Số hiệu: | 44-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 28/10/1995 | Ngày hiệu lực: | 01/07/1996 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
Pháp luật dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự.
Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
1- Người thực hiện công việc không có uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2- Người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu người thực hiện công việc không có uỷ quyền biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc, thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3- Người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có uỷ quyền không biết nơi cư trú của người đó.
4- Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết, thì người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5- Trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc, thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
1- Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2- Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có uỷ quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có uỷ quyền từ chối.
1- Khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
2- Nếu người thực hiện công việc không có uỷ quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường.
Việc thực hiện công việc không có uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện;
2- Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc;
3- Người thực hiện công việc không có uỷ quyền không thể tiếp tục thực hiện công v iệc theo quy định tại khoản 5 Điều 600 của Bộ luật này;
4- Người thực hiện công việc không có uỷ quyền chết.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực