Nêu một số ví dụ về đối thoại và độc thoại của nhân vật Hồn Trương Ba được sử dụng trong kịch bản

Trả lời Câu hỏi 3 (trang 51 Chuyên đề Ngữ văn 10) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10.

1 1,652 07/07/2023


Giải Chuyên đề Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 50)

Câu hỏi 3 (trang 51 Chuyên đề Ngữ văn 10): Nêu một số ví dụ về đối thoại và độc thoại của nhân vật Hồn Trương Ba được sử dụng trong kịch bản. Dựa vào đâu để bạn nhận biết đó là đối thoại hay độc thoại?

Trả lời:

+ Độc thoại là giao tiếp một chiều, lời thoại của nhân vật, chỉ tập trung vào cá nhân đang nói, không có sự luân phiên lời thoại với nhân vật khác. Nói cách khác, độc thoại là lời của nhân vật đang nói với chính mình, nói cho mình nghe. Mục đích chính của một cuộc độc thoại là bày tỏ những suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, xung đột đang diễn ra trong nội tâm của nhân vật. Hình thức độc thoại trong lịch làm cho đời sống nội tâm của nhân vật được bộc lộ và cũng vì thể hình tượng nhân vật có sức lôi cuốn, thuyết phục được người đọc, người xem.

Ví dụ:

Hồn Trường Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu, rồi đứng vụt dậy): - Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi…

+ Đối thoại là giao tiếp hai chiều, đề cập đến một cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật, có sự luân phiên lời thoại giữa các nhân vật. Cuộc đối thoại sẽ tạo ra những xung đột trong cốt truyện và góp phần phát triển cốt truyện, phát triển tình cảm kịch.

Ví dụ:

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc.

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

1 1,652 07/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: