Nội dung chính Ca nhạc ở Miệt Vườn (chính xác nhất) - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Ca nhạc ở Miệt Vườn Ngữ văn lớp 11 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Ca nhạc ở Miệt Vườn từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

1 488 12/11/2023


Nội dung chính Ca nhạc ở Miệt Vườn - Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

Nội dung chính Ca nhạc ở Miệt Vườn (chính xác nhất) - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nội dung chính Ca nhạc ở Miệt Vườn

Đoạn trích đã cho độc giả hiểu biết hơn về một nét đặc sắc của văn hoá, đó là âm nhạc miệt vườn, hay là tiền thân của nhạc cải lương. Thứ nhạc này đã từng được phổ biến ở Nam Bộ và được cả những phú hào Huế Đô yêu thích. Chúng ta không chỉ hiểu được những nét đẹp của văn hoá ngày xưa, mà còn thấy được sự thưởng thức của con người vô cùng độc đáo.

Bố cục Ca nhạc ở Miệt Vườn

- Đoạn 1: Từ Đầu Đến Để khai thác thương mãi. Giới thiệu về ca nhạc, thứ người Nam Bộ yêu thích lúc bấy giờ.

- Đoạn 2: Tiếp đến có sáng kiến cải cách nhạc cụ. Những am hiểu về hình thức và nội dung của đờn ca.

- Đoạn 3: Còn lại. Sự phát triển của đờn ca và ca nhạc miệt vườn.

Đọc tác phẩm Ca nhạc ở Miệt Vườn

Ca nhạc là bộ môn phát triển mạnh và được người miền Nam hâm mộ nhất.

Đờn đi đôi với thi phú (Cầm, Thi). Nhờ phương tiện chữ quốc ngữ, nhiều tập bài ca tài tử được ấn hành, từ năm 1909 đến 1915, tại Sài Gòn. Nhan để một tập sách nhạc ấy như sau:

“Bản đòn tranh và bài ca

Chủ bút: Phụng Hoàng Sang

Edité par Đinh Thái Sơn dịt Phát Toán”

Một ông chủ tiệm bán và sửa xe đạp đúng ra in tập bài ca. Thuở ấy, bán và sửa xe đạp là ngành kinh doanh quan trọng ông chủ tiệm này khai thác luôn một nhà in, chiếm hai căn phố mặt tiền đường d’Ormay (nay là Nguyễn Văn Thinh).

Nhà xuất bản nầy có vẻ quê mùa với lối xưng danh như một tiệm tạp hoá, dưới mắt của chúng ta ngày nay. Nhưng xét kĩ lại, chúng ta thấy nhà xuất bản biết bắt mạch nhu cầu dân chúng lúc bấy giờ, khi chữ quốc ngũ bắt đầu phổ biến rộng khi dân chúng ở Lục tỉnh đòi hỏi món ăn tinh thần. Sách in đến lần thứ tư, vào năm 1910, chứng tỏ rằng sách bán chạy từ trước. Trong tập sách mỏng vừa nói trên có những bản đòn và bài ca chắc là lúc bấy giờ được ưa thích: Lưu thuỷ trường, Phủ lục, Nam xuân, Nam ai, nhứt là bản Tứ đại. Bài ca nhằm vào đề tài Chiêu Quân cống Hổ, Tô Huệ chức cẩm hồi văn, mối tình Kim Trọng - Thuý Kiều, chống tứ đổ tường, nhớ tình nhân,... Lời văn rất sáo, dùng nhiều chữ Nho, phảng phất lối văn biền ngẫu, những câu nói lối của tuồng hát bội.

Theo ông Vương Hồng Sển (Hồi kí 50 năm mê hát, cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 1969, Sài Gòn) thì vào khoảng năm 1915, phong trào ca nhạc phát triển mạnh với những tập bài ca: Lục tài tử, Thập tài tử, Tứ tài tử, Bắt tài tử…

Lúc bấy giờ không dùng danh từ cổ nhạc hoặc nhạc cổ điển. Người chơi nhạc mặc nhiên là “tài tử” theo nghĩa rộng. Tài tử là người phong lưu, không đặt vấn đề danh lợi trong lúc làm văn nghệ Đờn ca là để “di dưỡng tính tình”, giao cảm với bạn tri âm. Tuyệt nhiên không dùng nghệ thuật để khai thác thương mại.

[...] Đờn ca tài tử là bộ môn văn nghệ thịnh hành. Nếu chúng tôi không lầm thì trước kia đờn ca tài tử chỉ phổ biến hẹp hòi, trong giới quan lại, phú hào từ Huế đỏ.

Với hoàn cảnh mới, đờn ca tài tử được người dân thuộc thành phần trung lưu đón nhận, nhờ phương tiện chữ quốc ngữ (sách in bài ca), nhờ mức sống dư dả ở Miệt Vườn. Trong hoàn cảnh ngoại bang đô hộ, các chức vụ quan trọng về chánh quyền đều do người Pháp nắm giữ, việc kinh doanh, thương mãi nằm trong tay người Hoa kiều hoặc Ấn Độ thì kẻ sĩ, các ông điền chủ bổn xứ dù muốn hay không cũng phải bám vào giới trung giới bình dân mà nương tựa.

Đờn ca tài tử là dịp bạn bè gặp nhau, tiếng đòn và lời ca thay cho lời tâm sự.

Tụ họp lại để đờn ca là sinh hoạt thường lệ, không cần xin phép, khỏi bị nhà cầm quyền thực dân lưu ý – người đờn ca, người chủ nhà thường là thân hào, nhân sĩ hoặc hương chức hội tế. Bài ca dùng những lời trừu tượng kích thích lòng yêu nước qua điển tích xưa. Phải chăng “đờn ca tài tử” có vai trò hơi giống với việc hát cô đầu ở Bắc phần? Sau buổi đờn ca, thường tổ chức ăn uống. Chủ nhà lắm khi không biết đờn ca nhưng được xem là tài tử vì ông ta dám xuất tiền ra xài vô điều kiện để tìm những phút thoải mái cho tâm hồn!

Đờn ca tài tử liên quan đến việc hình thành ngành cải lương mà Miệt Vườn là lò đào tạo. Đây không phải là thiên vị về tình cảm địa phương nhưng là sự khảo sát thực tế. Các tỉnh miền Đông Nam phần nói chung đều nghèo nàn về tiền bạc lúa gạo tuy giàu sĩ khí. Các tỉnh mới thành lập ở miền Tây thì còn quá mới, dân chúng sống chưa ổn định, tiền bạc dư, lúa gạo thừa thãi nhưng thiếu một số trí thức, danh sĩ hướng dẫn thành thử ra tiền bạc chỉ đổ dồn vào sòng cờ bạc...

Người đi khẩn hoang có thể là kẻ trốn xâu lậu thuế, nhưng việc làm của họ có tính cách xây dựng không thể phủ nhận được. Nhờ họ mà biên giới của Tổ quốc chúng ta mở rộng. Người đến cất chòi ở và rạch hoang vu lần đầu tiên có thể bị thúc đẩy vì động cơ ích kỉ, muốn trở thành đại điền chủ. Người tổ chức đờn ca tài tử có thể háo danh, háo sắc nhưng việc làm ấy nhút định là bảo vệ nghệ thuật, nếu không là phát huy. Ngoài ra, thưởng thức văn nghệ là vấn đề tế nhị, phức tạp. Nhiều người rất cách mạng, chống thực dân nhưng lại ghét hội hoạ thi phú.

Có người lạc hậu nhưng thích những quyển sách, những bài ca tiến bộ. Ngược lại, nhiều người hô hào làm chuyện “quốc sự” nhưng chỉ thích những văn nghệ phẩm trụy lạc...

Trong buổi đầu tiên từ đờn ca tài tử, ca ra bộ4, đến việc tổ chức bạn hát cải lương việc soạn tuồng tích, việc đào tạo kép... đều khởi nguồn từ Miệt Vườn.

Xin kể sau đây vài nhân vật, theo sách đã dẫn:

- Ông Tống Hữu Định, một người vừa giàu vừa sang ở Vĩnh Long tục danh là thầy phó Mười Hai (phó tổng thứ mười hai trong gia đình). Tại nhà ông lần đầu tiên tổ chức đờn ca tài tử ra bộ, sau này gọi là ca ra bộ, người ca đứng trên bộ ván.

- Ông kinh lịch Hườn hay Quờn, kinh lịch là chức vụ xưa, ông Hườn làm ở toà án Vĩnh Long thường đặt bài ca, có sáng kiến cải cách nhạc cụ. [...]

Một vùng đất khác làm rạng danh cho Miệt Vườn là vùng Vĩnh Kim Đông (chợ Giữa) thuộc tỉnh Mỹ Tho. Vĩnh Kim Đông là nơi chôn nhau cắt rún của ông Phan Hiển Đạo, đậu tấn sĩ hồi cựu trào, vùng Vĩnh Kim là đất xưa, quan chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh năm 1700 đã đình binh và mất tại đây. Theo ông Nguyễn Liên Phong (Điếu cổ Hạ kim thi tập, xuất bản tại Sài Gòn năm 1915) thì Phan Hiển Đạo ra học ở Huế, ngoài việc học kinh sách thánh hiền, còn học nhiều điệu đòn Huế.

Vùng chợ Giữa (Vinh Kim Đông) còn một lò tài tử, đáng kể nhứt là ông Bảy Triều, bà Trần Ngọc Viện, ông Nguyễn Tri Khương.

Miệt Vườn trải qua một thời kì sôi nổi với nhạc tài tử, ca ra bộ, gây tiếng vang đến Sài Gòn, trong khi ở vùng Hậu Giang ông Hai Khị (người Minh Hương) nổi danh là bực kì tài về âm nhạc, một mình biểu diễn một lượt ba bốn nhạc khí (ở Bạc Liêu). Sáng chế ra điệu Dạ cổ hoài lang (vọng cổ) là ông Sáu Lầu. Ông Hai Khi thuộc môn phái nhạc Triều Châu.

Năm 1917 đánh dấu một sự chuyển mình quan trọng của ca nhạc. Ông Ăng-đờ-rê (André) Thận ở Sa Đéc lập gánh hát xiệc2), thêm ít màn ca ra bộ để thu hút khán giả.

Việc xây dựng ngành sân khấu cải lương là do nhiều người, nhiều yếu tố, nhiều địa phương nhưng gốc cội đầu tiên vẫn là Mỹ Tho, Vĩnh Long Sa Đéc. Đây là việc làm mang tính chất sáng tạo, phát huy văn hoá truyền thống trong hoàn cảnh mới, đón nhận cái hay, cái đẹp của văn hoá nước ngoài, không bài ngoại, không thủ cựu biết thâu nhận và sắp xếp của sân khấu Tây phương (tranh cảnh, sơn thuỷ thay đổi; màn, cảnh mạch lạc), phối hợp với nét đẹp cũ (tuồng phải có hậu, dùng lời ca, nói lối), đón nhận những bài bản Quảng Đông, thiên về quảng đại dân chúng gần với thực tế.

Nội dung chính Ca nhạc ở Miệt Vườn (chính xác nhất) - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Ca nhạc ở Miệt Vườn

Đoạn trích Ca nhạc ở miệt vườn được tác giả nói về bộ môn ca nhạc, thứ người Nam Bộ hồi ấy cực kỳ yêu thích. Từ những người lao động, những người bình thường đều hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của ca từ. Tất nhiên, ca nhạc dần trở thành một bộ môn nghệ thuật phong phú và đặc sắc.

Lĩnh vực ca nhạc được yêu thích lúc bấy giờ là đờn ca, đờn ca tài tử, một bộ môn văn hoá được coi là thịnh hành. Nó được dùng ở rất nhiều dịp, thậm chí còn được nhiều phú hào ở Huế Đô sử dụng. Đây cũng là nền móng cho cải lương hiện tại.

Cuối cùng, vùng đất Vĩnh Kim Đông được tác giả nói tới, như nói tới một địa điểm mà đờn ca phát triển. Dần dần, thứ nhạc Miệt Vườn được phát triển và được đưa lên những sân khấu lớn, được khán giả vô cùng yêu thích.

Ý nghĩa nhan đề Ca nhạc ở Miệt Vườn

Đang cập nhật...

Giá trị nội dung Ca nhạc ở Miệt Vườn

Đoạn trích đã cho độc giả hiểu biết hơn về một nét đặc sắc của văn hoá, đó là âm nhạc miệt vườn, hay là tiền thân của nhạc cải lương. Thứ nhạc này đã từng được phổ biến ở Nam Bộ và được cả những phú hào Huế Đô yêu thích. Chúng ta không chỉ hiểu được những nét đẹp của văn hoá ngày xưa, mà còn thấy được sự thưởng thức của con người vô cùng độc đáo.

Giá trị nghệ thuật Ca nhạc ở Miệt Vườn

Tác giả Sơn Nam sử dụng chất giọng nhẹ nhàng, những lập luận chặt chẽ và logic. Nét bút của ông cũng đậm chất văn hoá của Nam Bộ, càng làm tôn lên nội dung và ý nghĩa bài viết.

1 488 12/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: