Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 2: Phép cộng phép trừ số nguyên có đáp án
Dạng 4: Các bài toán về phép cộng phép trừ số nguyên trong thực tế có đáp án
-
633 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Trong một ngày, nhiệt độ lúc trưa của New York là 1℃, đến tối nhiệt độ giảm 5℃. Hỏi nhiệt độ lúc tối ở New York là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Do nhiệt độ buổi tối giảm 5℃ so với buổi trưa nên nhiệt độ lúc tối ở New York là:
1 – 5 = 1 + (-5) = -(5- 1) = -4℃
Câu 2:
22/07/2024Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện bình thường. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39℃, nhiệt độ sôi của thủy ngân là 357℃. Tính số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân.
Đáp án đúng là: C
Số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là:
357 – (-39) = 357 + 39 = 396℃.
Câu 3:
22/07/2024Một chiếc diều bay lên đến độ cao 20m (so với mặt đất), sau đó giảm 6m rồi gặp gió lại lên 7m. Hỏi cuối cùng chiếc diều ở độ cao bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Độ cao của chiếc diều khi đang ở độ cao 20m, sau đó giảm 6m rồi lại lên 7m là:
20 – 6 + 7 = 14 + 7 = 21(m)
Vậy độ cao cuối cùng của chiếc diều đó là 21m.
Câu 4:
22/07/2024Một chung cư có 25 tầng và 2 tầng hầm (tầng trệt được đặt là tầng G, các tầng trên (lầu) được đánh số từ thấp đến cao là 1; 2; 3; …; 25 (tầng cao nhất là 25), các tầng hầm được đánh số từ cao xuống thấp là B1; B2). Một thang máy đang ở tầng 15, sau đó đi lên 7 tầng và xuống 20 tầng rồi lại lên 2 tầng.
Hỏi cuối cùng thì thang máy dừng lại ở tầng nào?
Đáp án đúng là: D
Ta áp dụng các số nguyên để giải bài toán này:
+) Dùng số 0 để chỉ tầng G;
+) Dùng các số nguyên dương 1; 2; 3; …; 25 để chỉ các tầng lầu;
+) Dùng các số nguyên âm -1 và -2 để chỉ lần lượt các tầng hầm B1 và B2.
Khi thang máy đi lên, ta sử dụng phép cộng. Khi thang máy đi xuống, ta sử dụng phép trừ.
Thang máy đang ở tầng 15, sau đó đi lên 7 tầng, và xuống 20 tầng rồi lại lên 2 tầng, vậy tầng mà nó đến là:
15 + 7 – 20 + 2 = 22 –20+ 2 = 2 + 2 = 4.
Vậy thang máy đang ở tầng 4.
Câu 5:
22/07/2024Ông Ác-si-mét sinh năm 287 trước Công nguyên. Trước đó 283 năm thì ông Py-ta-go ra đời. Hỏi ông Py-ta-go sinh năm bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Ông Ác-si-mét sinh năm 287 trước Công nguyên có thể hiểu là ông sinh năm -287.
Trước đó 283 năm thì ông Py-ta-go ra đời. Vậy năm sinh của ông ty-ta-go là:
(-287) – 283 = (-287) + (-283) = -(287 + 283) = -570.
Vậy ông Anh-xtanh sinh năm 570 trước Công nguyên.
Câu 6:
22/07/2024Tính tuổi thọ của nhà bác học Anh-xtanh, biết rằng ông sinh năm 1879 và mất năm 1955.
Đáp án đúng là: B
Tuổi thọ của nhà bác học Anh-xtanh là: 1955 – 1879 = 76 (tuổi).
Vậy tuổi thọ của nhà bác học Ac-si-mét là 76 tuổi.
Câu 7:
22/07/2024Tài khoản ngân hàng của bà Bình có 30
000
000 đồng. Trên điện thoại thông minh, bà Bình nhận được ba tin nhắn:
(1) Số tiền giao dịch -1
200
000 đồng;
(2) Số tiền giao dịch +2
500
000 đồng;
(3) Số tiền giao dịch -3
190
500 đồng.
Hỏi sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của bà Bình còn lại bao nhiêu tiền?
Đáp án đúng là B
Số tiền còn lại trong tài khoản của bà Bình sau ba lần giao dịch đó là:
30 000 000 + (-1
200
000) + 2
500
000 + (-3
190
500)
= 30 000 000 – 1
200
000 + 2
500
000 – 3
190
500
= 28 800 000 + 2 500 000 – 3
190
500
= 31 300 000 – 3
190
500
= 28 109 500 (đồng)
Câu 8:
22/07/2024Bạn Lương là khách quen của cửa hàng A nên có thể mua hàng trước, trả tiền sau. Hôm kia bạn Lương nợ cửa hàng đó 12 000 đồng, hôm qua bạn Lương lại nợ cửa hàng đó 48 000 đồng, hôm nay bạn Lương trả cửa hàng 26 000 đồng. Hãy dùng số nguyên để biểu diễn số tiền mà bạn Lương còn nợ cửa hàng đó?
Đáp án đúng là C
Do hôm kia bạn Lương nợ cửa hàng đó 12 000 đồng được biểu diễn là: -12 000 đồng; hôm qua bạn Lương lại nợ cửa hàng đó 48 000 đồng được biểu diễn là -48 000 đồng, hôm nay bạn Lương trả cửa hàng 26 000 đồng được biểu diễn là 26 000 đồng.
Số tiền mà bạn Lương còn nợ cửa hàng là:
-12 000 + -48 000 + 26 000 = -(12 000 + 48 000) + 26 000
= -60 000 + 26 000 = -(60 000 -26 000) = -34 000.
Vậy bạn Lương còn nợ cửa hàng 34 000 đồng.
Câu 9:
22/07/2024Trong trò chơi điện tử có cách tính điểm như sau: nếu thắng một ván cộng 30 điểm, thua một ván trừ 10 điểm. Hãy tính điểm của bạn Minh sau khi chơi 3 ván trong đó có ván thứ nhất thắng, ván thứ hai thua và ván thứ ba vẫn thua?
Đáp án đúng là: A
Vì thắng một ván cộng 30 điểm, thua một ván trừ 10 điểm nên số điểm của bạn Minh sau khi chơi 3 ván trong đó có ván thứ nhất thắng, ván thứ hai thua và ván thứ ba vẫn thua là:
30 – 10 – 10 = 20 – 10 = 10 (điểm).
Vậy số điểm của bạn Minh là 10 điểm.
Câu 10:
22/07/2024Công ty A có lợi nhuận 3 tháng đầu năm lần lượt là: -80 triệu đồng, 70 triệu đồng, 85 triệu đồng. Hỏi sau 3 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty A là bao nhiêu tiền?
Đáp án đúng là: D
Sau 3 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty A là:
-80 + 70 + 85 = -(80 – 70) + 85 = -10 + 85 = 85 – 10 = 75 (triệu đồng)
Vậy sau 3 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty A là 75 triệu đồng.
Bài thi liên quan
-
Dạng 1: Xác định thành phần dấu và phần số tự nhiên, tìm số đối của số nguyên có đáp án
-
10 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Dạng 2: Cộng, trừ hai số nguyên. có đáp án
-
10 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Dạng 3: Tính nhanh, tính hợp lí có đáp án
-
10 câu hỏi
-
30 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các dạng bài tập về tập hợp số nguyên có đáp án (824 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 2: Phép cộng phép trừ số nguyên có đáp án (632 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 3: Quy tắc dấu ngoặc có đáp án (520 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 4: Phép nhân, phép chia số nguyên có đáp án (764 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 5: Các dạng toán về ước và bội của một số nguyên có đáp án (670 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 5: Các bài toán về bội chung, bội chung nhỏ nhất có đáp án (6242 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên có đáp án (1190 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 CTST Bài 2. Biểu đồ tranh có đáp án (1184 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 4: Các bài toán về ước chung ước chung lớn nhất có đáp án (1115 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 3. Chu vi và diện tích một số tứ giác đã học có đáp án (1061 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 2: Các bài toán về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9 có đáp án (958 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các bài toán về quan hệ chia hết có đáp án (903 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 6: Các dạng toán về lũy thừa với số mũ tự nhiên có đáp án (832 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 CTST Bài 3. Biểu diễn dữ liệu trên bảng có đáp án (783 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 4: Các dạng toán về phép cộng và phép trừ số tự nhiên có đáp án (777 lượt thi)