Lý thuyết Cường độ dòng điện – Vật lí 11 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Vật lí lớp 11 Bài 22: Cường độ dòng điện chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Vật lí 11.

1 3,597 29/08/2023


Lý thuyết Vật lí 11 Bài 22: Cường độ dòng điện 

A. Lý thuyết Cường độ dòng điện 

I. Cường độ dòng điện

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là độ lớn của điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian, càng lớn thì dòng điện chạy qua càng mạnh.

 Lý thuyết Cường độ dòng điện – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức I = Δq/Δt, với đơn vị của cường độ dòng điện là A, của điện lượng là C, của thời gian là s.
Từ công thức trên ta có: Δq = I.Δt.

- Đơn vị điện lượng C được định nghĩa là tổng điện lượng của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1s bởi dòng điện có cường độ 1A, hay 1C = 1As.

II. Liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện

1. Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại

- Electron tự do trong kim loại có thể chuyển động tự do.

- Khi dây dẫn kết nối với nguồn điện thì trong dây dẫn xuất hiện điện trường.

- Các electron mang điện tích âm dịch chuyển ngược chiều với hướng của điện trường, tạo ra dòng điện (Hình 22.3).

- Chiều dòng điện trong mạch được quy ước từ cực dương đến cực âm của nguồn điện.

- Trong kim loại, dòng điện được tạo ra bởi các electron dịch chuyển ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.

 Lý thuyết Cường độ dòng điện – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện

- Nếu gọi:

+ S: diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn.

+ n: mật độ hạt mang điện (số electron tự do trong một đơn vị thể tích của dây dẫn).

+ v: tốc độ dịch chuyển có hướng của electron.

+ e: độ lớn điện tích của electron.

- Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian At là: N = nSv.Δt.

- Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là: Δq = N e = Snve.Δt.

- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại được tính bằng công thức: I = Snve.

 Lý thuyết Cường độ dòng điện – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy về “Cường độ dòng điện”

  Lý thuyết Cường độ dòng điện – Vật lí 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Bài tập Cường độ dòng điện

Câu 1. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 10s là 10,25.1019 electron. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là

A. 1,025 A.

B. 1,64 A.

C. 10,25 mA.

D. 0,164 A.

Áp dụng công thức I=ΔqΔt=N.|e|Δt=10,25.1019.1,6.101910=1,64(A)

Đáp án đúng là B.

Câu 2: Trong dây dẫn kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt

A. điện tích dương.

B. hạt proton.

C. hạt electron tự do.

D. hạt điện tích âm.

Trong dây dẫn kim loại, dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do.

Đáp án đúng là C

Câu 3. Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ 50 μA. Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là

A. 3,75.1014 hạt.

B. 3,35.1014 hạt.

C. 3,125.1014 hạt.

D. 50.1015 hạt.

Áp dụng công thức I=ΔqΔt=N.|e|ΔtN=I.Δt|e|=50.106.11,6.1019=3,125.1014

Đáp án đúng là C.

Câu 4. Một dây dẫn kim loại có điện lượng q = 30 C đi qua tiết diện của dây trong 2 giây. Số electron qua tiết diện của dây trong 1s là

A. 9,375.1019 hạt.

B. 15,625.1017 hạt.

C. 9,375.1018 hạt.

D. 3,125.1018 hạt.

Lượng điện tích di chuyển qua điện trở trong 1s là ∆q = q2 = 15 C.

Số electron qua tiết diện dây trong 1 s là N=Δq1,6.1019=151,6.1019=9,375.1019.

Đáp án đúng là A.

Câu 5: Đơn vị của cường độ dòng điện là

A. Ampe.

B. Cu lông.

C. Vôn

D. Jun.

Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là chữ A.

Đáp án đúng là A.

Câu 6. Chọn câu đúng.

A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.

B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.

C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.

D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

A – đúng.

B – sai vì nhiệt độ tăng thì điện trở tăng, cường độ dòng điện giảm.

C – sai vì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có công thức I=qt nên cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.

D – sai vì tùy từng môi trường, hạt tải điện sẽ là các hạt khác nhau.

Đáp án đúng là A.

Câu 7: Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?

A. 25C

B. 2,5 C

C. 0,25 C

D. 0,025C

Áp dụng công thức q = I.t = 5.0,5 = 2,5 C.

Đáp án đúng là B

Câu 8. Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của

A. hạt electron

B. hạt notron

C. có điện tích dương

D. hạt điện tích âm.

Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của các hạt mang điện dương.

A, D – sai vì đó là các hạt mang điện tích âm.

B – sai vì hạt notron không mang điện.

Đáp án đúng là C.

Câu 9. Câu nào sau đây là sai?

A. Trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược chiều chuyển động của các êlectron tự do.

B. Chiều dòng điện trong kim loại là chiều dịch chuyển của các ion dương.

C. Chiều dòng điện quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

A – đúng.

B – sai vì chiều dòng điện trong kim loại có chiều ngược chiều chuyền động động của của các electron tự do.

C – đúng.

D – đúng.

Đáp án đúng là B

Câu 10. Trong thời gian 5 s có một điện lượng Δq = 2,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng điện. Cường độ dòng điện qua đèn là

A. 0,5 A.

B. 2,5 A

C. 5,0 A.

D. 0,75 A.

Áp dụng công thức I =ΔqΔt=2,55=0,5 (A)

Đáp án đúng là A.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lí 11 sách Kết nối tri thức, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Tụ điện

Lý thuyết Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm

Lý thuyết Bài 24: Nguồn điện

Lý thuyết Bài 25: Năng lượng và công suất điện

Lý thuyết Bài 26: Khúc xạ ánh sáng

1 3,597 29/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: