Chương I Bộ luật Dân sự 1995: Những quy định chung
Số hiệu: | 44-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 28/10/1995 | Ngày hiệu lực: | 01/07/1996 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Pháp luật dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự.
Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ:
1- Hợp đồng dân sự;
2- Hành vi dân sự đơn phương;
3- Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
4- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
5- Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
6- Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
1- Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm.
2- Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được chỉ định đích xác.
3- Chỉ những tài sản có thể đem giao dịch được và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
1- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận.
2- Trong trường hợp không có thoả thuận, thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản;
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của người có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản.
Khi người có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, thì phải báo cho người có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn, khi có sự đồng ý của người có quyền; nếu người có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và người có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ được xem như đã hoàn thành đúng thời hạn.
2- Trong trường hợp các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý.
Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần.
Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn, thì người có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho người có quyền biết.
Người có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được người có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.
Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thoả thuận, nhưng người có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Khi đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, thì người có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.
Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng, thì người có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và trả cho người có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bảo quản và bán tài sản đó.
1- Người có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
2- Khi vật phải giao là vật đặc định, thì người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại, thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng, thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
3- Người có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1- Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
2- Tiền phải trả là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3- Trong trường hợp cần quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngoại tệ với Đồng Việt Nam do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả tiền, nếu không có thoả thuận khác.
4- Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1- Nghĩa vụ làm một công việc là nghĩa vụ mà theo đó người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.
2- Nghĩa vụ không được làm một công việc là nghĩa vụ mà theo đó người có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.
Nghĩa vụ dân sự được thực hiện theo định kỳ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.
Khi được người có quyền đồng ý, người có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với người có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận về điều kiện để thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì khi điều kiện phát sinh, người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Nghĩa vụ dân sự có đối tượng tuỳ ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và người có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho người có quyền.
Trong trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc, thì người có nghĩa vụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.
Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu, thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được thoả thuận để thay thế nghĩa vụ đó.
Nghĩa vụ dân sự kèm theo phạt vi phạm là nghĩa vụ mà các bên có thể thoả thuận về việc người có nghĩa vụ phải nộp cho người có quyền một khoản tiền phạt, nếu nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Người đã nộp tiền phạt vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau, thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
1- Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2- Nghĩa vụ liên đới phát sinh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
3- Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
4- Trong trường hợp người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ dân sự liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó, thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
5- Trong trường hợp người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ dân sự liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của riêng mình, thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
1- Quyền liên đới phát sinh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2- Mỗi người trong số những người có quyền liên đới đều có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
3- Người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
4- Trong trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình, thì người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.
1- Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật có thể chia được hoặc công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện.
2- Người có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1- Nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật không thể chia được hoặc là công việc phải được thực hiện cùng một lúc.
2- Trong trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được, thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.
1- Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền.
2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3- Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền.
1- Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2- Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
3- Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người vi phạm nghĩa vụ dân sự
1- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
2- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
3- Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
1- Khi người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định, thì người có quyền được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng, thì phải thanh toán giá trị của vật và bồi thường thiệt hại.
2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại, thì phải thanh toán giá trị của vật và phải bồi thường thiệt hại.
1- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện một công việc phải làm, thì người có quyền có thể tự mình làm hoặc giao người khác làm công việc đó và yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí và bồi thường thiệt hại.
2- Khi người có nghĩa vụ không được làm một công việc mà lại làm công việc đó, thì người có quyền được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải chấm dứt việc làm đó, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
1- Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện, thì người có quyền có thể gia hạn để người có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành, thì theo yêu cầu của người có quyền, người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với người có quyền, thì người này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Người có quyền mà chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì phải bồi thường thiệt hại cho người có nghĩa vụ và phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1- Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người khác (gọi là người thế quyền) thông qua hợp đồng, trừ những trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu gắn liền với nhân thân người có quyền, kể cả yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Các bên có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;
c) Những trường hợp khác mà pháp luật có quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu.
2- Khi người có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền, thì người thế quyền trở thành người có quyền yêu cầu.
Người chuyển giao quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì phải tuân theo các quy định đó.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.
Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm, thì khi chuyển giao quyền yêu cầu, người thế quyền cũng được hưởng các biện pháp bảo đảm đó.
1- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không được báo bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không xuất trình giấy tờ chứng minh về việc chuyển giao quyền yêu cầu, thì người có nghĩa vụ có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ do không được báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu, mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền, thì người thế quyền không được yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
1- Người có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người khác (gọi là người thế nghĩa vụ), nếu được người có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2- Khi người có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ, thì người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ.
Việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản. Trong trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì phải tuân theo hình thức đó.
Trong trường hợp nghĩa vụ có bảo đảm được chuyển giao, thì biện pháp bảo đảm chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác.
1- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
a) Cầm cố tài sản;
b) Thế chấp tài sản;
c) Đặt cọc;
d) Ký cược;
đ) Ký quỹ;
e) Bảo lãnh;
g) Phạt vi phạm.
2- Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm, thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm, thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.
Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm và được phép giao dịch.
1- Tiền được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2- Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền được phép giao dịch có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Các quyền tài sản thuộc sở hữu của người bảo đảm đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nếu các quyền này trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép giao dịch.
Quyền sử dụng đất có thể được dùng để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
1- Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ.
Quyền tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố.
2- Một tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, có thể được cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1- Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, trong đó quy định rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, giá trị tài sản, thời hạn cầm cố và phương thức xử lý tài sản cầm cố.
2- Văn bản cầm cố phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì việc cầm cố tài sản đó cũng phải được đăng ký.
Thời hạn cầm cố tài sản được tính theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng cầm cố.
Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận; nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì phải giao cho bên nhận cầm cố bản gốc giấy tờ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
2- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
3- Đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
4- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí cần thiết để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
5- Trong trường hợp vẫn giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn và chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên nhận cầm cố; nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì bên cầm cố không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của bên nhận cầm cố.
Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
1- Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
2- Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đã được thực hiện; nếu bên nhận cầm cố chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì yêu cầu hoàn trả giấy tờ đó;
3- Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Bảo quản, giữ gìn tài sản như tài sản của chính mình;
2- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác;
3- Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
4- Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
5- Bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố, nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố.
Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
1- Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó;
2- Yêu cầu bên cầm cố thực hiện đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
3- Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
4- Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
5- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Người thứ ba giữ tài sản cầm cố có các quyền sau đây:
1- Được nhận thù lao và thanh toán chi phí bảo quản tài sản theo thoả thuận;
2- Được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nếu có thoả thuận.
Trong trường hợp quyền tài sản được đem cầm cố, thì bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố giấy tờ xác nhận quyền tài sản đó và phải báo cho người có nghĩa vụ về việc cầm cố quyền tài sản đó.
1- Bên cầm cố chỉ được thay thế tài sản cầm cố khi có sự đồng ý của bên nhận cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.
2- Khi tài sản cầm cố bị hư hỏng, thì bên cầm cố sửa chữa tài sản cầm cố trong một thời gian hợp lý hoặc thay thế tài sản cầm cố bằng tài sản khác có giá trị tương ứng, nếu không có thoả thuận khác.
Việc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.
Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận, thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố, sau khi trừ chi phí bảo quản, bán đấu giá tài sản.
1- Trong trường hợp một tài sản được cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì mỗi lần cầm cố phải được lập thành văn bản và việc cầm cố phải được đăng ký theo quy định tại Điều 330 của Bộ luật này.
2- Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn, thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký việc cầm cố.
1- Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.
2- Bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.
3- Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
4- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 727 đến Điều 737 của Bộ luật này.
1- Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2- Việc thế chấp phải được đăng ký, nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu.
Thời hạn thế chấp tài sản được tính theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng thế chấp.
Tài sản đang cho thuê cũng có thể được đem thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm, thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Đăng ký việc thế chấp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 347 của Bộ luật này; thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
2- Thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã được đem thế chấp các lần trước đó;
3- Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp;
4- Trong trường hợp bên thế chấp vẫn giữ tài sản thế chấp, thì người đó phải:
a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
b) Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
c) Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 358 của Bộ luật này.
Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
1- Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp;
2- Được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;
3- Nhận lại tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ chấm dứt hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.
Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Trong trường hợp bên nhận thế chấp chỉ giữ giấy tờ về tài sản thế chấp mà không giữ tài sản thế chấp, thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;
2- Trong trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp, thì phải:
a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính mình; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp,thì phải bồi thường;
b) Chịu các hạn chế đối với bất động sản theo quy định tại các điều từ Điều 270 đến Điều 284 của Bộ luật này;
c) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp theo yêu cầu của bên thế chấp, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản;
d) Giao lại tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.
Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
1- Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thoả thuận;
2- Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật hoàn trả tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật;
3- Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 359 hoặc khoản 2 Điều 360 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:
1- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính mình; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp, thì phải bồi thường;
2- Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp;
3- Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp như đã thoả thuận.
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
1- Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi từ tài sản, nếu có thoả thuận;
2- Được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1- Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nếu không có thoả thuận khác.
2- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng, thì bên thế chấp trong một thời gian hợp lý phải sửa chữa tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, nếu không có thoả thuận khác.
Trong trường hợp tài sản thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho, thì người mua, trao đổi, được tặng cho trở thành người bảo lãnh, nếu được bên nhận thế chấp và người mua, trao đổi, được tặng cho đồng ý.
Trong trường hợp đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp, sau khi trừ chi phí bảo quản, bán đấu giá tài sản.
1- Trong trường hợp một bất động sản có đăng ký quyền sở hữu được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì mỗi lần thế chấp phải được lập thành văn bản và việc thế chấp phải được đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 347 của Bộ luật này.
2- Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn, thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp.
Việc thế chấp tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện;
2- Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3- Tài sản thế chấp đã được xử lý theo quy định tại Điều 359 hoặc khoản 2 Điều 360 của Bộ luật này.
Khi thế chấp chấm dứt, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đăng ký việc thế chấp xác nhận việc giải trừ thế chấp.
1- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2- Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện, thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1- Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
2- Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại , thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược, sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì bên cho thuê có quyền đòi lại tải sản thuê; nếu tài sản không còn để trả lại, thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
1- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong toả tại một Ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền được Ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
3- Các thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về hoạt động ngân hàng quy định.
1- Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
2- Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện công việc.
Việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 376 của Bộ luật này.
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Người bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho người được bảo lãnh.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Người bảo lãnh được hưởng thù lao, nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ, thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh, thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
1- Người nhận bảo lãnh không được yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
2- Người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp người nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với người được bảo lãnh.
Khi người bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ, thì có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.
1- Trong trường hợp người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho người bảo lãnh, thì người được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2- Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình, thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
Việc bảo lãnh có thể được huỷ bỏ, nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt;
2- Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3- Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
4- Người bảo lãnh chết, pháp nhân bảo lãnh chấm dứt.
1- Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
2- Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.
1- Phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm.
2- Thoả thuận về phạt vi phạm phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Mức phạt vi phạm có thể là một khoản tiền nhất định hoặc được tính theo tỉ lệ phần trăm của giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, nhưng mức cao nhất không quá 5%.
1- Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại, thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
2- Khi các bên có thoả thuận về việc lựa chọn biện pháp phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại, thì quyền lựa chọn thuộc về bên có quyền bị vi phạm.
3- Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về phạt vi phạm mà không thoả thuận trước hoặc pháp luật không có quy định về bồi thường thiệt hại, thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Nghĩa vụ được hoàn thành;
2- Theo thoả thuận của các bên;
3- Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4- Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác;
5- Nghĩa vụ được bù trừ;
6- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;
7- Thời hiệu khởi kiện đã hết;
8- Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
9- Bên có quyền là cá nhân đã chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
10- Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác.
Nghĩa vụ cũng chấm dứt trong các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
Nghĩa vụ dân sự được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
1- Khi người có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là vật, thì người có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn vật hoặc có thể gửi tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho người có quyền. Bên chậm tiếp nhận phải chịu rủi ro và mọi phí tổn về gửi giữ.
Nghĩa vụ giao vật hoàn thành tại thời điểm vật đã được gửi giữ bảo đảm số lượng, chất lượng và các điều kiện khác mà các bên đã thoả thuận.
2- Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tiền hoặc giấy tờ trị giá được bằng tiền, thì khi người có quyền chậm tiếp nhận đối tượng nghĩa vụ, người có nghĩa vụ cũng có thể gửi tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho người có quyền; nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành, kể từ thời điểm gửi giữ.
Các bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ dân sự bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
1- Nghĩa vụ dân sự chấm dứt, khi người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2- Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn, thì việc bảo đảm cũng chấm dứt.
1- Trong trường hợp các bên thoả thuận thay thế nghĩa vụ dân sự ban đầu bằng nghĩa vụ dân sự khác, thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.
2- Nghĩa vụ dân sự cũng chấm dứt, nếu người có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước.
3- Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được, thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
1- Trong trường hợp hai người cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau, thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2- Trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau, thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.
3- Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.
Nghĩa vụ dân sự không được bù trừ trong các trường hợp sau đây:
1- Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
2- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
3- Nghĩa vụ cấp dưỡng;
4- Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.
Khi người đang có nghĩa vụ lại trở thành người có quyền đối với chính nghĩa vụ đó, thì nghĩa vụ dân sự đương nhiên chấm dứt.
Khi thời hiệu khởi kiện đã hết, thì nghĩa vụ chấm dứt; nếu thời hiệu đã hết mà nghĩa vụ vẫn được thực hiện, thì người có nghĩa vụ không có quyền yêu cầu hoàn trả những gì mình đã thực hiện.
Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân đã chết hoặc pháp nhân đó chấm dứt, thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là người có quyền mà cá nhân đã chết hoặc pháp nhân đó chấm dứt, thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn.
Các bên có thể thoả thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp phá sản, thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt theo quy định của pháp luật về phá sản.
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1- Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Khi một bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời, thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.
1- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời, thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn chờ trả lời, thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
2- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp nói qua điện thoại và các phương tiện khác, thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
3- Trong trường hợp việc trả lời được chuyển qua bưu điện, thì thời điểm trả lời là ngày gửi đi theo dấu của bưu điện.
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau đây:
1- Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị;
2- Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị.
1- Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận;
b) Hết thời hạn trả lời chấp nhận.
2- Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị, thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
3- Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
1- Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Khi các bên thoả thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định, thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó.
2- Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của Công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì phải tuân theo các quy định này.
1- Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể giao kết được.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định; nếu pháp luật không quy định, thì theo thoả thuận của các bên.
2- Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Ngoài những nội dung chủ yếu nêu tại khoản này, trong hợp đồng có thể có các nội dung khác mà các bên thoả thuận.
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.
1- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hoặc khi các bên đã thoả thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
2- Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận.
3- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã trực tiếp thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
4- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
5- Đối với hợp đồng phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm được chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép.
1- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
2- Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
3- Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng dân sự gồm các loại chủ yếu sau đây:
1- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
2- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;
3- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác;
4- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
5- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
1- Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận, thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
2- Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
1- Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.
2- Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
3- Khi một hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
4- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu, thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
5- Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản không thuộc nội dung chủ yếu, thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.
6- Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
Việc thực hiện hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
2- Đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
3- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn, nếu được bên có quyền đồng ý.
1- Đối với hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 413 của Bộ luật này.
2- Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước, thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau.
Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.
Khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia, thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng, thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ.
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích, thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
1-Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2- Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước, được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
Hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Hợp đồng đã được hoàn thành;
2- Theo thoả thuận của các bên;
3- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện;
4- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ;
5- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
6- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
1- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2- Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường.
3- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải trả bằng tiền.
4- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.
1- Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
2- Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc đình chỉ hợp đồng; nếu không thông báo mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường.
3- Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện, thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực