Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng

Với giải Bài 9.5 trang 30 SBT Vật Lí 8 biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 8. Mời các bạn đón xem:

1 2,743 22/10/2024


Giải SBT Vật lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển

Bài 9.5 trang 30 SBT Vật Lí 8: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.

a, Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3.

b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

*Phương pháp giải:
- tính V của căn phòng trước. Bết D của không khí thì ta sẽ tìm ra được lượng khối lượng của không khí trong căn phòng
- áp dụng công thức trọng lượng: P=10m
*Lời giải:

Thể tích của phòng là: V = 4.6.3 = 72 (m3)

a) Khối lượng không khí trong phòng là:

m = V.D = 72.1,29 = 92,88 (kg)

b) Trọng lượng của không khí trong phòng là:

P = m.10 = 92,88.10 = 928,8 (N)

* Lý thuyết cần nắm và các dạng toán về áp suất:

Áp suất chất lỏng

P = d . h

Trong đó:

+ h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)

+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

+ p là áp suất của điểm xét (N/m2hay Pa)

Chú ý:

- d = 10.D với D là khối lượng riêng của chất lỏng.

- Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ cao h) thì có độ lớn như nhau.

Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm (ảnh 1)

Áp suất trên bề mặt S bị ép

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

p = FS

Trong đó:

+ F là áp lực (N)

+ S là diện tích bị ép (m2)

+ p là áp suất (N/m2)

Chú ý: đơn vị của áp suất là niutơn trên mét vuông (N/m2) còn gọi là paxcan (Pa).

1 Pa = 1 N/m2

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Áp suất khí quyển (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Giải SBT Vật lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển

Xem thêm lời giải sách bài tập Vật lí lớp 8 hay, chi tiết khác:

Bài 9.1 trang 30 SBT Vật Lí 8: Càng lên cao thì áp suất khí quyển: càng tăng càng giảm không thay đổi...

Bài 9.2 trang 30 SBT Vật Lí 8: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước...

Bài 9.3 trang 30 SBT Vật Lí 8: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ...

Bài 9.4 trang 30 SBT Vật Lí 8: Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng...

Bài 9.6 trang 30 SBT Vật Lí 8: Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp...

Bài 9.7 trang 30 SBT Vật Lí 8: Trong thí nghiệm Tô – ri – xe – li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng ...

Bài 9.8 trang 31 SBT Vật Lí 8: Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra...

Bài 9.9 trang 31 SBT Vật Lí 8: Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm chỉ vì bề dày của khí quyển ...

Bài 9.10 trang 31 SBT Vật Lí 8: Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg. Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa...

Bài 9.11 trang 31 SBT Vật Lí 8: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75 cmHg...

Bài 9.12 trang 31 SBT Vật Lí 8: Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2)...

1 2,743 22/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: