Lý thuyết Tách kim loại và tái chế kim loại– Hóa lớp 12 Cánh diều

Với lý thuyết Hóa lớp 12 Bài 15:  Tách kim loại và tái chế kim loại chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Hóa 12.

1 4 11/08/2024


Lý thuyết Hóa 12 Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại- Cánh diều

A. Lý thuyết Tách kim loại và tái chế kim loại

I. Trạng thái tự nhiên của kim loại

Các nguyên tố kim loại tồn tại trong vỏ Trái Đất, nước mặt, nước ngầm và cơ thể sinh vật

+ Trong vỏ Trái Đất, đa số các nguyên tố kim loại tồn tại ở dạng hợp chất oxide và muối không tan, một số kim loại quý tồn tại ở dạng đơn chất và hợp kim

+ Trong nước mặt và nước ngầm, các nguyên tố kim loại tồn tại ở dạng cation như Na+, Mg2+, Ca2+

+ Trong cơ thể sinh vật, nguyên tố calcium có trong xương và răng; các nguyên tố như potassium, sắt, đồng,… có trong máu

II. Phương pháp tách kim loại

1. Phương pháp tách các kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu

- Phương pháp nhiệt luyện: Thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu như Z, Fe, Sn, Pb, Cu,… ra khỏi các oxide bằng các chất khử phù hợp và phổ biến như C, CO,… ở nhiệt độ cao

- Phương pháp thủy luyện: thường được dùng để tách những kim loại hoạt động hóa học yếu như Cu, Ag, Au,… ra khỏi dung dịch muối của chúng bằng các kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,….

2. Phương pháp tách kim loại hoạt động hóa học mạnh

Phương pháp điện phân dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học mạnh

III. Tái chế kim loại

1. Nhu cầu tái chế kim loại

Nhu cầu sử dụng kim loại của con người ngày càng lớn. Tái chế để đáp ứng nhu cầu sử dụng và góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Thực tiễn tái chế kim loại

Lý thuyết Tách kim loại và tái chế kim loại (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Tách kim loại và tái chế kim loại

Đang cập nhật …

C. Sơ đồ tư duy Tách kim loại và tái chế kim loại

1 4 11/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: