Lý thuyết Nguồn điện hoá học– Hóa lớp 12 Cánh diều

Với lý thuyết Hóa lớp 12 Bài 11:  Nguồn điện hoá học chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Hóa 12.

1 107 10/08/2024


Lý thuyết Hóa 12 Bài 11: Nguồn điện hoá học- Cánh diều

A. Lý thuyết Nguồn điện hoá học

I. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Pin Galvani

1. Cấu tạo

Một pin Galvani được tạo nên từ hai cặp oxi hóa – khử khác nhau (ví dụ Cu2+/Cu và Zn2+/Zn, gọi là pin Galvani Zn – Cu) thường có cấu tạo như sau:

Lý thuyết Nguồn điện hoá học (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 2)

Hai dung dịch muối trong pin Galvani được nối với nhau bởi một cầu muối.

2. Nguyên tắc hoạt động

Nguyên tắc hoạt động của pin Galvani dựa trên phản ứng oxi hóa – khử tự diễn biến, trong đó electron chuyển từ cực âm sang cực dương thông qua một dây dẫn điện.

Ví dụ:

Lý thuyết Nguồn điện hoá học (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

3. Sức điện động của pin điện hóa

Sức điện động chuẩn cuẩ pin (Epino) tạo từ hai cặp oxi hóa – khử Xm+/X và Yn+/Y (trong đó EXn+/Xo<EYn+/Yo) được tính theo công thức sau: Epino=EYn+/YoEXm+/Xo

II. Giới thiệu một số loại pin thông dụng khác

1. Acquy

Acquy là một loại pin có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách sạc điện. Acquy thường được phân loại dựa theo bản chất vật liệu làm điện cực.

2. Pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu là loại pin biến đổi trực tiếp năng lượng hóa học (hóa năng) thành điện năng nhờ quá trình oxi hóa gián tiếp nhiên liệu diễn ra trong pin. Chất oxi hóa thường dùng trong pin nhiên liệu là oxygen

3. Pin mặt trời

Pin mặt trời là loại pin biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

B. Trắc nghiệm Nguồn điện hoá học

Đang cập nhật …

C. Sơ đồ tư duy Nguồn điện hóa học

1 107 10/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: