Chương 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004: Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân
Số hiệu: | 31/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2005 |
Ngày công báo: | 03/01/2005 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương trình xây dựng nghị quyết hằng năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được xây dựng căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định tại kỳ họp cuối năm.
3. Trong trường hợp cần điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Uỷ ban nhân dân điều chỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
4. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân và phân công Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết.
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân trình hoặc do cơ quan, tổ chức khác trình theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Cơ quan trình dự thảo nghị quyết tổ chức việc soạn thảo hoặc phân công cơ quan soạn thảo.
3. Cơ quan soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
b) Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo nghị quyết; xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;
c) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo nghị quyết.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết.
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân.
Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến cơ quan tư pháp để thẩm định.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Tờ trình và dự thảo nghị quyết;
c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo nghị quyết;
d) Các tài liệu có liên quan.
3. Phạm vi thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành nghị quyết;
b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;
d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo nghị quyết.
4. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
1. Hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm:
a) Tờ trình và dự thảo nghị quyết;
b) Báo cáo thẩm định;
c) Các tài liệu có liên quan.
2. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Uỷ ban nhân dân để chuyển đến các thành viên Uỷ ban nhân dân chậm nhất là ba ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.
1. Đối với dự thảo nghị quyết do Uỷ ban nhân dân trình thì Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Đối với dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình thì Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản.
Chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến Uỷ ban nhân dân để Uỷ ban nhân dân tham gia ý kiến.
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan trình dự thảo nghị quyết.
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân.
2. Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan trình dự thảo nghị quyết gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra. Hồ sơ gửi thẩm tra bao gồm:
a) Tờ trình và dự thảo nghị quyết;
b) Các tài liệu có liên quan.
3. Phạm vi thẩm tra bao gồm:
a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.
4. Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
1. Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết để gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân. Hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm:
a) Tờ trình và dự thảo nghị quyết;
b) Báo cáo thẩm tra;
c) Ý kiến của Uỷ ban nhân dân đối với dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình;
d) Các tài liệu có liên quan.
2. Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
1. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan trình dự thảo trình bày dự thảo nghị quyết;
b) Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
2. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình Hội đồng nhân dân. Căn cứ vào tính chất và nội dung của nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phân công cơ quan soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo nghị quyết.
2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo nghị quyết.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất năm ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết.
3. Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân. Chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm gửi dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra. Phạm vi thẩm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này.
Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
1. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Uỷ ban nhân dân trình bày dự thảo nghị quyết;
b) Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
2. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã do Uỷ ban nhân dân cùng cấp soạn thảo và trình Hội đồng nhân dân.
2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân tại các thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố về dự thảo nghị quyết bằng các hình thức thích hợp.
1. Chậm nhất là ba ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến các đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Uỷ ban nhân dân trình bày dự thảo nghị quyết;
b) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
3. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
4. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.
ORDER AND PROCEDURES FOR DRAFTING AND PROMULGATING RESOLUTIONS OF PEOPLE’S COUNCILS
Section 1. ORDER AND PROCEDURES FOR DRAFTING AND PROMULGATING RESOLUTIONS OF PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COUNCILS
Article 21.- Formulation, approval and adjustment of programs on making of resolutions of provincial-level People’s Councils
1. Annual resolution-making programs of the provincial-level People’s Councils shall be formulated on the basis of the Party’s lines, undertakings and policies, the socio-economic development, defense and security strategies, State management requirements in their localities, ensuring the implementation of documents of superior State agencies, and guaranteeing the rights and obligations of citizens in their localities.
2. The Standing Bodies of People’s Councils shall assume the prime responsibility for, and coordinate with People’s Committees in, working out tentative resolution-making programs of People’s Councils, and submitting them to People’s Councils for decision at their year-end sessions.
3. In cases where it is necessary to adjust programs on making resolutions of People’s Councils, the Standing Bodies of People’s Councils shall coordinate with the concerned People’s Committees in adjusting and reporting them to the People’s Councils at their nearest sessions.
4. The Standing Bodies of People’s Councils shall have to organize the implementation of resolution-making programs of People’s Councils and assign sections of the People’s Councils to examine the draft resolutions.
Article 22.- Drafting of resolutions of provincial-level People’s Councils
1. Draft resolutions of provincial-level People’s Councils shall be submitted by People’s Committees or by other agencies or organizations under the assignment of the by People’s Council’s Standing Bodies.
2. Draft resolution-submitting agencies shall organize the drafting or assign other agencies to draft resolutions.
3. Drafting agencies have the following tasks:
a/ To survey and assess the actual situation of social relations in the localities, which are related to the drafts; to study the Party’s lines, undertakings and policies, documents of superior State agencies and information and materials related to the drafts;
b/ To compile draft resolutions and reports thereon; to identify documents, articles, clauses and/or points of documents expected to be amended, supplemented, replaced, cancelled or annulled;
c/ To summarize, study and assimilate comments on and revise draft resolutions.
Article 23.- Collection of comments on draft resolutions of provincial-level People’s Councils
Basing themselves on the nature and contents of draft resolutions, the drafting agencies shall organize the collection of comments of concerned agencies and organizations as well as subjects directly affected by resolutions.
Concerned agencies and organizations asked for their comments shall have to reply in writing within five days after receiving draft resolutions.
In cases where comments of subjects directly affected by resolutions are collected, the comment-collecting agencies shall have to identify matters which must be commented and addresses for receiving comments, and set a time limit of at least seven days after the date the comment collection is organized for such subjects to make their comments on draft resolutions.
Article 24.- Examination of draft resolutions of People’s Councils submitted by People’s Committees of the same level
1. Draft resolutions of People’s Councils submitted by People’s Committees of the same level must be examined by judicial agencies of the same level before being submitted to People’s Committees.
At least fifteen days before the People’s Committees hold meetings, the drafting agencies must send draft resolution dossiers to judicial agencies for examination.
2. A dossier to be sent for examination comprises:
a/ A written request for examination;
b/ Draft resolution and report thereon;
c/ Summary of comments on the draft resolution;
d/ Relevant documents.
3. Scope of examination covers:
a/ The necessity to promulgate the resolution;
b/ Regulation subjects and scope of the draft resolution;
c/ The constitutionality, legality and consistency of the draft resolution as compared with the legal system;
d/ Language and document-compiling techniques.
Judicial agencies may give their opinions on enforceability of draft resolutions.
4. At least seven days before People’s Committees hold meetings, the judicial agencies shall send examination reports to drafting agencies. Drafting agencies shall have to study and assimilate examining opinions before revising the draft resolutions.
Article 25.- Draft resolution dossiers to be submitted to provincial-level People’s Committees
1. A draft resolution dossier comprises:
a/ Draft resolution and report thereon;
b/ Examination report;
c/ Relevant documents.
2. Drafting agencies shall have to send draft resolution dossiers to People’s Committees for forwarding to members of People’s Committees at least three days before the People’s Committees hold meetings.
Article 26.- Responsibilities of provincial-level People’s Committees for draft resolutions of the People’s Councils of the same level
1. For draft resolutions submitted by themselves, People’s Committees shall have to collectively study and discuss them, then put them to voting by majority to decide on the submission thereof to the People’s Councils of the same level.
2. For draft resolutions submitted by other agencies or organizations, the People’s Committees shall have to make comments thereon in writing.
At least twenty five days before the opening date of the People’s Council’s session, the draft resolution-submitting agency must send the draft resolution, report thereon and relevant documents to the People’s Committee for its comments.
At least twenty days before the opening date of the People’s Council’s session, the People’s Committee must send its written comments to the draft resolution-submitting agency.
Article 27.- Examination of draft resolutions of provincial-level People’s Councils
1. Draft resolutions of provincial-level People’s Councils must be examined by sections of People’s Councils of the same level before being submitted to People’s Councils.
2. At least fifteen days before the opening date of the People’s Council’s session, the draft resolution-submitting agency shall send draft resolution dossier to the People’s Council’s section assigned to examine for examination. A dossier to be sent for examination comprises:
a/ The draft resolution and report thereon;
b/ Relevant documents.
3. Examination scope covers:
a/ The conformity of the draft resolution’s content with the Party’s lines, undertakings and policies;
b/ The suitability of the draft resolution’s content with the socio-economic situation and development conditions of the locality;
c/ The constitutionality, legality and consistency of the draft resolution as compared with the legal system.
4. Examination report must be sent to the People’s Council’s Standing Body at least seven days before the opening date of the People’s Council’s session.
Article 28.- Draft resolution dossiers to be submitted to provincial-level People’s Councils
1. The People’s Council’s Standing Body shall direct the preparation of draft resolution dossiers to be sent to the People’s Council deputies. A draft resolution dossier comprises:
a/ The draft resolution and report thereon;
b/ Examination report;
c/ The People’s Committee’s comments on draft resolution submitted by other agencies or organizations;
d/ Relevant documents.
2. Draft resolution dossiers must be sent to the People’s Council deputies at least five days before the opening date of the People’s Council’s session.
Article 29.- Order for considering and adopting draft resolutions of provincial-level People’s Councils
1. The consideration and adoption of a draft resolution at the People’s Council’s session shall be conducted according to the following order:
a/ Representative of the draft-submitting agency presents the draft resolution;
b/ Representative of the People’s Council’s section assigned to examine the draft resolution presents the examination report;
c/ The People’s Council discusses and votes to adopt the draft resolution.
2. A draft resolution shall be adopted when it is voted for by more than half of the total number of the People’s Council deputies.
3. Chairmen of People’s Councils shall sign to authenticate resolutions.
Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR DRAFTING AND PROMULGATING RESOLUTIONS OF DISTRICT-LEVEL PEOPLE’S COUNCILS
Article 30.- Drafting of resolutions of district-level People’s Councils
1. Draft resolutions of the district-level People’s Councils shall be submitted by the People’s Committees of the same level to the People’s Councils. Basing themselves on the nature and contents of resolutions of the People’s Councils, the People’s Committees shall assign agencies to draft them. Drafting agencies shall have to compile draft resolutions and reports thereon.
2. Basing themselves on the natures and contents of draft resolutions, drafting agencies shall organize the collection of comments of concerned agencies and organizations as well as subjects directly affected by resolutions.
Concerned agencies and organizations asked for their comments shall have to reply in writing within three days after receiving the draft resolutions.
In cases where comments of subjects directly affected by resolutions are collected, the comment-collecting agencies shall have to identify matters which must be commented and addresses for receiving comments, and set a time limit of at least five days after the date the comment collection is organized for such subjects to make their comments on draft resolutions.
3. The People’s Committees shall have to collectively study and discuss the draft resolutions, and put them to voting by majority to decide on the submission thereof to the People’s Councils.
The People’s Committees shall have to send draft resolutions, reports thereon and relevant documents to the Standing Bodies of the People’s Councils for forwarding to the People’s Council deputies at least five days before the opening dates of sessions of the People’s Councils.
Article 31.- Examination of draft resolutions of district-level People’s Councils
Draft resolutions of the district-level People’s Councils must be examined by sections of the People’s Councils of the same level before being submitted to the People’s Councils. At least ten days before the opening dates of the People’s Councils’ sessions, the People’s Committees shall have to send the draft resolutions to the People’s Councils’ sections assigned to examine them. Examination scope shall comply with the provisions of Clause 3, Article 27 of this Law.
People’s Councils’ sections assigned to examine draft resolutions shall have to send examination reports to the Standing Bodies of the People’s Councils for forwarding to the People’s Council deputies at least five days before the opening dates of People’s Councils’ sessions.
Article 32.- Order for considering and adopting draft resolutions of district-level People’s Councils
1. The consideration and adoption of a draft resolution at a People’s Council’s session shall be conducted according to the following order:
a/ Representative of the People’s Committee presents the draft resolution;
b/ Representative of the People’s Council’s section assigned to examine the draft resolution presents the examination report;
c/ The People’s Council discusses and votes to adopt the draft resolution.
2. A draft resolution shall be adopted when it is voted for by more than half of the total number of the People’s Council deputies.
3. Chairmen of People’s Councils shall sign to authenticate resolutions.
Section 3. ORDER AND PROCEDURES FOR DRAFTING AND PROMULGATING RESOLUTIONS OF COMMUNE-LEVEL PEOPLE’S COUNCILS
Article 33.- Drafting of resolutions of commune-level People’s Councils
1. Draft resolutions of commune-level People’s Councils shall be compiled and submitted by People’s Committees of the same level to the People’s Councils.
2. Basing themselves on the natures and contents of draft resolutions, People’s Committee presidents shall organize the collection and assimilation of comments of concerned agencies and organizations, and of people in villages, hamlets or population quarters on such draft resolutions in appropriate forms.
Article 34.- Order for considering and adopting draft resolutions of commune-level People’s Councils
1. At least three days before the opening date of a People’s Committee’s session, the People’s Committee shall send the draft resolution, a report thereon and relevant documents to the People’s Council deputies.
2. The consideration and adoption of a draft resolution at a People’s Council’s session shall be conducted according to the following order:
a/ Representative of the People’s Committee presents the draft resolution;
b/ The People’s Council discusses and votes to adopt the draft resolution.
3. A draft resolution shall be adopted when it is voted for by more than half of the total number of the People’s Council deputies.
4. Chairmen of People’s Councils shall sign to authenticate resolutions.