Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 10.

1 1,394 12/02/2023


Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

A. Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

I. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người.

- Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau, cả khoa học xã hội nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công nghệ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHÁC

- Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu, nhưng mỗi khoa học chỉ nghiên cứu một lĩnh vực nhất định. Trong quá trình hình thành và phát triển, Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác luôn thể hiện mối liên hệ mật thiết với nhau.

- Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác về bối cảnh hình thành, phát triển; xác định rõ những nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động đến quá trình hình thành, phát triển; dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này.

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,... thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện, phương tiện, phương pháp,... giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Kiến trúc nhà mồ Tây Nguyên

III. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

1. Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo sự vận động phát triển, phục vụ cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ chủ động trong hoạt động xây dựng và phát triển.

- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử qua các thời kì, giúp cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ bản chất của sự hình thành và phát triển, xác định đúng vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát triển.

- Phục dựng lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, từ đó rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, lí giải nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

2. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học

- Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ tuỳ theo đối tượng và kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp những tri thức, kĩ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học để nghiên cứu về con người và xã hội loài người. Khoa học công nghệ giúp nhận ra được sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.

- Thành tựu phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển và những tác động, hệ quả, ý nghĩa của các khoa học trong sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Ứng dụng công nghệ tương tác 3D trong giới thiệu, trưng bày chủ đề “Văn hóa Đông Sơn” (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?

A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.

B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.

C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.

D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.

Đáp án: B

Giải thích: Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,…; thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện, phương tiện, phương pháp,… giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn. (SGK - Trang 15)

Câu 2. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?

A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.

B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.

C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong quá trình hình thành và phát triển, Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác luôn thể hiện mối liên hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau:

- Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác về bối cảnh hình thành và phát triển; xác định rõ những nhân tố (chủ quan và khác quan) tác động đến quá trình hình thành, phát triển; dự báo xu hướng vận động và phát triển cho các ngành khoa học này.

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,…; thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện, phương tiện, phương pháp,… giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn. (SGK - Trang 15)

Như vậy, đáp án đúng là mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?

A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.

B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.

C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.

D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

Đáp án: A

Giải thích: Vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác: Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác về bối cảnh hình thành và phát triển; xác định rõ những nhân tố (chủ quan và khác quan) tác động đến quá trình hình thành, phát triển; dự báo xu hướng vận động và phát triển cho các ngành khoa học này. (SGK - Trang 15)

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?

A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.

B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.

C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.

D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học:

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu, giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện, sâu sắc, kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác,…

- Thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện, phương tiện, phương pháp,… giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn. (SGK - Trang 15)

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.

B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.

C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.

D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

Đáp án: B

Giải thích:

Sử học hỗ trợ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng theo quy luật lịch sử. Cụ thể là:

- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo sự vận động phát triển, phục vụ cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ chủ động trong hoạt động xây dựng và phát triển.

- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử qua các thời kì, giúp cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ bản chất của sự hình thành và phát triển, xác định đúng vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát triển.

- Phục dựng lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, từ đó rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, lí giải nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai. (SGK - Trang 16)

Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

A. Là nơi lưu giữ những tri thức lịch sử của xã hội loài người.

B. Là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu lịch sử.

C. Giúp nhà sử học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu về quá khứ.

D. Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.

Đáp án: D

Giải thích:

Các ngành khoa học tự nhiên (Sinh học, Hoá học, Vật lí,...) và công nghệ tùy theo đối tượng và kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp những tri thức, kĩ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học để nghiên cứu về con người và xã hội loài người. Khoa học công nghệ giúp nhận ra được sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.

Thành tựu phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển và những tác động, hệ quả, ý nghĩa của các khoa học trong sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình. (SGK - Trang 16)

Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?

A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.

B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ.

C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người.

D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.

Đáp án: A

Giải thích: Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người. (SGK - Trang 14)

Câu 8. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì

A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.

B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.

C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.

D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.

Đáp án: B

Giải thích: Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành. Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người. Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người. (SGK - Trang 14)

Câu 9. Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?

A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.

B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.

C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.

D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.

Đáp án: B

Giải thích:

Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành vì:

- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người.

- Sử học có khả năng liên kết các môn khoa học, các ngành khoa học với nhau, cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công nghệ. (SGK - Trang 14)

Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là

A. các hành tinh.

B. các sinh vật trên Trái Đất.

C. xã hội loài người.

D. các hiện tượng tự nhiên.

Đáp án: C

Giải thích: Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác (Xã hội học, Đô thị học, Địa lí học, Kinh tế học, Lịch pháp học,…) đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu, nhưng mỗi khoa học chỉ nghiên cứu một lĩnh vực nhất định. (SGK - Trang 15)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Lý thuyết Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Lý thuyết Bài 6: Văn minh Ai Cập

Lý thuyết Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Lý thuyết Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại

1 1,394 12/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: