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Theo đó, phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực như:
- Thông tin về lao động, xã hội:
+ Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, BHXH;
+ Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
- Thông tin về y tế, dân số:
+ Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;
+ Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;
- Thông tin về giáo dục và đào tạo:
+ Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;
+ Thông tin về người thuộc Quân đội, Công an, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong và ngoài nước,…
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trừ quy định về lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
3. Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Tổng Kiểm toán nhà nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này;
m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;
đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
e) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
g) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
5. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
6. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
7. Chính phủ quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.
2. Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.
3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
1. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở trong nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, tổ chức thực hiện.
2. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước giữa cơ quan, tổ chức ở trong nước với cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài hoặc giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài với nhau do giao liên ngoại giao hoặc người được giao nhiệm vụ thực hiện.
3. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.
4. Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.
5. Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
6. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý; việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn.
4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ.
1. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức và người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức; người đại diện cơ quan, tổ chức; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Người đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ họ và tên; số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc số giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp; địa chỉ liên lạc; vị trí công tác; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1 Điều 11 của Luật này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật thuộc phạm vi quản lý.
2. Bí mật nhà nước chỉ được cung cấp, chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, người đại diện cơ quan, tổ chức; quốc tịch, số Hộ chiếu, chức vụ của người đại diện; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao.
4. Cá nhân nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ họ và tên; số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao.
5. Cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước có trách nhiệm chuyển đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước;
b) Thành phần tham dự là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước;
c) Địa điểm tổ chức bảo đảm an toàn, không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
d) Sử dụng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Có phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp;
e) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
4. Chính phủ quy định chi tiết các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.
1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức;
b) Được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước;
c) Thành phần tham dự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước;
d) Bảo đảm yêu cầu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp; không được cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba.
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
3. Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.
4. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
1. Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước.
2. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
4. Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
5. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
1. Giải mật là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước.
2. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19 của Luật này và thời gian gia hạn quy định tại Điều 20 của Luật này;
b) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;
c) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
3. Trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này thì đương nhiên giải mật.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật và thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Việc giải mật đối với bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng giải mật;
b) Hội đồng giải mật bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định;
d) Bí mật nhà nước sau khi giải mật phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật; trường hợp giải mật một phần thì quyết định giải mật phải thể hiện đầy đủ nội dung thông tin giải mật;
đ) Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giải mật; bí mật nhà nước đề nghị giải mật; biên bản họp Hội đồng giải mật; quyết định giải mật và tài liệu khác có liên quan.
5. Đối với bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ, nếu không xác định được cơ quan xác định bí mật nhà nước thì Lưu trữ lịch sử quyết định việc giải mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
6. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, tổ chức quyết định giải mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc giải mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
c) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định;
d) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu; việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
ACTIVITIES OF STATE SECRETS PROTECTION
Article 10. Determination of state secrets and confidentiality of state secrets
1. State secrets and confidentiality thereof must be determined according to state secrets lists and regulations of this Law.
2. Heads of regulatory bodies and organizations shall determine state secrets, confidentiality thereof, scope of distribution and whether duplication or photographing of containers of such state secrets is permitted. When a state secret of another regulatory body or organization is used, its confidentiality level must be determined as appropriate. If different pieces of information in the container of a state secret included in a state secret list have different confidentiality levels, the highest level shall prevail.
3. Confidentiality of state secrets shall be denoted by confidentiality markings, confidentiality notices or in other forms suitable to state secret containers.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 11. Duplication and photographing of state secret containers
1. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers classified as “top secret” include:
a) Heads of central organizations of the Communist Party; heads of affiliates of the Central Steering Committee of the Communist Party;
d) Heads of organizations of the National Assembly and affiliates of the Standing Committee of the National Assembly; the Secretary General of the National Assembly - Chief of Office of the National Assembly;
c) Chief of Office of the President;
e) Chief Justice of the Supreme People’s Court, Chief Prosecutor of the Supreme People’s Procuracy;
dd) State Auditor General;
e) Chief Justices of Superior People’s Courts, Chief Justices of provincial People’s Courts, Chief Prosecutors of Superior People’s Procuracies, and Chief Prosecutors of provincial People’s Procuracies;
g) Heads of central bodies of socio-political organizations;
h) Ministers and heads of Ministerial-level agencies;
i) Heads of Governmental agencies;
k) Secretaries of Party Executive Committees of provinces and cities and Head of Delegation of the National Assembly Deputies, Chairpersons of People's Councils, Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities;
l) Superiors of the persons specified in Points a, b, c, h and i herein;
m) Heads of Office of the State Audit Office, affiliates of the State Audit Office, specialized State Audit Offices and regional State Audit Offices;
n) Heads of affiliates of the bodies specified in Points a, b, c, d, dd, g and h herein, excluding heads of public service providers;
o) Heads of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers classified as “secret” include:
a) The persons specified in Article 1 herein;
b) Heads of affiliates of Governmental agencies;
c) Heads of public service providers affiliated to the bodies specified in Points a, b, c, d, dd, g, h and i Clause 1 herein; heads of departments affiliated to general departments and equivalent;
d) Heads of provincial socio-political organizations and regulatory bodies and equivalent;
dd) Heads of affiliates of Superior People’s Courts, provincial People’s Courts, Superior People’s Procuracies and provincial People’s Procuracies, excluding the persons specified in Point b Clause 3 herein; Chief Justices of People’s Courts and Chief Prosecutors of district-level People’s Procuracies;
e) Secretaries of Party Executive Committees of districts and cities, Chairpersons of People's Councils and Chairpersons of People’s Committees of districts;
g) Chairpersons of Members’ Councils, Chairpersons of companies, Directors or General Directors of state-owned enterprises.
3. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers classified as “confidential” include:
a) The persons specified in Clause 2 herein;
b) Heads of divisions of general departments and departments affiliated to the bodies specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i and k Clause 1 herein;
c) Heads of divisions of provincial regulatory bodies and equivalent; heads of boards of People's Councils, heads of divisions of People’s Committees of districts and equivalent.
4. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall provide for competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers for entities under their management.
5. The persons with competence in granting permission for duplication and photographing of state secret containers defined in Clause 1 and Clause 2 herein may delegate such power to their deputies.
Power in granting permission for duplication and photographing of state secret containers may be delegated on a regular or ad hoc basis. Such delegation must be done in writing with the scope, contents and duration of delegation specified.
The deputies delegated the power to grant permission for duplication and photographing of state secret containers shall be answerable to their superiors and the law for their decisions and may not delegate such power to another person.
6. Persons assigned the tasks of duplication and photographing of state secret containers must be officials, public employees, officers, enlistees, non-commissioned officers, workers or public employees of the people’s armed forces, or cryptographers directly related to the state secrets or persons whose tasks are related to the state secrets.
7. The Government shall elaborate duplication and photographing of state secret containers.
Article 12. Listing, retention and protection of state secret containers
1. State secret containers must be chronologically listed according to their levels of confidentiality upon receipt and distribution.
2. State secrets contained in devices capable of retention, duplication or photographing must be protected with appropriate measures.
3. State secret containers must be stored and protected at secured locations and provided with safety plans.
Article 13. Transport, delivery and receipt of state secret containers
1. State secret containers shall be domestically transported, delivered and received by persons whose tasks are related to state secrets and couriers of regulatory bodies and organizations.
2. Diplomatic couriers or appointed persons shall transport, deliver and receive state secret containers from domestic regulatory bodies and organizations to overseas Vietnamese regulatory bodies and organizations and vice versa or among overseas Vietnamese regulatory bodies and organizations.
3. State secret containers shall be kept sealed during transport, delivery and receipt.
4. State secret containers must be managed and protected during transport; a security force must be employed when necessary.
5. Transport of state secret containers by post shall comply with regulations of post laws.
6. Senders and receivers of state secret containers must inspect and verify to promptly detect errors and take response measures; delivery and receipt must be fully recorded in separate logbooks with signatures of the receivers.
7. The Government shall elaborate delivery and receipt of state secret containers.
Article 14. Taking state secret containers out of storage
1. Taking a state secret container out of its storage for domestic purposes must be permitted by the head or an authorized deputy of the regulatory body or organization managing the state secret.
2. Taking a state secret container out of its storage for overseas purposes must be permitted by the Minister of National Defense, Minister of Public Security, one of the persons defined in Points a, b, c, d, dd, g, h, i, k and l Clause 1 Article 11 of this Law or an authorized deputy thereof and be reported to the head of the official business team.
3. State secret containers must be managed and protected when they are taken out of storage.
4. During the time a state secret container is taken out of its storage, if the state secret is divulged or lost, the person carrying the state secret container must report to the head of the regulatory body or organization managing the state secret and head of the official business team immediately for response and remedial measures.
5. The Government shall elaborate taking of state secret containers out of storage.
Article 15. Provision and transfer of state secrets to Vietnamese individuals, regulatory bodies and organizations assigned state secret-related tasks
1. The persons specified in Clause 1, 2 and 3 Article 11 of this Law have the power to decide state secrets provision and transfer.
2. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate competence in provision and transfer of the state secrets under their management.
3. Vietnamese individuals, regulatory bodies and organizations assigned state secret-related tasks may request provision and transfer of state secrets.
4. When a regulatory body or an organization would like to request provision or transfer of a state secret, it must send a written request to a person with competence in deciding state secrets provision and transfer. The request must include the name of the regulatory body or organization; the representative thereof; the requested state secret; its purposes and the commitment to protect such secret.
5. When a person would like to request provision or transfer of a state secret, they must send a written request to a person with competence in deciding state secrets provision and transfer. The request must include the requester’s full name, number of identity card, passport or officer identity card or number of identity card issued by the People’s Army; address; position; the requested state secret; its purposes and the commitment to protect such secret.
6. If a request for provision or transfer of a state secret is rejected, the person with competence in deciding such provision or transfer must send a written explanation.
Article 16. Provision and transfer of state secrets to foreign individuals, regulatory bodies and organizations
1. Competence in deciding provision and transfer of state secrets to foreign individuals, regulatory bodies and organizations is regulated as follows:
a) The Prime Minister has the power to decide provision and transfer of state secrets classified as “top secret”;
b) The Minister of National Defense, Minister of Public Security and persons specified in Points a, b, c, d, dd, g, h, i and k Clause 1 Article 11 of this Law have the power to decide provision and transfer of state secrets classified as “secret” and “confidential” under their management.
2. State secrets shall only be provided for and transferred to foreign individuals, regulatory bodies and organizations participating in international cooperation programs or performing official duties concerning the state secrets.
3. When a foreign regulatory body or organization would like to request provision or transfer of a state secret, it must send a written request to the Vietnamese regulatory body or organization in charge of the international cooperation program or official duty concerning the state secret. The request must include the names of the requester and its representative; nationality, passport number and position of the representative; the requested state secret; its purposes; and the commitment to protect such secret and not make any unauthorized provision or transfer to a third party.
4. When a foreign individual would like to request provision or transfer of a state secret, they must send a written request to the Vietnamese regulatory body or organization in charge of the international cooperation program or official duty concerning the state secret. The request must include the requester’s full name; passport number and address; the requested state secret; its purposes; and the commitment to protect such secret and not make any unauthorized provision or transfer to a third party.
5. The Vietnamese regulatory body and organization in charge of the international cooperation program or official duty concerning the state secret shall forward the request submitted by the foreign individual, regulatory body and organization prescribed in Clause 3 and Clause 4 herein to persons with competence in deciding provision and transfer of the state secret.
6. If the request is rejected, the person with competence in deciding such provision or transfer must send a written explanation.
Article 17. Conferences, seminars and meetings containing state secret contents of Vietnamese regulatory bodies and organizations
1. Requirements for organization of a conference, seminar or meeting containing state secret contents of a Vietnamese regulatory body or organization:
a) Use of the state secret is permitted in writing by one of the persons specified in Clause 1 and Clause 2 Article 15 of this Law;
b) Representative of the regulatory body or organization or a person assigned a task related to the state secret is attending;
c) The venue is secured, and the state secret must be protected from divulgence or loss;
d) Suitable equipment and devices are employed to protect the state secret;
dd) There are plans to protect the conference, seminar or meeting;
e) The state secret container must be returned after the conference, seminar or meeting.
2. The head of the regulatory body or organization deciding organization of the conference, seminar or meeting containing state secret contents shall hold responsibility for fulfillment of the requirements prescribed in Clause 1 herein.
3. Attendees of a conference, seminar or meeting containing state secret contents shall protect and use the state secret(s) according to regulations of this Law and the request of the host.
4. The Government shall elaborate Points c, d and dd Clause 1 herein.
Article 18. Conferences, seminars and meetings involving foreign elements in Vietnam and containing state secrets contents
1. Requirements for organization of a conference, seminar or meeting involving foreign elements in Vietnam that contains state secret contents:
a) The conference, seminar or meeting is organized by a Vietnamese regulatory body or organization;
b) Use of state secret contents is permitted in writing by one of the persons specified in Clause 1 Article 16 of this Law;
c) The person specified in Point b Clause 1 Article 17 of this Law and representative of the foreign regulatory body/organization or individual participating in an international cooperation program or performing official duties concerning the state secret are required to attend;
d) The requirements specified in Points c, d, dd and e Clause 1 Article 17 of this Law are satisfied.
2. The head of the regulatory body or organization deciding organization of the conference, seminar or meeting containing state secret contents shall hold responsibility for fulfillment of the requirements prescribed in Clause 1 herein.
3. Attendees of a conference, seminar or meeting containing state secret contents shall protect and use the state secret according to regulations of this Law and the request of the host; and not provide or transfer such state secret to a third party.
Article 19. Time period for state secrets protection
1. The time period in which a state secret is protected starts from the date on which its confidentiality level is determined until the expiration of:
a) 30 years, if the state secret is classified as “top secret”;
b) 20 years, if the state secret is classified as “secret”;
c) 10 years, if the state secret is classified as “confidential”.
2. The time period for protection of an operation concerning a state secret may be shorter than prescribed in Clause 1 herein and must be specified in the container of such secret upon determination of the confidentiality level.
3. The protection of a location concerning a state secret shall end when the competent authority or organization stops using such location to store the state secret.
Article 20. Extension of state secrets protection period
1. A state secret may be protected for an extended period of time if the declassification of such secret jeopardizes national interest.
2. The head of the regulatory body or organization that determines the state secret shall decide the extension of its protection period no later than 60 days before the original protection period expires. Each extension shall comply with the duration defined in Clause 1 Article 19 of this Law.
3. After its protection period is extended, the state secret must bear the seal denoting the extension and have the extension notified in writing or via other forms.
4. The regulatory body or organization extending the protection period must notify relevant regulatory bodies, organizations and individuals of such extension no later than 15 days after the extension date.
After receiving the extension notice, relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall put the seal denoting the extension on the state secrets under their management and notify the extension in writing or other forms.
Article 21. Adjustment of confidentiality level
1. Adjustment of the confidentiality level means raising or lowering the determined confidentiality level of a state secret.
2. The confidentiality level of a state secret must be adjusted according to the state secrets list where it is included.
3. The head of the regulatory body or organization that determines the confidentiality level of the state secret has the power to decide adjustment of such confidentiality level.
4. After its confidentiality level is adjusted, the state secret must bear the seal denoting such adjustment, and have the adjustment notified in writing or other forms.
5. The regulatory body or organization adjusting the confidentiality level must notify relevant regulatory bodies, organizations and individuals in writing no later than 15 days after the adjustment date.
After receiving the adjustment notice, relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall put the seal denoting the corresponding adjustment on the state secrets under their management and notify such adjustment in writing or other forms.
Article 22. Declassification of state secrets
1. Declassification of a state secret means releasing the state secret from confidentiality.
2. A state secret may be fully or partially declassified in any of the following cases:
a) The protection period defined in Article 19 of this Law and the extension period defined in Article 20 of this Law have expired;
b) Fulfillment of real requirements for protection of national interest; socio-economic development; and international integration and cooperation;
c) The state secret is no longer included in a state secrets list.
3. The cases specified in Point a and Point c Clause 2 herein shall naturally be declassified.
For the case defined in Point c Clause 2 herein, the regulatory body or organization determining the state secret shall put the declassification seal on the state secret and notify the declassification in writing or other forms, and immediately inform relevant regulatory bodies, organizations and individuals in writing.
4. Declassification in the case defined in Point b Clause 2 herein is regulated as follows:
a) The head of the regulatory body or organization determining the state secret shall establish a declassification council;
b) The declassification council shall have the representative of the head of the regulatory body or organization determining the state secret as its Chairperson; and representatives of relevant regulatory bodies and organizations as its members;
c) The declassification council shall consider declassification and report to the head of regulatory body or organization determining the state secret for decision;
d) After being declassified, the state secret must bear the declassification seal, and have the declassification notified in writing or other forms; if the state secret is partially declassified, the declassification decision must include the full declassified contents;
dd) The declassification dossier, including the decision on establishment of the declassification council; the state secret to be declassified; meeting minutes of the declassification council; declassification decision and other relevant documents, must be retained.
5. For state secrets retained by the historical archival unit, if the regulatory body determining the state secret is unidentifiable, the historical archival unit shall decide declassification according to regulations of archiving laws.
6. The regulatory body or organization deciding declassification must notify relevant regulatory bodies, organizations and individuals in writing no later than 15 days after the date of issuance of the declassification decision.
After receiving the declassification notice, relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall put the declassification seal on state secrets under their management and notify the declassification in writing or other forms.
Article 23. Destruction of state secret containers
1. A state secret container must be destroyed if:
a) it is not necessary to retain such container and the destruction causes no harm to national interest; or
b) failure to immediately destroy such container will bring harm to national interest.
2. Requirements for destruction of a state secret container:
a) The state secret must be protected from divulgence or loss;
b) The state secret container must be destroyed in a manner that changes its shape, features and uses;
c) After being destructed, the shape, features, uses and contents of the state secret container must be irreparable.
3. Competence in destruction of state secret containers:
a) The persons specified in Clause 1 and Clause 2 Article 11 of this Law have the power to decide destruction of state secret containers;
b) The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate competence in destruction of state secret containers under their management;
c) A person managing a state secret container has the right to decide destruction of such container in any of the cases specified in Point b Clause 1 herein and must immediately report such destruction in writing to the head of the regulatory body or organization where they are employed.
4. Destruction of a state secret container in the case defined in Point a Clause 1 herein is regulated as follows:
a) The persons specified in Point a or Point b Clause 3 herein shall decide to establish a council for destruction of the state secret container (“destruction council”);
b) The destruction council shall have the representative of the head of the regulatory body or organization retaining the state secret container as its Chairperson; and the person retaining the state secret container and representatives of relevant regulatory bodies and organizations as its members;
c) The destruction council shall review the state secret container that is the subject of the destruction request, and report to one of the persons specified in Point a or Point b Clause 3 herein for decision;
d) The destruction dossier, including the decision on establishment of the destruction council; list of the state secret container to be destroyed; meeting minutes of the destruction council; destruction decision, destruction records and other relevant documents, must be retained
5. Containers of state cryptographic secrets shall be destroyed according to regulations of cryptographic laws; state secret containers retained by the historical archival unit shall be destroyed according to regulations of archiving laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực