Trang chủ Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 6: Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 6: Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng có đáp án

  • 898 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

15/07/2024

Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:

2N2O5(g) → 4NO2 (g) + O2 (g)

Tại thời điểm ban đầu, nồng độ của N2O5 là 0,02M; Sau 100s, nồng độ N2O5 còn 0,0169M. Tốc độ trung bình của phản ứng phân hủy N2O5 trong 100 s đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100s đầu tiên là:

\[\overline \upsilon   = - \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{{N_2}{O_5}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{2}.\frac{{(0,0169 - 0,02)}}{{100 - 0}} = 1,{55.10^{ - 5}}(M{s^{ - 1}})\]


Câu 2:

23/07/2024

Phản ứng của H2 với I2 là phản ứng đơn giản:

H2(g) + I2(g) → 2HI(g)

Nếu nồng độ của I2 tăng gấp đôi, thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng được viết dưới dạng:

\[\upsilon = k{C_{{H_2}}}{C_{{I_2}}}\]

Khi nồng độ của I2 tăng gấp đôi thì: \[{\upsilon ^'} = k{C_{{H_2}}}2{C_{{I_2}}} = 2k{C_{{H_2}}}{C_{{I_2}}} = 2\upsilon \].

Vậy tốc độ phản ứng tăng 2 lần.


Câu 3:

23/07/2024

Cho phản ứng \[3{O_2}(g) \to 2{O_3}(g)\]

Ban đầu nồng độ oxygen là 0,024M. Sau 5s thì nồng độ của oxygen là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên trong 5s đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo oxygen:

\[\bar v = - \frac{1}{3}\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{3} \times \frac{{0,02 - 0,024}}{{5 - 0}} = {\rm{ 2,67}}.{\rm{1}}{{\rm{0}}^{ - 4}}{\rm{ (M}}\,{{\rm{s}}^{ - 1}})\]


Câu 4:

23/07/2024

Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:

2N2O5 (g) → 4NO2 (g) + O2 (g)

Nồng độ ban đầu của NO2 là 0 M, sau 100 s là 0,0062 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100s đầu tiên là:

\[\overline \upsilon   = \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {C_{N{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{4}.\frac{{(0,0062 - 0)}}{{100 - 0}} = 1,{55.10^{ - 5}}(M{s^{ - 1}})\]


Câu 5:

19/07/2024

Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng sau:

2H2O2 → 2H2O + O2

Tại thời điểm ban đầu, thể tích khí oxygen là 0 cm3, sau thời gian 15 phút thể tích khí oxygen là 16 cm3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là

\[\overline \upsilon   = \frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{(16 - 0)}}{{(15 - 0)}}\]≈ 1,067 cm3 phút-1.


Câu 6:

23/07/2024

Cho phản ứng hóa học sau:

Mg (s) + 2HCl (aq) → MgCl2 (aq) + H2 (g)

Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm tử 0,6 M về còn 0,4 M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo HCl trong 40 giây là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tốc độ trung bình của phản ứng theo HCl trong 40 giây là:

            \[\overline v = - \frac{1}{2}\frac{{\Delta {C_{HCl}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{2}.\frac{{(0,4 - 0,6)}}{{40}} = 2,5 \times {10^{ - 3}}(M/s)\]


Câu 7:

21/07/2024

Cho phản ứng đơn giản sau (xảy ra trong bình kín):

2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g)

Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O2 không đổi thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ của phản ứng được viết dưới dạng:

                                          \[v = kC_{NO}^2{C_{{O_2}}}\]

Khi nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O2 không đổi thì:

\[v' = k{(2{C_{NO}})^2}{C_{{O_2}}} = 4kC_{NO}^2{C_{{O_2}}} = 4v\]

Hay tốc độ phản ứng tăng 4 lần.


Câu 8:

21/07/2024

Cho phương trình hóa học sau: CHCl3 (g) + Cl2 (g) → CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 2 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng được viết dưới dạng:

\[\upsilon {\rm{ }} = k.{C_{CHC{l_3}}}.{C_{C{l_2}}}\]

Khi nồng độ của CHCl3 giảm 2 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên ta có:

\[\upsilon '{\rm{ }} = k.\frac{{{C_{CHC{l_3}}}}}{2}.{C_{C{l_2}}} = \frac{\upsilon }{2}\]

Vậy khi nồng độ của CHCl3 giảm 2 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ giảm đi một nửa.


Câu 9:

27/10/2024

Cho phản ứng hóa học sau:

2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g)

Trong khoảng thời gian 420 giây, nồng độ SO2 giảm từ 0,027 M xuống 0,0194 M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO2 trong khoảng thời gian trên là

Xem đáp án

Đáp án đúng : D

* Lời giải:

Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO2 trong 420 giây là:

 \(\overline v = - \frac{1}{2} \times \frac{{\Delta {C_{S{O_2}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{2} \times \frac{{(0,0194 - 0,0270)}}{{420}} \approx 9 \times {10^{ - 6}}(M/s)\)

* Phương pháp giải:

 - Áp dụng côngt hức tính tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ:

v¯=1a×ΔCAΔt=1b×ΔCBΔt=1c×ΔCCΔt=1d×ΔCDΔt 

* Lý thuyết cần nắm thêm về tốc độ phản ứng hóa học:

1) Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

- Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.

- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian).

- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

- Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó

Tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học

Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

v¯=1a×ΔCAΔt=1b×ΔCBΔt=1c×ΔCCΔt=1d×ΔCDΔt 

Trong đó:

v¯: tốc độ trung bình của phản ứng

∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ

∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian

C1, C2 là nồng độ của một chất tại hai thời điểm tương ứng t1 và t2.

2) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

Ảnh hưởng của nồng độ

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: Nồng độ của các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.

Chú ý: Khi các chất phản ứng va chạm đúng hướng và đủ năng lượng dẫn đến xảy ra phản ứng, gọi là va chạm hiệu quả.

Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: Ở nhiệt độ thường, các chất phản ứng chuyển động với tốc độ nhỏ; khi tăng nhiệt độ; các chất sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn, dẫn đến tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.

- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:

                                                vt2vt1=γt2t110 

Trong đó:

+ vt1;vt2là tốc độ phản ứng ở hai nhiệt độ t1 và t2;

+ γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

Chú ý: Quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.

Ảnh hưởng của áp suất

- Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.

- Giải thích: Khi tăng áp suất thì nồng độ chất khí tăng, nên tốc độ phản ứng tăng.

Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: Khi tăng diện tích tiếp xúc của chất phản ứng, số va chạm hiệu quả tăng dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Ảnh hưởng của chất xúc tác

 Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng và chất khi kết thúc phản ứng.

- Chất xúc tác được ghi trên mũi tên trong phương trình hóa học.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 16 (Cánh diều): Tốc độ phản ứng hóa học 

Giải Hóa 10 Bài 16 - Cánh diều: Tốc độ phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án - Hóa học lớp 10 


Câu 10:

12/07/2024

Cho phản ứng xảy ra như sau:

H2 (g) + Cl2 (g)  → 2HCl (g)

Công thức đúng để xác định tốc độ trung bình của phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

H2 (g) + Cl2 (g)  → 2HCl (g)

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

\(\overline v = \frac{{ - \Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{ - \Delta {C_{C{l_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_{HCl}}}}{{2\Delta t}}\)


Câu 11:

23/07/2024

Phản ứng 3H2 (g) + N2 (g) → 2NH3 (g) có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tốc độ phản ứng bằng \[\frac{1}{3}\] tốc độ mất đi của H2 và bằng \[\frac{1}{2}\] tốc độ hình thành của NH3.

     \[\overline v = \frac{1}{3}{v_{{H_2}}} = \frac{1}{2}{v_{N{H_3}}} \Rightarrow {v_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{v_{N{H_3}}}\]


Câu 12:

18/07/2024

Thiết bị sau có thể được sử dụng để đo tốc độ phản ứng của một số phản ứng hóa học:

Thiết bị sau có thể được sử dụng để đo tốc độ phản ứng của một số phản ứng  (ảnh 1)

Cho các phản ứng sau:

(1) AgNO3(aq) + HCl(aq) → AgCl(s) + HNO3(aq)
(2) 2H2O2(aq) 2H2O(l) + O2(g)
(3) MgO(s) + 2HCl (aq) → MgCl2(aq) + H2O(l)
(4) ZnCO3(s) + 2HCl (aq) → ZnCl 2(aq) + CO2(g) + H2O(l)

Hai phản ứng phù hợp với thiết bị trên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thiết bị này được sử dụng để đo tốc độ của một số phản ứng hóa học có sản phẩm thu được là chất khí nên phản ứng số (2) và (4) thỏa mãn thiết bị trên.

(2) 2H2O2(aq) 2H2O(l) + O2(g)

(4) ZnCO3(s) + 2HCl (aq) → ZnCl 2(aq) + CO2(g) + H2O(l)


Câu 13:

16/07/2024

Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB ® cC + dD

Gọi DCA, DCB, DCC, DCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB ® cC + dD

Gọi DCA, DCB, DCC, DCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:

\[{v_{tb}} = - \frac{1}{a} \cdot \frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b} \cdot \frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c} \cdot \frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d} \cdot \frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\]


Câu 14:

21/07/2024

Xét phản ứng đơn giản sau: 2NO (g) + O2 (g) ® 2NO (g).

Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được thể hiện bằng biểu thức:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét phản ứng: 2NO (g) + O2 (g) ® 2NO (g).

Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức: \[v = k \cdot C_{NO}^2 \cdot {C_{{O_2}}}\].


Câu 15:

18/07/2024

Đâu là đơn vị tốc độ phản ứng ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đơn vị tốc độ phản ứng là: (đơn vị nồng độ) (đơn vị thời gian)−1

Ví dụ: mol L−1 s−1; M s−1.


Câu 16:

23/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương, do đó phải thêm dấu trừ trong biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.


Câu 17:

14/07/2024

Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2 (g) 2NH3 (g).

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 và N2 đều tăng 2 lần?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo định luật tác dụng khối lượng: \(v = kC_{{H_2}}^3C_{{N_2}}^{}\)

Nếu nồng độ H2 và N2 đều tăng lên 2 lần, ta có:

 \(v' = k{\left( {2.C_{{H_2}}^{}} \right)^3}\left( {2.C_{{N_2}}^{}} \right) = 16 \cdot kC_{{H_2}}^3C_{{N_2}}^{} = 16v.\)

Vậy tốc độ phản ứng tăng 16 lần.


Bắt đầu thi ngay