Nội dung chính Bánh chưng, bánh giầy hay, ngắn gọn nhất - Chân trời sáng tạo

Với Nội dung chính Bánh chưng, bánh giầy Ngữ văn lớp 6 hay, ngắn gọn nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được Nội dung chính văn bản Bánh chưng, bánh giầy từ đó học tốt môn Ngữ văn 6.

1 1,626 16/06/2022
Tải về


Nội dung chính Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn lớp 6

A. Nội dung chính Bánh chưng, bánh giầy

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,…)

B. Bố cục Bánh chưng, bánh giầy

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...truyền ngôi cho): Vua chọn người nối ngôi.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...ý nghĩa từng loại bánh): Cuộc đua tài.

- Đoạn 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.

C. Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy (Mẫu 1)

Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho. Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Nước ta từ đó có tục làm bánh chưng bánh giầy.

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy (Mẫu 2)

Vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiên Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho. Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào. Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất. Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.

Xem thêm các bài Nội dung chính Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Nội dung chính Sọ Dừa

Nội dung chính Em bé thông minh

Nội dung chính Chuyện cổ nước mình

Nội dung chính Non-bu và Heng-bu

Nội dung chính Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

1 1,626 16/06/2022
Tải về