Nêu sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn

Với giải Bài 1 phần 3 trang 130 SGK Sinh học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

1 2,818 29/10/2021


Giải Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật

Bài 1 phần 3 trang 130 SGK Sinh học 10: Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào? Nêu sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn. Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?

Lời giải:

- Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.

+ Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.

+ Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.

+ Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.

- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:

+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...

+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.

- Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản (ngoại bào tử và bào tử đốt) với nội bào tử của vi khuẩn:

+ Bào tử sinh sản: có khả năng sinh sản, kém bền với nhiệt.

+ Nội bào tử: không có khả năng sinh sản, hình thành khi cơ thể gặp điều kiện sống bất lợi hoặc cần chuyển sang giai đoạn sống mới, bền với nhiệt nhờ lớp vỏ là canxi đipicôlinat.

- Ở nấm, bào tử vô tính có thể là bào tử kín hoặc bào tử trần, được hình thành qua nguyên phân. Bào tử hữu tính là bào tử được hình thành qua giảm phân.

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Bài 1 phần 1 trang 129 SGK Sinh học 10: Thay các số bằng tên các kiểu dinh dưỡng và cho ví dụ...

Bài 2 phần 1 trang 129 SGK Sinh học 10: Hãy điền những ví dụ đại diện vào cột thứ bốn trong bảng sau...

Bài 1 phần 2 trang 130 SGK Sinh học 10: Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục...

Bài 2 phần 2 trang 130 SGK Sinh học 10: Nói chung, độ pH phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi sinh vật như sau...

Bài 2 phần 3 trang 130 SGK Sinh học 10: Nêu ví dụ ứng dụng sự sinh sản của vi sinh vật để phục vụ đời sống con người...

Bài 1 phần 4 trang 130 SGK Sinh học 10: Vì sao lại có thể dùng đường với hai loại mục đích hoàn toàn khác nhau...

Bài 2 phần 4 trang 130 SGK Sinh học 10: Hãy lấy những ví dụ về các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật...

Bài 1 phần 5 trang 131 SGK Sinh học 10: Ý kiến của em như thế nào...

Bài 2 phần 5 trang 131 SGK Sinh học 10:  Điền nội dung phù hợp vào bảng sau...

Bài 3 phần 5 trang 131 SGK Sinh học 10: Hãy cho ví dụ từng loại miễn dịch...

Bài 4 phần 5 trang 131 SGK Sinh học 10: Điền vào chỗ trống thuật ngữ (tập hợp từ) phù hợp nhất trong các câu sau...

1 2,818 29/10/2021