Chương I Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 29/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tin đề án cải cách tiền lương, BHXH là bí mật nhà nước
Ngày 15/11/2018, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Theo đó, phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực như:
- Thông tin về lao động, xã hội:
+ Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, BHXH;
+ Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
- Thông tin về y tế, dân số:
+ Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;
+ Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;
- Thông tin về giáo dục và đào tạo:
+ Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;
+ Thông tin về người thuộc Quân đội, Công an, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong và ngoài nước,…
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trừ quy định về lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
3. Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.
4. Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
1. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
This Law regulates state secrets, state secrets protection and responsibilities of relevant regulatory bodies, organizations and individuals.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “state secret” means undisclosed information carrying important contents which is specified by the head of a competent body or organization according to regulations of this Law and the divulgence or loss of which may bring harm to national interest.
State secrets may be contained in documents, objects, locations, speeches, activities or other forms.
2. "state secrets protection” means employment of manpower, equipment and measures to protect and prevent the disclosure of state secrets by regulatory bodies, organizations and individuals.
3. “state secret divulgence” refers to situations where a state secret is discovered by an unauthorized person.
4. "state secret loss” refers to situations where a document or object containing a state secret (hereinafter referred to as “state secret container”) is no longer managed by the assigned regulatory body, organization and/or individual.
Article 3. Principles of state secrets protection
1. State secrets shall be protected under the leadership of the Communist Party of Vietnam and unified state management; contributing to the construction and protection of the Fatherland, socio-economic development and international integration of the country; protecting national interest and legitimate rights and interest of regulatory bodies, organizations and individuals.
2. State secrets protection is the responsibility of all regulatory bodies, organizations and individuals.
3. State secrets shall be managed and used for the appropriate purposes, by authorized entities and according to the procedures regulated by law.
4. Active prevention; timely detection, prevention and strict handling of violations against regulations on state secrets protection.
5. Time limit for state secrets protection shall abide by the regulations of this Law, ensuring citizens’ right to access information as regulated by law.
Article 4. International cooperation in state secrets protection
1. International cooperation in state secrets protection shall be carried out with respect for independence, territorial integrity and sovereignty, non-intervention in internal affairs, equality and mutual benefit.
2. International cooperation in state secrets protection shall focus on:
a) Conclusion and implementation of international conventions and international agreements on state secrets protection;
b) Programs and plans for international cooperation in state secrets protection;
c) Scientific, technological and technical training, research and application of service to state secrets protection;
d) Prevention and control of violations against regulations on state secrets protection;
dd) Other activities of international cooperation in state secrets protection.
1. Divulgence, appropriation, selling and buying of state secrets; falsification and damage of state secret containers.
2. Illegal collection, exchange, provision and transfer of state secrets; illegal copying, photographing, retention, transport, delivery, receipt, recall and destruction of state secret containers.
3. Illegally taking state secret containers out of their storage.
4. Exploitation or abuse of activities of state secrets protection or use of state secrets to conduct or conceal violations against regulations of laws, to commit violations of legitimate rights and interest or to obstruct operation of regulatory bodies, organizations or individuals.
5. Creation or retention of a document containing state secrets in a computer or another device that has been or is being connected to the Internet, computer network or telecommunications network, excluding cases of state secrets retention regulated by cryptography laws.
6. Uploading state secrets onto communications or telecommunications media against regulations of cryptography laws.
7. Using a computer or another device that has been used to create, retain or exchange a state secret for another purpose before such state secret is removed.
8. Use of a device capable of receiving and/or transmitting signals, recording or filming during a conference, seminar or meeting containing state secrets in any shape or form without permission from a competent person.
9. Upload and distribution of state secrets on mass media, the Internet, computer network or telecommunications network.
Article 6. Funding and facilities for state secrets protection
1. The state budget shall cover the funding and facilities for state secrets protection.
2. Funding and facilities for state secrets protection shall be managed and used in compliance with regulations of laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực