Lý thuyết Tụ điện – Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Vật lí lớp 11 Bài 14: Tụ điện chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Vật lí 11.

1 1285 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 11 Bài 14: Tụ điện

A. Lý thuyết Tụ điện

1. Điện môi trong điện trường

Những vật được cấu tạo từ các chất chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho điện tích chạy qua được gọi là điện môi hay vật cách điện. 

Ví dụ: nhựa, cao su, sứ, thuỷ tinh,... Khi tích điện cho khối điện môi, điện tích dư sẽ nằm ngay tại vị trí được đưa vào.

Mỗi chất điện mới được đặc trưng bởi hàng số điện môi, kí hiệu là ε. 

Lý thuyết Tụ điện – Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Tụ điện

a. Khái niệm tụ điện

Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn được gọi là một bản của tụ điện.

Dựa vào hình dạng của tụ điện, người ta chia tụ điện thành các loại: tụ điện phẳng, tụ điện trụ và tụ điện cầu.

Lý thuyết Tụ điện – Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Điện dung của tụ điện

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ, kí hiệu là C và được xác định bởi: C = Q/U

Trong hệ SI, điện dung có đơn vị là fara (F).

3. Ghép tụ điện

a. Bộ tụ ghép nối tiếp

Điện dung của bộ tụ ghép nối tiếp được xác định:

Lý thuyết Tụ điện – Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Bộ tụ ghép song song

Điện dung của bộ tụ ghép song song được xác định:

Cb = C1 + C2 +…+ Cn

Sơ đồ tư duy "Tụ điện''

Lý thuyết Tụ điện – Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Bài tập Tụ điện

Đang cập nhật....

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lý 11 sách Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

Lý thuyết Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

Lý thuyết Bài 17: Điện trở. Định luật OHM

Lý thuyết Bài 18: Nguồn điện

Lý thuyết Bài 19: Năng lượng điện. Công suất điện

1 1285 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: