Soạn bài Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian (trang 34) Chuyên đề Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian (trang 34) Chuyên đề Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 10.
Soạn bài Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian (trang 34)
Bạn vừa hoàn thành việc nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Để mọi người biết đến kết quả nghiên cứu, bạn cần công bố bằng cách viết bài báo cáo và thuyết trình. Làm thế nào để bài báo cáo kết quả nghiên cứu văn học dân gian được rõ ràng, rành mạch? Thuyết trình kết quả nghiên cứu như thế nào cho hiệu quả, thuyết phục? Phần bài học này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
I. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Bạn đã được học kĩ năng viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trong bài Những di sản văn hóa (Bài 4, Ngữ Văn 10, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo). Việc nắm vững kiến thức về quy trình viết văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu, luyện tập ở phần này của chuyên đề tốt hơn.
1. Đọc ngữ liệu tham khảo, tìm hiểu cách viết báo cáo
Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1 (trang 35 Chuyên đề Ngữ văn 10): Bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì?
Trả lời:
- Bài báo cáo nghiên cứu về các phương thức biểu đạt trong câu đố và hát đố dân gian về tự nhiên của các dân tộc miền núi phía Bắc.
- Câu hỏi nghiên cứu: Câu đố, hát dân gian về tự nhiên của các dân tộc miền núi phía bắc có đặc điểm gì về phương thức biểu đạt?
Trả lời:
Có thể tóm tắt các ý thông qua sơ đồ sau:
Câu hỏi 3 (trang 35 Chuyên đề Ngữ văn 10): Nội dung chính của phần Tóm tắt và Kết luận là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính của phần Tóm tắt: nêu bối cảnh, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- Nội dung chính của phần Kết luận: khái quát lại kết quả nghiên cứu; trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở đầu bài.
Câu hỏi 4 (trang 35 Chuyên đề Ngữ văn 10): Bài báo cáo đã sử dụng hai thao tác nghiên cứu là thao tác tổng hợp lí thuyết; thao tác phân tích và tổng hợp. Hai thao tác này được thể hiện như thế nào trong bài báo cáo trên?
Trả lời:
Hai phương pháp nghiên cứu trong bài báo cáo được thể hiện như sau:
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: đọc các tài liệu nghiên cứu để tổng hợp khái quát khái niệm câu đố dân gian, hất đổ dân gian, phương thức biểu đạt, thể hiện trong mục 1 của bài báo cáo.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp phần tích những câu đố dân gian, câu hát đố dân gian cụ thể của một số dân tộc miền núi phía Bắc, từ đó khái quát, tổng hợp những phương thức biểu đạt đặc trưng của các hình thức diễn xuống dân gian này, nhận xét, đánh giá về giá trị biểu đạt và thẩm mĩ của chúng. Phương pháp này thể hiện chủ yếu ở mục 2 và mục 3 của bài báo cáo.
Trả lời:
Các cước chú và phương tiện phi giao tiếp ngôn ngữ được sử dụng phù hợp, liên kết với nội dung của bài báo cáo; góp phần bổ sung thông tin để làm rõ nội dung kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi 6 (trang 35 Chuyên đề Ngữ văn 10):
Từ bài báo cáo, bạn hãy nêu cú pháp trình bày và cách thức sắp xếp tài liệu tham khảo.
Trả lời:
Các tài liệu tham khảo trong bài báo cáo là dạng tài liệu sách giấy đã được xuất bản, được sắp xếp theo tên tác giả (trình tự an pha be). Cú pháp trình bày các mục tài liệu tham khảo Tên tác giả (năm xuất bản), Tên Sách, NXB, Nơi xuất bản,
2. Thực hành viết báo cáo theo quy trình
Bước 1: Chuẩn bị viết báo cáo
Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc
Đề tài bài báo cáo chính là đề tài nghiên cứu văn học dân gian bạn đã lựa chọn để thực hiện ở phần trước. Mục đích của bài báo cáo là để công bố kết quả nghiên cứu mà bạn đã thực hiện, thuyết phục mọi người về tính đúng đắn của kết quả nghiên cứu ấy. Thông thường, một bài nghiên cứu có thể công bố bằng nhiều cách, với nhiều đối tượng độc giả khác nhau như: đăng trên tập san của trường; chuyên đề học tập của lớp; đăng trên tạp trí chuyên ngành,… Mỗi phương thức công bố sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với bài báo cáo, hướng đến những đối tượng độc giả khác nhau, vậy bạn cần cân nhắc đến điều này để bài báo cáo đạt được hiệu quả giao tiếp.
Bạn đã tiến hành thu thập, xử lí tư liệu và lập hồ sơ trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Công việc tiếp theo của bạn ở bước nà là: hoàn tất việc lập danh mục tài liệu tham khảo theo quy cách và sử dụng trong văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu đúng quy cách và hiệu quả.
Lập danh mục tham khảo
Dựa vào các tài liệu thu thập được trong hồ sơ nghiên cứu, bạn lập một danh mục tài liệu tham khảo theo đúng quy cách. Ưu tiên chọn lọc những tài liệu liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu sẽ trình bày trong bài báo cáo.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Từ kết quả nghiên cứu đã thu nhận, bạn tiến hành tìm ý cho bài báo cáo bằng cách chọn ra những điểm quan trọng, mấu chốt, thể hiện sự đóng góp của đề tài; tính đến những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ sử dụng và cách khai thác các yếu tố này cho hiệu quả; những phần cần sử dụng cước chú. Có thể dựa vào mẫu sau:
Lập dàn ý
Bạn sắp xếp các ý tìm được vào dàn ý của bài báo cáo, thường gồm các phần sau:
Dẫn nhập: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, sự đóng góp của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: những cách thức sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Cơ sở lí thuyết: trình bày khái quát những thuật ngữ, lí thuyết khoa học là cơ sở để triển khai đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: trình bày cụ thể và lí giải kết quả nghiên cứu, có thể xây dựng các luận điểm thành các đề mục thích hợp.
Kết luận: khái quát lại kết quả nghiên cứu, chỉ ra mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, trình bày những đóng góp của đề tài, nếu có.
Lưu ý, khi xây dựng luận điểm/ đề mục trình bày kết quả nghiên cứu, bạn cần đảm bảo tính logic của các đề mục: đề mục diễn đạt dưới dạng các cụm từ chứ không phải câu hoàn chỉnh; các đề mục đồng cấp không được bao chứa, trùng lặp với nhau. Tham khảo ví dụ sau:
Bước 3: Viết bài báo cáo
Từ dàn ý đã lập, bạn tiến hành viết báo cáo hoàn chỉnh. Cần đảm bảo:
Ngôn ngữ khách quan, chỉ phù hợp với bài báo cáo khoa học. Sử dụng lớp từ ngữ chung, không dùng tự địa phương, biệt ngữ xã hội; sử dụng thuật ngữ một cách chính xác, thống nhất.
Nhan đề ngắn gọn, súc tích, nêu vấn đề chung của bài báo cáo, có chứa từ khóa của đề tài.
Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho bài báo cáo. Bạn cần lựa chọn phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp, kết nối với nội dung chính của bài báo cáo. Ví dụ: bảng thống kê sự lặp lại, sự khác biệt của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học dân gian (nghiên cứu về típ và mô – típ); hình ảnh minh họa cho các hoạt động diễn xướng dân gian, các di tích gắn bó với tác phẩm văn học dân gian;…
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong bạn hãy đọc lại bài báo cáo của mình và chỉnh sửa theo gợi ý sau:
Bảng kiểm bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Sau khi chỉnh sửa, bạn có thể công bố bài báo cáo bằng cách đăng trên web học tập của lớp, gửi đăng tập san văn học của trường, gửi tham gia buổi tọa đàm về văn học dân gian dành cho học sinh… Khi nhận phản hồi, góp ý về bài viết, bạn tiếp tục chỉnh sửa cho bài viết thêm hoàn thiện.
Rút kinh nghiệm
Từ bài viết của mình, bạn rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài báo cáo kết quả nghiên cứu văn học dân gian?
* Bài tập thực hành:
Câu hỏi 1 (trang 39 Chuyên đề Ngữ văn 10):
Bạn hãy tóm tắt quy trình viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu văn học dân gian theo mẫu sau:
Trả lời:
Câu hỏi 2 (trang 39 Chuyên đề Ngữ văn 10):
Trả lời:
- HS tích cực tập trung luyện tập kĩ năng lập dàn ý
+ Mở bài: Xác định được vấn đề của bài báo cáo
+ Thân bài:
Xác lập các luận điểm chính
Tìm ra các luận cứ, các dẫn chứng minh họa cho các luận điểm
Đưa ra ví dụ minh họa.
+ Kết bài:
Khái quát được vấn đề cần báo.
Đưa đề mục cho bài báo cáo.
Câu hỏi 3 (trang 39 Chuyên đề Ngữ văn 10):
Trả lời:
Tập trung vào luyện tập kĩ năng viết phần Tóm tắt bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Hiện tượng này dẫn đến vấn đề nào?
- Hoàn cảnh nào tác động đến vấn đề nghiên cứu?
- Bạn nghiên cứu vấn đề này nhầm mục đích gì? Đề tài mang lại những kiến thức nào mới mẻ?
- Bạn đã sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu nó?
- Kết quả nhận được sau khi làm là gì?
=> HS thực hiện các bài tập này tại lớp theo hình thức cá nhân, sau đó chia sẻ sản phẩm để cả lớp góp ý, rút kinh nghiệm. Có thể sử dụng các phương pháp làm mẫu và phương pháp nói to suy nghĩ để trực quan hóa các kĩ năng này.
II. Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề của văn học dân gian
Có nhiều trường hợp, bạn cần chuyển bài báo cáo kết quả nghiên cứu văn học dân gian đã viết thành một bài thuyết trình, chẳng hạn: thuyết trình trước lớp cho một chuyên đề văn học dân gian; tham gia buổi tọa đàm nghiên cứu văn học dân gian; tham gia tuần lễ văn hóa dân gian, giao lưu với bạn bè quốc tế;… Phần bài học này sẽ giúp bạn chuẩn bị một bài thuyết trình hiệu quả.
1. Xác định đề tài/ vấn đề, không gian, thời gian nói
Mục đích của bài nói là trình bày kết quả nghiên cứu, sao cho người nghe nắm được và cảm thấy thuyết phục. Do đó, bạn cần tự hỏi: Người nghe có thể là ai? Bạn sẽ nói ở đâu? Bài thuyết trình có thời gian bao lâu? Bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi với người nghe?
Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Vấn đề dị bản của các tác phẩm bạn đang nghiên cứu.
Các hình thức diễn xướng, các không gian văn hóa dân gian gắn bó với hiện tượng văn học dân gian bạn đang nghiên cứu.
Ý kiến, quan điểm của các chuyên gia về vấn đề văn học dân gian bạn đang nghiên cứu.
Những hiện tượng văn học dân gian mang bản sắc riêng của địa phương.
…
Tùy vào mục đích của buổi thuyết trình và đối tượng người nghe, bạn hãy dự kiến và chuẩn bị nội dung trao đổi để luôn chủ động khi nói.
Lập dàn ý
Để dễ dàng làm chủ bài nói, cũng như giúp người nghe dễ theo dõi, bạn cần tóm tắt lại hệ thống ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ, trình bày trên giấy hoặc trên phần mềm trình chiếu.
Khi thuyết trình kết quả nghiên cứu, bạn có thể triển khai theo trình tự theo sau:
Lí do chọn đề tài: bối cảnh nghiên cứu, ý nghĩa, vai trò của đề tài nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu: những câu hỏi, giả thuyết bạn đặt ra trước khi tiến hành nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: nêu những phương pháp bạn lựa chọn và cách bạn áp dụng các phương pháp ấy vào nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: kết quả bạn thu được là gì? Kết quả ấy giúp khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu?
Kết luận: từ kết quả nghiên cứu, thông điệp của bạn là gì? Trên cơ sở đó, bạn có đề xuất giải pháp gì?
Tùy vào thời gian mà bạn lựa chọn nội dung nói cho phù hợp, nhưng cần chú ý nhấn mạnh vào kết quả nghiên cứu.
3. Luyện tập và trình bày
Khi luyện tập, bạn lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với bài thuyết trình kết quả nghiên cứu khoa học, sử dụng ngôn ngữ khách quan, sắc thái biểu cảm trung tính, hệ thống thuật ngữ cần chuẩn xác, thống nhất.
Khi trình bày, bạn nên dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước, trình bày từ khái quát đến cụ thể, kết nối nội dung bài nói với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ.
4. Trao đổi và đánh giá
Khi trao đổi, bạn nên có thái độ cầu thị, lắng nghe và trả lời những ý kiến quan trọng của người nghe.
Trong vai của người trình bày, bạn tự đánh giá bài nói của mình; trong vai trò người nghe, bạn nghe và đánh giá bài nói của người khác dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 42)
Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 50)
Soạn bài Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xuất (trang 65)
Soạn bài Quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hóa (trang 71)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo